Này Trận Chiến, Này Cuồng Si

Tác giả : Rafael Sabatini
  • Lượt đọc : 218
  • Kích thước : 3.01 MB
  • Số trang : 2104
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 78
  • Số lượt xem : 900
  • Đọc trên điện thoại :
Khi nhắc đến cái tên Rafael Sabatini, người ta thường coi ông là ”chàng hiệp sĩ cuối cùng” của thể loại tiểu thuyết "áo choàng và thanh kiếm". Lựa chọn cho mình đề tài sáng tác duy nhất một thể loại văn học đã đến buổi hoàng hôn, Sabatini hầu như bị che khuất bởi ánh hào quang của các bậc tiền bối như Dumas hay Scott. Nhưng, đến hôm nay, có lẽ ít ai ngờ rằng, Sabatini là một trong những tác giả nổi tiếng và được hâm mộ nhất khi còn sinh thời, và những cuộc phiêu lưu do ngòi bút của ông viết ra không chỉ làm say mê bạn đọc mà còn gây cảm hứng rất lớn cho sự ra đời của hàng loạt phim điện ảnh về đề tài cướp biển. Khác với những tiểu thuyết đăng dài kỳ trên báo có số lượng trang khổng lồ của Alexander Dumas hay nhiều nhà văn khác cuối thế kỷ 19, các tiểu thuyết của Sabatini được viết với văn phong cô đọng hơn, hiện đại hơn. Thay vì nhiều đối thoại và tự sự, Sabatini dành cho nhân vật của mình nhiều thời gian hơn để hành động, có lẽ vì thế mà các cậu chuyện của ông luôn rất "sống", hành động luôn nối tiếp nhau không dừng từ đầu cho tới cuối câu chuyện. Này chiến trận, này cuồng si là một ví dụ tiêu biểu.

Này chiến trận, này cuồng si được Rafael Sabatini đặt trong bối cảnh Italy thời kỳ Phục hưng cuối thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 16. Đây là một trong những tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của tác giả, cũng là tiểu thuyết đầu tiên của ông mượn giai đoạn này làm nền cho câu chuyện.




Toàn bộ câu chuyện xảy ra vào thời Giáo hoàng Alexander VI (tức Roderigo Borgia, khoảng 1492 - 1503), một thời kỳ phát triển rực rỡ về văn học nghệ thuật của Italia, nhưng đây cũng là một thời kỳ loạn lạc nhiễu nhương khi Italia bị chia năm xẻ bảy liên tục rơi vào những cuộc nội chiến không dứt để tranh dành quyền bá chủ giữa các quốc gia nhỏ. Nổi bật lên trong những cuộc chiến không ngừng ấy là mưu toan thống nhất Italia không thành của gia đình Borgia - chủ yếu là Giáo hoàng và con trai, Cesare Borgia. Roderigo Borgia nổi tiếng là nhân vật ăn chơi phong lưu nhất Italy thời ấy với ít nhất 3 người con trai và 2 người con gái được chính thức thừa nhận, kết quả của vô số cuộc tình. Cesare Borgia mới 20 tuổi đã được phong Hồng y, để rồi sau đó cũng bỏ áo chùng sang một bên để trở thành công tước Valentinois, nỗi kinh hoàng của cả Italia.
Tất cả bắt đầu bằng việc Gian Maria Sforza, công tước Babbiano, cầu hôn cháu gái công tước Urbino để tìm kiếm liên minh chống lại mối đe doạ từ Cesare Borgia. Mọi chuyện đều xuôi chèo mát mái, thế nhưng rắc rối bắt đầu khi cô dâu, không cam chịu biến mình thành vật hi sinh cho một liên minh chính trị, liều lĩnh bỏ trốn chỉ vài ngày trước khi hôn lễ được cử hành...

Khi bị ép vào cuộc hôn nhân chính trị, nàng - một công nương yêu kiều, mơ mộng, vốn xa lạ với những đua tranh ngoài bức tường thành - bỗng liều lĩnh chống lệnh vua, đem quân cố thủ trong lâu đài, những muốn bảo vệ danh dự của mình.

Khi trái tim mách bảo, chàng - một bá tước đam mê phiêu lưu, không màng quyền bính - đã sát cánh cùng nàng, dưới danh nghĩa kẻ đánh thuê hèn mọn, không màng hiểm nguy, âm thầm bảo vệ người trong mộng.

Tình yêu và âm mưu, hận thù và đố kỵ, tất cả tưởng như đã rõ ràng khi chiếc cầu dưới cổng thành Roccaleone uy nghi hạ xuống...

Tác giả:
nha van Rafael Sabatini
Nhà Văn Rafael Sabatini

Rafael Sabatini (29/04/1875 - 13/02/1950) là nhà văn chuyên viết truyện thám hiểm - lãng mạn và thu được nhiều thành công lớn trong sự nghiệp sáng tác. Ông đã nhận được giải Book Prize.

Một số tác phẩm nổi tiếng của Rafael Sabatini:

- Này chiến trận, này cuồng si

- Chim ó biển (The sea hawk, 1915),

- Cuộc đời chìm nổi của thuyền trưởng Blood (Captain Blood, 1922);

- Scaramouche (1921);

- Bellarion the Fortunate (1926)...

Ông xuất hiện trên bầu trời văn học cùng thời với rất nhiều tên tuổi rực sáng khác như A. Dumas, W. Scott, và là một trong những tác giả được mến mộ nhất thời ấy, với dòng tiểu thuyết hiệp sĩ, lãng mạn. Nhiều tác phẩm của Rafael Sabatini cũng đã được chuyển thể thành phim.