Hoàng sa trường sa là lãnh thổ của việt nam - Nhìn từ công pháp quốc tế
Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”. Tuy nhiên, việc tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông đã, đang và sẽ diễn ra gay gắt; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn…Trong số các chủ thể tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có tham vọng lớn nhất. Tham vọng đó đã được các nhà lãnh đạo các thế hệ khác nhau từ Mao Trạch Đông đến nay, bằng những biện pháp và phương thức khác nhau thực hiện. Từ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thành lập các đơn vị hành chính đến khẳng định trên thực địa, nhằm từng bước kiểm soát, khống chế tiến đến độc chiếm biển Đông, lấy biển Đông làm bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương…Tình hình này đặt ra cho Việt Nam: một mặt, cần khai thác các chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng mặt khác, cũng cần phải đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái của phía Trung Quốc, kể cả quan điểm chính thức và quan điểm của học giả (2). Theo ý nghĩa đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã xác định rõ “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam”. Tuy nhiên, việc tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên biển Đông đã, đang và sẽ diễn ra gay gắt; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn…Trong số các chủ thể tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc là quốc gia có tham vọng lớn nhất. Tham vọng đó đã được các nhà lãnh đạo các thế hệ khác nhau từ Mao Trạch Đông đến nay, bằng những biện pháp và phương thức khác nhau thực hiện. Từ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, thành lập các đơn vị hành chính đến khẳng định trên thực địa, nhằm từng bước kiểm soát, khống chế tiến đến độc chiếm biển Đông, lấy biển Đông làm bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương…Tình hình này đặt ra cho Việt Nam: một mặt, cần khai thác các chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng mặt khác, cũng cần phải đấu tranh phản bác lại những quan điểm sai trái của phía Trung Quốc, kể cả quan điểm chính thức và quan điểm của học giả (2). Theo ý nghĩa đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.