Nội dung Giáo trình Giải phẫu, sinh lý người và động vật được trình bày trong 14 chương. Từ chương 1 đến chương 14, người học sẽ được lĩnh hội những kiến thức về cấu tạo và chức năng, mối quan hệ khăng khít giữa cấu tạo và chức phản trong từng hệ cơ quan và chung cho cả cơ thể. Cuối mỗi chương là phần tóm tãt các vấn đề quan trọng và hệ thống câu hỏi để người học có thể ôn tập, củng cố những kiến thức đã học. Các chương được sắp xếp theo trình tự nhất định và liên quan chặt chẽ với nhau.
Chương 1 trình bày các kiến thức chung, cơ bản nhất về cơ thể người. Qua chương này, người học sẽ thấy được đặc điểm cấu tạo chung cơ thể, nguyên tắc hoạt động và cơ chế điều tiết hoạt động của các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Một số nét về quy luật phát triển cơ thể cũng được nếu trong phần này. Những kiến thức chung được trình bày trong chương này sẽ là cơ sở dễ người học có thể hiểu và tiếp thu tốt các kiến thức của các chương sau.
Chương 2 trình bày về môi trường hoạt động bên trong cơ thể qua các kiến thức về máu và bạch huyết. Chương này cung cấp cho người học những khái niệm chung về môi trường đảm bảo sự sống và tồn tại của cơ thể như một khối thống nhất. Máu và bạch huyết vừa làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, vừa làm nhiệm vụ đào thải các chất độc hại và bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trung. Nó giúp cơ thể luôn duy trì trạng thái cân bằng nội môi. Máu và bạch huyết tham gia điều tiết các chức năng trong cơ thể qua con đường thể dịch. Do đó, việc suy giảm chức năng của máu và bạch huyết sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
Chương 3 cho thấy phương thức mà cơ thể thu nhận các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Thông qua hệ tiêu hoá, các chất dinh dưỡng được hấp thu và vận chuyển đến từng tế bào cũng như quá trình đào thải các chất cặn bã qua quá trình tiêu hoá.
Máu và bạch huyết được vận chuyển qua hệ tuần hoàn, được trình bày ở chương 4. Hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ thống các mạch máu tạo thành một mạng lưới chẳng chịt, len lỏi giữa tất cả các tổ chức, các cơ quan. Hệ tuần hoàn là con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới các tế bào trong cơ thể.
Chương 5 đề cập tới vấn đề hô hấp và các phương thức trao đổi khí, là điều kiện không thể thiếu được đối với sự tồn tại của cơ thể. Trong chương mô tả chi tiết quá trình trao đổi khí xảy ra ở phổi và ở các tế bào.
Chương 6 trình bày quá trình bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Nhờ quá trình bài tiết mà cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, các sản phẩn không cần thiết đối với cơ thể sẽ được lọc bỏ qua cơ quan chuyên hoả là thận, ngoài ra da cũng tham gia vào quá trình bài tiết.
Trong cơ thể, các hệ cơ quan và cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Quá trình này nhờ vai trò của hệ nội tiết được trình bày ở chương 7, các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các hoocmon và các hoocmon theo máu đến từng tế bào để điều hoà và chi phối các hoạt động. Một số bệnh phổ biến do rối loạn nội tiết cũng được nhắc tới trong chương này.
Hệ vận động là bộ phận thực thi các phản xạ, là đường ra thể hiện hiệu quả hoạt động của các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể được trình bày trong chương 8. Trong chương mô tả cấu tạo và chức năng của xương và cơ, ngoài ra cũng đi sâu vào cơ chế hoạt động của cơ, đây là cơ sở cho sự vận động.
Chương 9 trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, trong đó đề cập đến quá trình miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, bao gồm một mạng lưới các cơ quan bạch huyết, các mô và các tế bào cũng như các sản phẩm của các tế bào, bao gồm cả kháng thể và các nhân tố điều hoà.
Chương 10 mô tả quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Nội dung chương mô tả vai trò của các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, gluxit, lipit, vitamin và các chất khoáng. Ngoài ra cũng đề cập đến quá trình chuyển hoá qua lại giữa các chất dinh dưỡng cũng như vai trò của nước đối với cơ thể.
Chương 11 trình bày quá trình sinh sản ở người và động vật. Qua chương này, người học nắm được cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản, đặc biệt là quá trình thụ tinh và phát triển phôi thai từ giai đoạn hợp tử thành một cơ thể hoàn chính. Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến các bệnh ở đường sinh dục, đây là những kiến thức cơ bản giúp người đọc hiểu biết để để phòng cho bản thân.
Sinh lý hệ thần kinh được trình bày ở chương 12, vì muốn hiểu được cơ chế điều tiết thần kinh phải nắm vững cấu tạo của tất cả các bộ phận và các cơ quan khác trong cơ thể. Chương này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng và các nguyên lý hoạt động của hệ thần kinh. Mối liên quan giữa hệ thần kinh với các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể được thực hiện qua 12 đội dây thần kinh sọ não và 31 đôi dây thần kinh tuỷ sống cũng được trình bày trong chương này. Ngoài ra, trong chương cũng trình bày chi tiết cấu tạo và chức năng của và não trong hoạt động tư duy trừu tượng.
Chương 13 cung cấp cho người học những kiến thức chung về phản xạ. phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Các quan niệm về cơ chế hoạt động thần kinh cấp cao như hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời được xét dựa vào các học thuyết hiện đại trên cơ sở sinh học phân tử. Phần ức chế phản xạ có điều kiện được trình bày khá kỹ vì nó liên quan với việc rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại, rèn luyện sức chịu đựng về mặt thần kinh. Trong chương cũng đề cập đến vấn đề trí nhớ, trong đó có vai trò của vỏ bán cầu đại não, thể lưới, hệ limbic đối với sự hình thành trí nhớ.
Sau chương hoạt động thần kinh cấp cao, chương 14 sẽ giúp người học hiểu biết các giác quan của cơ thể. Hoạt động của các giác quan là cầu nối giữa cơ thể với môi trường. Mỗi liên quan chặt chẽ giữa cơ thể và môi trường thể hiện qua hoạt động của các giác quan là cơ sở khoa học cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống.
Toàn bộ Giáo trình ngoài kênh chữ còn được minh hoạ và chú thích đầy đủ qua trên 250 hình vẽ và các hàng biểu. Sau phần nội dung của từng chương có phần tóm tắt để hệ thống lại các kiến thức và hệ thống các câu hỏi để người học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình.
Chương 1 trình bày các kiến thức chung, cơ bản nhất về cơ thể người. Qua chương này, người học sẽ thấy được đặc điểm cấu tạo chung cơ thể, nguyên tắc hoạt động và cơ chế điều tiết hoạt động của các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Một số nét về quy luật phát triển cơ thể cũng được nếu trong phần này. Những kiến thức chung được trình bày trong chương này sẽ là cơ sở dễ người học có thể hiểu và tiếp thu tốt các kiến thức của các chương sau.
Chương 2 trình bày về môi trường hoạt động bên trong cơ thể qua các kiến thức về máu và bạch huyết. Chương này cung cấp cho người học những khái niệm chung về môi trường đảm bảo sự sống và tồn tại của cơ thể như một khối thống nhất. Máu và bạch huyết vừa làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng, vừa làm nhiệm vụ đào thải các chất độc hại và bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trung. Nó giúp cơ thể luôn duy trì trạng thái cân bằng nội môi. Máu và bạch huyết tham gia điều tiết các chức năng trong cơ thể qua con đường thể dịch. Do đó, việc suy giảm chức năng của máu và bạch huyết sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
Chương 3 cho thấy phương thức mà cơ thể thu nhận các chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh. Thông qua hệ tiêu hoá, các chất dinh dưỡng được hấp thu và vận chuyển đến từng tế bào cũng như quá trình đào thải các chất cặn bã qua quá trình tiêu hoá.
Máu và bạch huyết được vận chuyển qua hệ tuần hoàn, được trình bày ở chương 4. Hệ tuần hoàn bao gồm tim và hệ thống các mạch máu tạo thành một mạng lưới chẳng chịt, len lỏi giữa tất cả các tổ chức, các cơ quan. Hệ tuần hoàn là con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới các tế bào trong cơ thể.
Chương 5 đề cập tới vấn đề hô hấp và các phương thức trao đổi khí, là điều kiện không thể thiếu được đối với sự tồn tại của cơ thể. Trong chương mô tả chi tiết quá trình trao đổi khí xảy ra ở phổi và ở các tế bào.
Chương 6 trình bày quá trình bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất. Nhờ quá trình bài tiết mà cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng, các sản phẩn không cần thiết đối với cơ thể sẽ được lọc bỏ qua cơ quan chuyên hoả là thận, ngoài ra da cũng tham gia vào quá trình bài tiết.
Trong cơ thể, các hệ cơ quan và cơ quan hoạt động một cách nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Quá trình này nhờ vai trò của hệ nội tiết được trình bày ở chương 7, các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các hoocmon và các hoocmon theo máu đến từng tế bào để điều hoà và chi phối các hoạt động. Một số bệnh phổ biến do rối loạn nội tiết cũng được nhắc tới trong chương này.
Hệ vận động là bộ phận thực thi các phản xạ, là đường ra thể hiện hiệu quả hoạt động của các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể được trình bày trong chương 8. Trong chương mô tả cấu tạo và chức năng của xương và cơ, ngoài ra cũng đi sâu vào cơ chế hoạt động của cơ, đây là cơ sở cho sự vận động.
Chương 9 trình bày cơ chế bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, trong đó đề cập đến quá trình miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Hệ thống miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, bao gồm một mạng lưới các cơ quan bạch huyết, các mô và các tế bào cũng như các sản phẩm của các tế bào, bao gồm cả kháng thể và các nhân tố điều hoà.
Chương 10 mô tả quá trình trao đổi chất và năng lượng của cơ thể. Nội dung chương mô tả vai trò của các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, gluxit, lipit, vitamin và các chất khoáng. Ngoài ra cũng đề cập đến quá trình chuyển hoá qua lại giữa các chất dinh dưỡng cũng như vai trò của nước đối với cơ thể.
Chương 11 trình bày quá trình sinh sản ở người và động vật. Qua chương này, người học nắm được cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản, đặc biệt là quá trình thụ tinh và phát triển phôi thai từ giai đoạn hợp tử thành một cơ thể hoàn chính. Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến các bệnh ở đường sinh dục, đây là những kiến thức cơ bản giúp người đọc hiểu biết để để phòng cho bản thân.
Sinh lý hệ thần kinh được trình bày ở chương 12, vì muốn hiểu được cơ chế điều tiết thần kinh phải nắm vững cấu tạo của tất cả các bộ phận và các cơ quan khác trong cơ thể. Chương này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng và các nguyên lý hoạt động của hệ thần kinh. Mối liên quan giữa hệ thần kinh với các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể được thực hiện qua 12 đội dây thần kinh sọ não và 31 đôi dây thần kinh tuỷ sống cũng được trình bày trong chương này. Ngoài ra, trong chương cũng trình bày chi tiết cấu tạo và chức năng của và não trong hoạt động tư duy trừu tượng.
Chương 13 cung cấp cho người học những kiến thức chung về phản xạ. phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Các quan niệm về cơ chế hoạt động thần kinh cấp cao như hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời được xét dựa vào các học thuyết hiện đại trên cơ sở sinh học phân tử. Phần ức chế phản xạ có điều kiện được trình bày khá kỹ vì nó liên quan với việc rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại, rèn luyện sức chịu đựng về mặt thần kinh. Trong chương cũng đề cập đến vấn đề trí nhớ, trong đó có vai trò của vỏ bán cầu đại não, thể lưới, hệ limbic đối với sự hình thành trí nhớ.
Sau chương hoạt động thần kinh cấp cao, chương 14 sẽ giúp người học hiểu biết các giác quan của cơ thể. Hoạt động của các giác quan là cầu nối giữa cơ thể với môi trường. Mỗi liên quan chặt chẽ giữa cơ thể và môi trường thể hiện qua hoạt động của các giác quan là cơ sở khoa học cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống.
Toàn bộ Giáo trình ngoài kênh chữ còn được minh hoạ và chú thích đầy đủ qua trên 250 hình vẽ và các hàng biểu. Sau phần nội dung của từng chương có phần tóm tắt để hệ thống lại các kiến thức và hệ thống các câu hỏi để người học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình.