Gorky khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn và truyện ngắn cũng là mảng sáng tác thành công nhất của ông.
Một trong những nét độc đáo, và cũng là thành công của Gorky là mô tả những con người bé nhỏ chân đất nghèo khổ đó trong mối giao hòa với thiên nhiên Nga hết sức hùng vĩ, có khi rất dữ dội mà nhiều lúc cũng thật hiền hòa.
Bởi vậy trong nhiều tác phẩm, Gorky tìm về với những tư liệu của văn học dân gian: những truyền thuyết, những huyền thoại, và trên cơ sở những tư liệu đó xây dựng những tính cách lý tưởng, nhưng song song cùng với chất dân gian huyền thoại, cuộc sống hiện thực vẫn tiếp tục được khám phá. Và như thế, chất lãng mạn và chất hiện thực cứ đồng hành với nhau, bổ sung cho nhau trong nhiều truyện ngắn của Gorky.
Những truyện của Gorky thường không quá dài, cốt truyện không có gì đặc sắc lắm, hoặc nhiều khi vắng bóng cả cốt truyện, các tính cách được mô tả rất giản dị, rõ ràng. Tuy nhiên, trong cái khung giản dị đó luôn đầy ắp một sự sống phong phú, đa dạng và sâu lắng – và đó chính là cốt lõi nghệ thuật truyện ngắn của Gorky.
***
Maxim Gorky (tên thật là Alexei Maximovich Peshkov, 1868 – 1936) là một trong những nhà văn Nga nổi tiếng nhất thế giới thế kỷ XX.
Gorky khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn và truyện ngắn cũng là mảng sáng tác thành công nhất của ông.
Vài tháng trước khi sáng tác truyện ngắn Bà lão Izergil, Gorky có viết: “Cần phải có những ngôn từ vang lên như những hồi chuông gióng giả, làm rung động lòng người và thúc đẩy người ta tiến lên phía trước. Hãy cứ để người ta ý thức được những sai lầm và xấu hổ vì quá khứ. Hãy cứ để người ta nhức nhối với nỗi chán ghét hiện tại và để người ta khốn khổ với nỗi khát vọng về tương lai”. Gorky đã hiểu ý nghĩa cao cả của cuộc sống và của nghệ thuật là như thế. Và ông thể hiện nó trong những tác phẩm truyện ngắn của mình.
Gorky nổi tiếng như một nhà văn của “đội quân chân đất” du thủ du thực trên khắp đất nước Nga. Cuộc sống lang thang của chính nhà văn thời tuổi trẻ đã giúp ông tạo nên những hình tượng hết sức độc đáo. Thực ra Gorky không phải là người duy nhất viết về những kẻ lang thang. Trước ông, một số nhà văn Nga khác cũng từng chọn đề tài này cho những sáng tác của mình (như Reshetnikov, Uspensky...). Những kẻ du thủ du thực trong các sáng tác của họ thường được mô tả như “cặn bã” của xã hội: nghiện rượu, trộm cướp, giết người... Các nhà văn đã xây dựng hình tượng những con người đó như những nạn nhân của một xã hội nơi trật tự bị đảo lộn, những nạn nhân bị đày đọa bởi số phận đến độ không còn nhìn nhận được sự đúng sai của cuộc đời, không ý thức được những bất công mà mình phải chịu đựng.
Cái độc đáo của những nhân vật du thủ du thực nơi Gorky là ở chỗ họ không chỉ là “cặn bã”, là nạn nhân. Họ còn là hiện thân của tình yêu với thiên nhiên và với cái đẹp. Họ còn là những con người với đầy ý thức về bản thân mình, và họ tuyên chiến với xã hội. Gorky sống cuộc sống của các nhân vật, ông như hòa lẫn với họ, có khi phát biểu những tư tưởng của mình thông qua ngôn từ của họ. Những kẻ du thủ du thực của Gorky không hẳn bị số phận đè bẹp, mà ngược lại nhiều khi còn cảm thấy tự hào về cuộc sống nghèo khổ, lang thang của mình, bởi đó là cuộc sống tự do vô cùng phong phú những điều lý thú và bổ ích. Nhân vật Makar Chudra trong truyện ngắn cùng tên đã nói: “Còn như tôi đây, năm mươi tám năm trời tôi đã trông thấy nhiều điều (...) Anh tính còn xứ sở nào mà tôi chưa đi qua nữa?... Sống phải như thế mới được: đi, đi mãi, chỉ có thế thôi”. Một nhân vật khác phát biểu: “Tôi sẽ đi lang thang khắp nơi cho đến khi nào bạc tóc mới thôi... Tôi sẽ buồn chán lắm nếu phải ở yên một chỗ”. Các nhân vật của Gorky không chỉ là những kẻ lang thang bằng đôi chân để kiếm kế sinh nhai. Sự lang thang của họ còn có hàm ý khác nữa: đó là cuộc kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống, tìm chân lý. Không phải bao giờ họ cũng tìm ra, số phận họ nhiều khi thật bi kịch, tuy nhiên điều quan trọng là họ đã đi, đã tìm, đã vật lộn đấu tranh, đã cố vươn lên chứ không chỉ gục đầu chấp nhận cuộc sống tầm thường.
Hiện thực cuộc sống hiện ra trong những truyện ngắn của Gorky với hai màu sáng – tối, làm nảy sinh cả niềm vui sướng lẫn nỗi khổ đau, sự cảm thông lẫn lòng công phẫn. Hiện thực đó trước hết là chính bản thân con người. Trong thế giới tâm hồn luôn bị giày vò đau khổ, nhà văn đã tinh tế chỉ ra những biểu hiện cao đẹp. Tuy nhiên, khát vọng vươn tới tương lai, vươn tới lý tưởng toàn mỹ về con người khó có thể hợp nhất với diện mạo cũng như những quan hệ thực tế hiện tại của con người.
Trong nhiều truyện của Gorky thường hiện diện cái “tôi” – tác giả. Tác giả là người lắng nghe những câu chuyện kể, mở đầu và kết thúc tác phẩm với những ấn tượng, tình cảm hết sức thực, hết sức sống động về người kể chuyện, về thiên nhiên và cuộc sống con người bao quanh câu chuyện kể. Đó là một kết cấu trong đó thế giới tưởng tượng, thế giới huyền thoại cổ tích được nối với thế giới hiện thực bằng chính bản thân tác giả, vừa giúp làm nổi bật những mâu thuẫn hiện thực của cuộc sống, vừa giúp cho những khát vọng lãng mạn được thể hiện một cách chân thực hơn và mạnh mẽ hơn.
Kịch của Gorky là mắt xích nối hai thời đại của kịch Nga – thời đại kịch cổ điển Nga thế kỷ XIX và thời đại kịch hiện đại Xô viết thế kỷ XX.
Nền kịch Nga thế kỷ XIX gắn với tên tuổi của Pushkin, Griboedov, Gogol, và đặc biệt là của Ostrovsky và Chekhov. A.N. Ostrovsky (1823 – 1886) được xem là cha đẻ của sân khấu hiện thực Nga, một sân khấu trên đó “có thể nhìn thấy cả đất nước Nga hiền lành và dữ dội, cao cả và nực cười”, “có thể nghe thấy nhịp đập sự sống mãnh liệt của đất nước ấy” (Belinsky). 49 vở kịch của Ostrovsky được đưa lên sân khấu đã mô tả một nước Nga – “vương quốc của bóng tối” nơi đồng tiền và những thế lực tư sản ngự trị. A.P. Chekhov (1860 – 1904) kế tục sự nghiệp của Ostrovsky, song lại đổi mới hoàn toàn xung đột kịch: không có sự đụng độ giữa những công chức lớn với công chức nhỏ, giữa người giàu với người nghèo. Nhân vật trong các vở kịch của Chekhov đa phần là những con người ngang hàng về địa vị, về tài sản. Thế nhưng trên sân khấu vẫn sôi sục những khát vọng, vẫn vang lên những tiếng súng, vẫn tan vỡ những tâm hồn và số phận. Những nhân vật của Chekhov không xung đột với nhau, mà xung đột với chính bản thân cuộc sống, và chỉ khi thay đổi được cuộc sống đó, thay đổi những hoàn cảnh bất công trong cuộc sống đó thì con người mới có thể hết đau khổ. Tuy nhiên nhân vật của Chekhov chủ yếu vẫn chìm trong nỗi buồn đau, niềm hạnh phúc đối với họ vẫn là cái gì đó còn xa vời. Chính bởi thế mà Chekhov được mệnh danh là “ca sĩ hát giọng buồn” của nước Nga.
Nơi Chekhov dừng lại là nơi Gorky bắt đầu. Sức mạnh kịch của Gorky trước hết là ở chỗ đã nói về cuộc sống một cách tích cực, lạc quan, tin rằng có thể thay đổi cuộc sống đó theo hướng tốt đẹp lên.
Trong kịch của Gorky, những mâu thuẫn gay gắt trong hiện thực cuộc sống, những xung đột giai cấp chuyển hóa thành xung đột giữa những con người có các tín điều xã hội khác nhau, giữa những quan điểm khác nhau về cuộc sống, về luân lý đạo đức. Bởi vậy kịch của ông thường được gọi là kịch triết lý xã hội (trong khi kịch của Chekhov thường được xem là kịch tâm lý). Giữa các triết lý sống, triết lý về con người tự do, về con người tự tin vào sức mạnh của chính mình luôn chiếm ưu thế. Phát ngôn triết lý ấy không phải là những người hùng, mà thường là những con người hết sức bình thường nhỏ bé: những người công nhân, những kẻ thất nghiệp nghiện rượu... Con người không hèn kém ở địa vị xã hội, ở vẻ bề ngoài, con người chỉ hèn kém ở tâm hồn, ở tâm lý tự nô lệ bản thân, tự ràng buộc mình vào những lợi ích tầm thường vị kỷ. Và đó là “những kẻ thù” mà Gorky muốn đấu tranh, là cảnh “dưới đáy” ao tù của “những kẻ tiểu thị dân” mà Gorky muốn con người vượt ra khỏi.
Một trong những nét độc đáo, và cũng là thành công của Gorky là mô tả những con người bé nhỏ chân đất nghèo khổ đó trong mối giao hòa với thiên nhiên Nga hết sức hùng vĩ, có khi rất dữ dội mà nhiều lúc cũng thật hiền hòa.
Bởi vậy trong nhiều tác phẩm, Gorky tìm về với những tư liệu của văn học dân gian: những truyền thuyết, những huyền thoại, và trên cơ sở những tư liệu đó xây dựng những tính cách lý tưởng, nhưng song song cùng với chất dân gian huyền thoại, cuộc sống hiện thực vẫn tiếp tục được khám phá. Và như thế, chất lãng mạn và chất hiện thực cứ đồng hành với nhau, bổ sung cho nhau trong nhiều truyện ngắn của Gorky.
Những truyện của Gorky thường không quá dài, cốt truyện không có gì đặc sắc lắm, hoặc nhiều khi vắng bóng cả cốt truyện, các tính cách được mô tả rất giản dị, rõ ràng. Tuy nhiên, trong cái khung giản dị đó luôn đầy ắp một sự sống phong phú, đa dạng và sâu lắng – và đó chính là cốt lõi nghệ thuật truyện ngắn của Gorky.
***
Maxim Gorky (tên thật là Alexei Maximovich Peshkov, 1868 – 1936) là một trong những nhà văn Nga nổi tiếng nhất thế giới thế kỷ XX.
Gorky khởi đầu sự nghiệp sáng tác bằng những truyện ngắn và truyện ngắn cũng là mảng sáng tác thành công nhất của ông.
Vài tháng trước khi sáng tác truyện ngắn Bà lão Izergil, Gorky có viết: “Cần phải có những ngôn từ vang lên như những hồi chuông gióng giả, làm rung động lòng người và thúc đẩy người ta tiến lên phía trước. Hãy cứ để người ta ý thức được những sai lầm và xấu hổ vì quá khứ. Hãy cứ để người ta nhức nhối với nỗi chán ghét hiện tại và để người ta khốn khổ với nỗi khát vọng về tương lai”. Gorky đã hiểu ý nghĩa cao cả của cuộc sống và của nghệ thuật là như thế. Và ông thể hiện nó trong những tác phẩm truyện ngắn của mình.
Gorky nổi tiếng như một nhà văn của “đội quân chân đất” du thủ du thực trên khắp đất nước Nga. Cuộc sống lang thang của chính nhà văn thời tuổi trẻ đã giúp ông tạo nên những hình tượng hết sức độc đáo. Thực ra Gorky không phải là người duy nhất viết về những kẻ lang thang. Trước ông, một số nhà văn Nga khác cũng từng chọn đề tài này cho những sáng tác của mình (như Reshetnikov, Uspensky...). Những kẻ du thủ du thực trong các sáng tác của họ thường được mô tả như “cặn bã” của xã hội: nghiện rượu, trộm cướp, giết người... Các nhà văn đã xây dựng hình tượng những con người đó như những nạn nhân của một xã hội nơi trật tự bị đảo lộn, những nạn nhân bị đày đọa bởi số phận đến độ không còn nhìn nhận được sự đúng sai của cuộc đời, không ý thức được những bất công mà mình phải chịu đựng.
Cái độc đáo của những nhân vật du thủ du thực nơi Gorky là ở chỗ họ không chỉ là “cặn bã”, là nạn nhân. Họ còn là hiện thân của tình yêu với thiên nhiên và với cái đẹp. Họ còn là những con người với đầy ý thức về bản thân mình, và họ tuyên chiến với xã hội. Gorky sống cuộc sống của các nhân vật, ông như hòa lẫn với họ, có khi phát biểu những tư tưởng của mình thông qua ngôn từ của họ. Những kẻ du thủ du thực của Gorky không hẳn bị số phận đè bẹp, mà ngược lại nhiều khi còn cảm thấy tự hào về cuộc sống nghèo khổ, lang thang của mình, bởi đó là cuộc sống tự do vô cùng phong phú những điều lý thú và bổ ích. Nhân vật Makar Chudra trong truyện ngắn cùng tên đã nói: “Còn như tôi đây, năm mươi tám năm trời tôi đã trông thấy nhiều điều (...) Anh tính còn xứ sở nào mà tôi chưa đi qua nữa?... Sống phải như thế mới được: đi, đi mãi, chỉ có thế thôi”. Một nhân vật khác phát biểu: “Tôi sẽ đi lang thang khắp nơi cho đến khi nào bạc tóc mới thôi... Tôi sẽ buồn chán lắm nếu phải ở yên một chỗ”. Các nhân vật của Gorky không chỉ là những kẻ lang thang bằng đôi chân để kiếm kế sinh nhai. Sự lang thang của họ còn có hàm ý khác nữa: đó là cuộc kiếm tìm ý nghĩa của cuộc sống, tìm chân lý. Không phải bao giờ họ cũng tìm ra, số phận họ nhiều khi thật bi kịch, tuy nhiên điều quan trọng là họ đã đi, đã tìm, đã vật lộn đấu tranh, đã cố vươn lên chứ không chỉ gục đầu chấp nhận cuộc sống tầm thường.
Hiện thực cuộc sống hiện ra trong những truyện ngắn của Gorky với hai màu sáng – tối, làm nảy sinh cả niềm vui sướng lẫn nỗi khổ đau, sự cảm thông lẫn lòng công phẫn. Hiện thực đó trước hết là chính bản thân con người. Trong thế giới tâm hồn luôn bị giày vò đau khổ, nhà văn đã tinh tế chỉ ra những biểu hiện cao đẹp. Tuy nhiên, khát vọng vươn tới tương lai, vươn tới lý tưởng toàn mỹ về con người khó có thể hợp nhất với diện mạo cũng như những quan hệ thực tế hiện tại của con người.
Trong nhiều truyện của Gorky thường hiện diện cái “tôi” – tác giả. Tác giả là người lắng nghe những câu chuyện kể, mở đầu và kết thúc tác phẩm với những ấn tượng, tình cảm hết sức thực, hết sức sống động về người kể chuyện, về thiên nhiên và cuộc sống con người bao quanh câu chuyện kể. Đó là một kết cấu trong đó thế giới tưởng tượng, thế giới huyền thoại cổ tích được nối với thế giới hiện thực bằng chính bản thân tác giả, vừa giúp làm nổi bật những mâu thuẫn hiện thực của cuộc sống, vừa giúp cho những khát vọng lãng mạn được thể hiện một cách chân thực hơn và mạnh mẽ hơn.
Kịch của Gorky là mắt xích nối hai thời đại của kịch Nga – thời đại kịch cổ điển Nga thế kỷ XIX và thời đại kịch hiện đại Xô viết thế kỷ XX.
Nền kịch Nga thế kỷ XIX gắn với tên tuổi của Pushkin, Griboedov, Gogol, và đặc biệt là của Ostrovsky và Chekhov. A.N. Ostrovsky (1823 – 1886) được xem là cha đẻ của sân khấu hiện thực Nga, một sân khấu trên đó “có thể nhìn thấy cả đất nước Nga hiền lành và dữ dội, cao cả và nực cười”, “có thể nghe thấy nhịp đập sự sống mãnh liệt của đất nước ấy” (Belinsky). 49 vở kịch của Ostrovsky được đưa lên sân khấu đã mô tả một nước Nga – “vương quốc của bóng tối” nơi đồng tiền và những thế lực tư sản ngự trị. A.P. Chekhov (1860 – 1904) kế tục sự nghiệp của Ostrovsky, song lại đổi mới hoàn toàn xung đột kịch: không có sự đụng độ giữa những công chức lớn với công chức nhỏ, giữa người giàu với người nghèo. Nhân vật trong các vở kịch của Chekhov đa phần là những con người ngang hàng về địa vị, về tài sản. Thế nhưng trên sân khấu vẫn sôi sục những khát vọng, vẫn vang lên những tiếng súng, vẫn tan vỡ những tâm hồn và số phận. Những nhân vật của Chekhov không xung đột với nhau, mà xung đột với chính bản thân cuộc sống, và chỉ khi thay đổi được cuộc sống đó, thay đổi những hoàn cảnh bất công trong cuộc sống đó thì con người mới có thể hết đau khổ. Tuy nhiên nhân vật của Chekhov chủ yếu vẫn chìm trong nỗi buồn đau, niềm hạnh phúc đối với họ vẫn là cái gì đó còn xa vời. Chính bởi thế mà Chekhov được mệnh danh là “ca sĩ hát giọng buồn” của nước Nga.
Nơi Chekhov dừng lại là nơi Gorky bắt đầu. Sức mạnh kịch của Gorky trước hết là ở chỗ đã nói về cuộc sống một cách tích cực, lạc quan, tin rằng có thể thay đổi cuộc sống đó theo hướng tốt đẹp lên.
Trong kịch của Gorky, những mâu thuẫn gay gắt trong hiện thực cuộc sống, những xung đột giai cấp chuyển hóa thành xung đột giữa những con người có các tín điều xã hội khác nhau, giữa những quan điểm khác nhau về cuộc sống, về luân lý đạo đức. Bởi vậy kịch của ông thường được gọi là kịch triết lý xã hội (trong khi kịch của Chekhov thường được xem là kịch tâm lý). Giữa các triết lý sống, triết lý về con người tự do, về con người tự tin vào sức mạnh của chính mình luôn chiếm ưu thế. Phát ngôn triết lý ấy không phải là những người hùng, mà thường là những con người hết sức bình thường nhỏ bé: những người công nhân, những kẻ thất nghiệp nghiện rượu... Con người không hèn kém ở địa vị xã hội, ở vẻ bề ngoài, con người chỉ hèn kém ở tâm hồn, ở tâm lý tự nô lệ bản thân, tự ràng buộc mình vào những lợi ích tầm thường vị kỷ. Và đó là “những kẻ thù” mà Gorky muốn đấu tranh, là cảnh “dưới đáy” ao tù của “những kẻ tiểu thị dân” mà Gorky muốn con người vượt ra khỏi.