Đảo Bác Sỹ Moreau

Tác giả : Herbert George Wells
  • Lượt đọc : 264
  • Kích thước : 0.77 MB
  • Số trang : 73
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 98
  • Số lượt xem : 1.048
  • Đọc trên điện thoại :
HG Wells (1866 – 1946), văn hào Anh, cùng với Jules Verne, là 1 trong 2 nhà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất mọi thời. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Cỗ Máy Thời Gian (The Time Machine – 1895), Đảo Bác Sỹ Moreau (Island of Doctor Moreau – 1896), Người Vô Hình (The Invisible Man – 1897), và Chiến Tranh Liên Hành Tinh (The War of the Worlds – 1898). Wells cũng là 1 sử gia cự phách. Bộ Đại Cương Lịch Sử Thế Giới (The Outline of History – 1919) của ông là 1 tác phẩm mẫu mực về sử học.

Đảo Bác Sỹ Moreau là tiểu thuyết thứ 3 trong đời viết văn của H G Wells. Truyện kể về 1 khoa học gia lập dị sống cùng người học trò, đơn độc trên đảo hoang vu, cách biệt với thế giới văn minh. 2 thầy trò từ năm này qua tháng khác chỉ miệt mài nghiên cứu. Ngoài họ ra, cùng trú ngụ trên đảo còn có 1 lũ thổ dân xấu xí, thú không ra thú, người không ra người. Lũ thổ dân từ đâu mà ra, tại sao lại xấu xí dị hình đến vậy? Ngòi bút tài tình của H G Wells sẽ dần dần tháo gỡ các nút thắt bí mật, đưa người đọc đến 1 thế giới kỳ bí, hoang đường…

Ra đời đến nay hơn trăm năm, Đảo Bác Sỹ Moreau vẫn không ngừng cuốn hút các thế hệ độc giả. Tác phẩm đã được các hãng điện ảnh lớn ở Hollywood 3 lần dựng thành phim: Lần đầu vào năm 1933, với sự tham gia diễn xuất của Charles Laughton và Béla Lugosi, lần hai vào năm 1977, với Burt Lancaster và Michael York, lần gần nhất năm 1996, với Marlon Brando và Val Kilmer.

Bản dịch này được thực hiện dần dần, như 1 thú tiêu khiển trong những lúc có thời gian rỗi. Lời văn có lẽ chưa được chuốt, đây đó ắt hẳn còn nhiều chỗ sai, mong được độc giả thể tất. Nguyên tác của H G Wells không có ghi chú. Các chú thích trong truyện đều của người dịch.
Nguyễn Minh

South Australia, 2011
***
Ngày 1 tháng 2 năm 1887, chiếc Lady Vain đâm nhằm tàu vô chủ, đắm tại vị trí 1 độ vĩ Nam,107 độ kinh Tây. Trong số hành khách mất tích có chú tôi, một thường dân tên gọi Edward Prendick. Chú tôi lên tàu Lady Vain tại cảng Callao (1).

Ngày 5 tháng 1 năm 1888, tức 11 tháng 4 ngày sau đó, tại 5 độ 3 phút vĩ Nam, 101 độ kinh Tây, người ta phát hiện chú Prendick đang trôi dạt trên một chiếc thuyền. Tên thuyền mờ quá, không đọc được, nhưng dường như đó là thuyền con của chiếc tàu buồm bị mất tích mang tên Ipecacuanha. Chú kể lại một câu chuyện thật lạ lùng, lạ đến nỗi ai cũng ngỡ chú đã phát điên. Về sau, chú lại bảo: từ khi tàu Lady Vain bị đắm, chú chẳng nhớ gì nữa. Các nhà tâm lý học khi ấy thảo luận mãi về chú. Họ cho rằng đấy là một trường hợp bị mất trí tạm thời, do sang chấn cả về thể xác và tâm lý mà ra.




Tôi là cháu ruột, cũng là người ăn thừa tự chú Prendick. Khi soạn lại giấy tờ của chú, tôi tìm được câu chuyện dưới đây. Xuất bản câu chuyện ấy hay không?Tùy ở quý vị.

Khắp quanh khu vực nơi chú tôi được cứu, chỉ có duy nhất một hòn đảo, tức hòn Noble, một đảo núi lửa nhỏ, không dân cư ngụ. Hồi năm 1891, tàu HMS Scorpion đã từng ghé đảo này. Thủy thủ tàu đổ bộ lên đảo, nhưng không tìm thấy một sinh vật sống nào, ngoại trừ mấy con bướm trắng, heo, thỏ, và vài giống chuột lạ. Như vậy, không có bằng chứng xác thực nào cho chi tiết lạ kỳ nhất trong câu chuyện của chú tôi. Vậy nên, tôi thiết nghĩ, xuất bản chuyện ấy ra cũng chẳng hại gì.

Chuyện chú Prendick kể có những điều chắc chắc thật. Chú đúng là đã mất tích trong khoảng 5 độ vĩ Nam và 105 độ vĩ Đông, rồi lại tái xuất trong khoảng ấy vào 11 tháng sau. Cũng đúng là có chiếc thuyền buồm mang tên Ipecacuanha, với gã thuyền trưởng say rượu John Davies. Chiếc Ipecacuanha khởi hành từ Phi châu cỡ tháng 1 năm 1887, chở theo trên boong một con báo và mấy con thú nữa. Nó cập vài cảng ở Nam Thái Bình Dương, và mất tích sau khi rời Bayna vào tháng 12 cùng năm. Những số liệu ngày tháng ấy hoàn toàn ăn khớp với chuyện của chú tôi.

CHARLES EDWARD PRENDICK.

(Câu chuyện dưới đây do chú tôi, Edward Prendick, thuật)
***
H. G. Wells sinh tại số nhà 46 phố High, Bromley, Kent. Ông là con út trong gia đình 4 người con và thường được gọi yêu là "Bertie." Cha ông, Joseph Wells, là một người bán hàng kiêm vận động viên tường cầu; và mẹ ông, Sarah Neal, là người giúp việc. Nhờ chút tài sản thừa kế, gia đình ông mở cửa hàng bán đồ sành sứ và dụng cụ thể thao, nhưng kinh doanh khá ế ẩm. Joseph Wells phải dựa cả vào chơi tường cầu để kiếm thêm tiền nuôi gia đình.

Năm 1874, H. G. Wells bị gãy chân phải nằm bẹp giường. Cha ông thường mượn sách ở thư viện về cho con đọc, và H. G. Wells bị hớp hồn bởi các thế giới trong sách vở kể từ đó. Năm 1877, cha Wells bị gãy chân, không thể chơi tường cầu được nữa, và gia cảnh Wells càng thêm khốn khó. Wells phải tìm việc hỗ trợ gia đình, và có giai đoạn ông phải là việc liên tục 13 tiếng không nghỉ mỗi ngày.

Năm 1980, Wells được học bổng trường Đại học Khoa học Hoàng gia. Tại đây ông nghiên cứu sinh học và bắt đầu quan tâm đến tình hình xã hội, hình thành ham muốn thay đổi thế giới thành nơi tốt đẹp hơn. Giai đoạn theo học đại học cũng là lúc H. G. Wells bắt đầu sự nghiệp cầm bút. Ông thành lập một tạp chí trường và thường xuyên đăng các bài viết của mình, và trong số đó có cả tiền thân cho một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Wells: Người tàng hình.

Wells là một cây bút đa tài. Ông viết rất nhiều thể loại, bao gồm cả truyện viễn tưởng lẫn các tác phẩm phi hư cấu về xã hội, con người. Nhưng người ta nhớ đến Wells nhiều nhất nhờ các tác phẩm Sci Fi, mà như lời của ông là "khoa học lãng mạn." Một số tác phẩm Sci Fi của ông được coi là tác phẩm tiên phong, mở ra các chi mới cho dòng văn Sci Fi, và đến nay vẫn nhiều tác phẩm Sci Fi vay mượn các yếu tố từ những sáng tác của Wells. Về sau, danh tiếng của H. G. Wells trong văn giới có phần bị sứt mẻ vì ông ủng hộ những quan điểm phần lớn người đương thời không chấp nhận được. Nhận định về Wells trong giai đoạn đó, George Orwell đã nói ông "chưa đủ điên rồ để hiểu được thế giới lúc bấy giờ."

Wells mất vào ngày 13/08/1946, hưởng thọ 79 tuổi tại London. Trong ấn bản năm 1941 của The War in the Air, Wells viết ông muốn trên bia mộ của mình khắc dòng chữ: "Nói rồi không nghe. Lũ ngốc."