Trong tập truyện này có đưa vào sáu truyện ngắn của A-rơ-ca-đi Pê-tơ-rô-vích Gai-đa. Đoá là “Quảng trường Xô-viết”, “Va-xi-li Cơ-riu-cốp”, “Những viên đạn”, “Hành quân”, “Ma-ru-xi-a” và “Lương tâm”. Những truyện này được viết cách đây đã lâu, từ khi các em chưa ra đời.
“Quảng trường Xô-viết”, “Va-xi-li Cơ-riu-cốp” và “Những viên đạn” là những truyện viết về cách mạng và cuộc nội chiến ở Nga mà bản thân tác giả A. P. Gai-đa đã từng tham gia. Ông tham dự hàng ngũ Hồng Quân từ khi còn là một cậu bé mười bốn tuổi và đến năm mười sáu tuổi làm chỉ huy trung đoàn. Gai-đa bắt đầu cuộc đời của mình là một người lính và hi sinh như một người lính. Năm 1941, khi phát-xít Đức tấn công Liên Xô, Gai-đa đã tình nguyện ra mặt trận. Và ở khu ngoại ô Ki-ép, nơi trước kia ông tham gia nội chiến, giờ đây ông lại được tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Ngày 26 tháng Mười năm 1941, trong cuộc chiến đấu không cân sức với bọn Hít-le, A. P. Gai-đa đã anh dũng hi sinh. Khi đó, ông mới ba mươi bảy tuổi. Trước ngày kỷ niệm hai mươi năm chiến thắng phát-xít Đức, Gai-đa đã được truy tặng huân chương Chiến tranh giữ nước hạng nhất.
Chăm chú đọc các truyện ngắn của Gai-đa, ta thấy tác giả những truyện đó là một con người vui vẻ, cởi mở và cương nghị, một con người từng trải. Gai-đa yêu những con người trung thực và dũng cảm, trung thành với cách mạng. Ông đã nêu gương các nhân vật người lớn và trẻ em trong những giây phút khó khăn nhất, quyết định nhất của cuộc đời. Trong những giây phút đó họ đã tập trung toàn bộ sức lực và trí tuệ để hành động đúng đắn và xứng đáng. Trong những giây phút đó sẽ thấy rõ con người có khả năng gì và giá trị ra sao.
A. P. Gai-đa viết nhiều sách: “Ti-mua và đồng đội”*, “Trúc và Ghếch”, “Khói trong rừng” và “Hòn đá nóng”…Những tác phẩm ấy viết đồng thời vào những năm viết các truyện ngắn in trong tập này. Trước đó, ông đã viết “Hội đồng quân sự cách mạng” và “Hầm tránh đạn số 4”, truyện “Trường học”**, trong đó có phần viết về thời thơ ấu và niên thiếu của tác giả. Sau này ông còn viết “Chiếc chén xanh” và “Đất nước xa xăm”, các truyện “Bí mật quân sự” và “Số phận chú bé đánh trống”…
Chúng tôi mong các em sẽ được đọc nhiều sách của nhà văn-người chiến sĩ tuyệt diệu Liên xô, và mong các em sẽ thân thiết với chúng.
“Quảng trường Xô-viết”, “Va-xi-li Cơ-riu-cốp” và “Những viên đạn” là những truyện viết về cách mạng và cuộc nội chiến ở Nga mà bản thân tác giả A. P. Gai-đa đã từng tham gia. Ông tham dự hàng ngũ Hồng Quân từ khi còn là một cậu bé mười bốn tuổi và đến năm mười sáu tuổi làm chỉ huy trung đoàn. Gai-đa bắt đầu cuộc đời của mình là một người lính và hi sinh như một người lính. Năm 1941, khi phát-xít Đức tấn công Liên Xô, Gai-đa đã tình nguyện ra mặt trận. Và ở khu ngoại ô Ki-ép, nơi trước kia ông tham gia nội chiến, giờ đây ông lại được tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Ngày 26 tháng Mười năm 1941, trong cuộc chiến đấu không cân sức với bọn Hít-le, A. P. Gai-đa đã anh dũng hi sinh. Khi đó, ông mới ba mươi bảy tuổi. Trước ngày kỷ niệm hai mươi năm chiến thắng phát-xít Đức, Gai-đa đã được truy tặng huân chương Chiến tranh giữ nước hạng nhất.
Chăm chú đọc các truyện ngắn của Gai-đa, ta thấy tác giả những truyện đó là một con người vui vẻ, cởi mở và cương nghị, một con người từng trải. Gai-đa yêu những con người trung thực và dũng cảm, trung thành với cách mạng. Ông đã nêu gương các nhân vật người lớn và trẻ em trong những giây phút khó khăn nhất, quyết định nhất của cuộc đời. Trong những giây phút đó họ đã tập trung toàn bộ sức lực và trí tuệ để hành động đúng đắn và xứng đáng. Trong những giây phút đó sẽ thấy rõ con người có khả năng gì và giá trị ra sao.
A. P. Gai-đa viết nhiều sách: “Ti-mua và đồng đội”*, “Trúc và Ghếch”, “Khói trong rừng” và “Hòn đá nóng”…Những tác phẩm ấy viết đồng thời vào những năm viết các truyện ngắn in trong tập này. Trước đó, ông đã viết “Hội đồng quân sự cách mạng” và “Hầm tránh đạn số 4”, truyện “Trường học”**, trong đó có phần viết về thời thơ ấu và niên thiếu của tác giả. Sau này ông còn viết “Chiếc chén xanh” và “Đất nước xa xăm”, các truyện “Bí mật quân sự” và “Số phận chú bé đánh trống”…
Chúng tôi mong các em sẽ được đọc nhiều sách của nhà văn-người chiến sĩ tuyệt diệu Liên xô, và mong các em sẽ thân thiết với chúng.