Dịch là biến đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quý giá. Dịch cân kinh tức là chỉ cho ta phương pháp luyện tập gân cốt và ý chí chuyển yếu thành mạnh, là phương pháp kết hợp nguyên tắc Thiền và động tác (Động và Tĩnh), giữa Cương và Nhu, giữa Thần và Khí (Tâm và Hơi thở), giữa Khí và Lực (Hơi thở và Sức mạnh). Khoảng thế kỷ thứ 6, Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Ðộ sang Trung Quốc thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn - Hà Nam - Trung Quốc, xây dựng chùa Thiếu Lâm, có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Bồ Đề Đạt Ma thấy các đệ tử càng ngày càng xanh xao ốm yếu, tìm hiểu nguyên do và thấy rằng: các đệ tử tuy tinh tấn tu Thiền, nhưng hầu như không vận động cơ thể . Tĩnh dư mà Động thiếu là cội nguồn của căn bệnh của họ. Nhằm mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe cho các đệ tử, người đã nghiên cứu và biên soạn ra phương pháp Dịch cân kinh. Dịch cân kinh là một công phu võ thuật vô cùng tinh hoa, có quan hệ mật thiết với kinh lạc học, phép thổ nạp và thuật đạo dẫn, có giá trị rất cao về dưỡng sinh và võ thuật, từ xưa nay luôn được ca ngợi là “công phu chi bảo” (bảo vật của công phu), “võ công kinh điển” được lưu truyền rộng rãi và gây ảnh hưởng rất lớn.
Tập sách này trình bày về 4 loại Dịch cân kinh, tổng cộng gồm 15 luyện pháp:
- Loại thứ nhất là Thiếu Lâm Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp gồm: 12 thức Dịch cân kinh Thiếu Lâm Đạt Ma, 14 thức Dịch cân kinh Thiếu lâm Vi Đà, 18 thức Dịch cân kinh Nam Thiếu Lâm Kim Cương, 8 đoạn Dịch cân kinh dưỡng sinh của Thiếu Lâm.
- Loại thứ hai là Nga Mi Dịch cân kinh, có sáu luyện pháp gồm: 24 thức Dịch cân kinh Nga Mi Thanh Thành, 7 bàn Dịch cân kinh Nga Mi Hoàng Lâm, 13 thức Dịch cân kinh Nga Mi Tăng môn, 8 đại kình Dịch cân kinh Nga Mi Đỗ môn, 12 bả Dịch cân kinh Nga Mi Hồng môn, Long hồ kình Dịch cân kinh Nga Mi Hội môn.
- Loại thứ ba là Võ Đang Dịch cân kinh, có một luyện pháp là Võ Đang nội công Dịch cân kinh.
- Loại thứ tư là Mật Tông Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp là Dịch cân kinh toản quyền mật truyền, Dịch cân kinh báo thức Nam truyền, 14 thức Dịch cân kinh truyền thế của họ Hùng, 24 thức Dịch cân kinh cổ truyền.
Tập sách này trình bày về 4 loại Dịch cân kinh, tổng cộng gồm 15 luyện pháp:
- Loại thứ nhất là Thiếu Lâm Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp gồm: 12 thức Dịch cân kinh Thiếu Lâm Đạt Ma, 14 thức Dịch cân kinh Thiếu lâm Vi Đà, 18 thức Dịch cân kinh Nam Thiếu Lâm Kim Cương, 8 đoạn Dịch cân kinh dưỡng sinh của Thiếu Lâm.
- Loại thứ hai là Nga Mi Dịch cân kinh, có sáu luyện pháp gồm: 24 thức Dịch cân kinh Nga Mi Thanh Thành, 7 bàn Dịch cân kinh Nga Mi Hoàng Lâm, 13 thức Dịch cân kinh Nga Mi Tăng môn, 8 đại kình Dịch cân kinh Nga Mi Đỗ môn, 12 bả Dịch cân kinh Nga Mi Hồng môn, Long hồ kình Dịch cân kinh Nga Mi Hội môn.
- Loại thứ ba là Võ Đang Dịch cân kinh, có một luyện pháp là Võ Đang nội công Dịch cân kinh.
- Loại thứ tư là Mật Tông Dịch cân kinh, có bốn luyện pháp là Dịch cân kinh toản quyền mật truyền, Dịch cân kinh báo thức Nam truyền, 14 thức Dịch cân kinh truyền thế của họ Hùng, 24 thức Dịch cân kinh cổ truyền.