“Các chiến cơ Zero thật sự rất đáng sợ. Zero nhanh đến mức không thể tin được. Sự chuyển động đó là thứ chúng tôi không thể dự đoán được, như ma trơi vậy. Mỗi lần chiến đấu, chúng tôi lại bị cảm giác yếu thế bao trùm. Thế nên, mới có mệnh lệnh rằng không để xảy ra không chiến với Zero.
Chúng tôi biết việc chiến cơ tinh nhuệ mới của Nhật Bản được đặt tên mã là Zero. Cách đặt tên mới kỳ quặc làm sao. Zero nghĩa là không có gì cả, ấy vậy mà chiếc chiến cơ đó đã bỏ bùa chúng tôi với chuyển động không thể tin được. Tôi từng nghĩa đó chính là sự huyền bí của phương Đông.
Chúng tôi đã từng nghĩ những phi công lái Zero không phải là người. Họ là ma quỷ. nếu không thì cũng là những cỗ máy chiến tranh.”
***
Vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, do sự tấn công của lực lượng Đồng Minh, phe trục phát xít Nhật- Đức-Ý lâm vào tình thế khó khăn. Trong cuộc chiến tranh trên biển Thái Bình Dương, Nhật Bản đã tỏ ra thua kém Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là vũ khí. Trước tình hình đó, quân đội Nhật Bản nghĩ mọi cách để cứu vãn tình thế.
Họ lập ra các đội đặc công cảm tử hòng lấy lại thế trận. Bên cạnh đội đặc công trên không của Nhật ta thường biết đến với tên gọi Kamikaze - Thần Phong, còn có đội đặc công trên bộ, đặc công dưới nước…là những đội đặc công có nhiệm vụ tấn công đối phương theo dạng “cảm tử” đầy bi tráng.
Cuốn Không chiến zero rực lửa của tác giả Naoki Hayakuta đã miêu tả lại đội đặc công Thần Phong và tâm trạng của những người lính cảm tử Nhật Bản khi đó.
***
Review LeengKeeng: Không chiến ZERO rực lửa – Thần phong huyền bí Đông Phương – Naoki Hyakuta
Đi đâu cũng bảo “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh rất buồn, có thể rơi nước mắt, vì là thiểu số nên cũng lười nói ra, đúng đó là chuyện tình buồn nhưng chẳng đủ để làm tôi rơi nước mắt, nhiều lúc ngồi nghĩ chắc là bản thân bị mất cảm xúc rồi. Cuốn sách này chẳng phải là thể loại như “Mắt biếc” nhưng tôi đã đưa “Mắt biếc” vào để nói, thật đúng là một đứa thiếu logic, thôi kệ đi, việc này chỉ nhằm mục đích muốn nói là đến trang cuối cùng tôi đã rưng rưng mà rơi nước mắt.
Đọc những dòng đầu đột nhiên nhớ tới ông ngoại, cũng giống như Kentaro và Keiko, ông ngoại tôi mất từ khi tôi còn chưa chào đời, trong ký ức không có một chút thông tin, hình ảnh nào về ông. Sau khi biết ông ngoại hiện nay không phải là ông ngoại ruột và mẹ cũng muốn biết về cha ruột của mình nên 2 chị em đã bước vào hành trình tìm hiểu về ông ngoại hay chính xác hơn họ đã bước vào cuộc chiến Thái Bình Dương – cuộc chiến mà sinh mạng của những người lính không bằng một chiếc máy bay. Một lối hành văn xen lẫn hiện tại và quá khứ, đã miêu tả rõ nét cuộc không chiến cùng cách nhìn của những người trẻ về nó.
Trải qua 10 cuộc gặp cùng 10 câu chuyện về ông Miyabe và điều hay ở đây những lần gặp mặt được kể theo tiến trình hoạt động của ông, người cuối cùng họ gặp chính là ông ngoại hiện giờ. Ông Miyabe được vẽ lên là một kẻ hèn nhát, quý trọng mạng sống hơn bất cứ thứ gì. Chỉ vì câu “Tôi không muốn chết” của một quân nhân Hải quân Đế quốc lại bị khinh bỉ như thế đó. Họ đã rất thất vọng khi nghe điều đó nhưng thực ra ... chính những đau thương mà bản thân người kể phải chịu đựng đã áp đặt một người nào đó như thế nào hay sự ganh tỵ vì ông là người nghĩ về gia đình khi đang đâm chém trên chiến trường nhưng lại xuất sắc hơn bất kỳ ai. Nhiều người ghét Miyabe vì điều đó nhưng cuối cùng ai cũng muốn bảo vệ Miyabe và trong tâm khảm họ rất ngưỡng mộ ông – một con người thân thiện, tài giỏi, yêu gia đình, và có lòng trắc ẩn, là một người cố hết sức mình để bảo vệ mạng sống vì vợ con, là không muốn chết, là quyết tâm không thua chứ không phải hèn nhát.
Nhưng đó không phải là tất cả những gì cuốn sách này muốn nói và cũng không phải tất cả cảm nhận mà bạn sẽ có khi đọc nó nhưng tôi sẽ không nói gì thêm để các bạn tự khám phá ha...
***
Review Hōjō Akira:
Có lẽ tôi sẽ sợ khi đọc những cuốn viết về chiến tranh vì nó quá ám ảnh. Tôi đọc xong cuốn sách lúc 2h sáng và trằn trọc chẳng thể nào ngủ được đành lên đây viết vài dòng về cuốn sách này. Chí ít tôi đã đọc trọn vẹn nó hơn so với “Phía Tây không có gì lạ” đã drop.
Chiến tranh khiến cho không chỉ những nước thắng trận mà cả những nước bại trận đều trải qua những nỗi đau, tổn thương khủng khiếp. Như Nhật Bản, một nước chiến bại trong thế chiến thứ 2. Thần phong Kamikaze có lẽ quá nổi tiếng với nhiều người vì những phi đội máy bay cảm tử của quân Nhật. Nhưng tại sao họ lại cảm tử, họ có muốn cảm tử như vậy không thì Naoki Hyakuta đã đưa ra trong cuốn sách một cách bao quát. Mặc dù những nhân vật trong truyện là hư cấu nhưng tất cả được ông nhào nặn trên nguồn nguyên liệu có thật trong cuộc chiên tranh Thái Bình Dương của Nhật với Mỹ.
Câu chuyện xoay quanh anh chị em nhà Saeki là Keiko và Kentaro muốn tìm hiểu về người ông ngoại “authentic” của mình đã hi sinh trong thế chiến thứ 2 với tư cách là một phi công cảm tử nhân kỉ niệm 60 năm kết thúc chiến tranh.Qua những câu chuyện chia sẻ của 9 người đồng đội đã từng kề vai sát cánh với ông ngoại Miyabe Kyuzo của họ trong chiến tranh, Kentaro và Keiko đã lắp ghép những câu chuyện hồi tưởng đó thành một bức tranh hoàn chỉnh về con người thật của người ông hịn quá cố đã qua đời 30 trước khi họ sinh ra. Mà thậm chí đến khi bà ngoại họ qua đời họ mới biết được sự thật này.
Những dòng hồi tưởng về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương của những người phi công của lực lượng Hải quân Đế Quốc Nhật Bản từ trận Trân Châu Cảng, Rabaul, Guadalcanal, Saipan, Okinawa đến khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8/1945 được khắc họa một cách chân thực đến tàn khốc. Chiến tranh thật khủng khiếp quá sức tưởng tượng đối với tôi và chúng ta- những người lớn lên thời bình.
Thông điệp phản chiến, phản đối kế hoạch hi sinh cảm tử của những người lính tuổi đôi mươi được khắc họa rõ nét. Lý tưởng hi sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân, phải sống sót để trở về với gia đình của Miyabe Kyuzo được đặt lên bàn cân phán xét hèn nhát hay là can đảm dẫn dắt câu chuyện. Có lẽ chỉ đến khi đọc xong ta mới có thể trả lời câu hỏi đó. Bên cạnh đó Hyakuta còn phê phán những góc tối của xã hội Nhật khi đó, những quan niệm phân biệt, vô trách nhiệm của những kẻ chỉ huy bất tài nhưng lại ích kỉ vì những quyết định sai lầm của cá nhân mà làm sẵn sàng biến người lính trở thành những kẻ hi sinh vô ích. Ông phê phán cả trách nhiệm của báo chí, xã hội khi lúc nâng những người phi công ấy thành anh hùng rồi vùi dập họ như những kẻ tội phạm sau chiến tranh chỉ vì đất nước thất bại mặc dù đó là những người cống hiến và hi sinh cho đất nước.
Twist nhẹ chương cuối khi ghép bức tranh hoàn chỉnh vừa đủ đẩy lên cao trào của câu chuyện cùng với những giá trị nhân văn, yếu tố lãng mạn ngọt ngào và lí tưởng về tình yêu đôi lứa trong bom đạn chiến tranh khiến cho cuốn sách giàu cảm xúc và có thể rung động đến độc giả. Phải chăng vì lẽ đó cuốn sách này đã bán được 3,5 triệu bản và được dưng thành phim?
Có thể, những người đang chạy trốn thực tại, đi tìm lí tưởng sống và phân vân lựa chọn giữa con tim và lí trí có thể tìm thấy phần nào đó câu trả lời cho sự phân vân, mông lung của mình.
Chúng tôi biết việc chiến cơ tinh nhuệ mới của Nhật Bản được đặt tên mã là Zero. Cách đặt tên mới kỳ quặc làm sao. Zero nghĩa là không có gì cả, ấy vậy mà chiếc chiến cơ đó đã bỏ bùa chúng tôi với chuyển động không thể tin được. Tôi từng nghĩa đó chính là sự huyền bí của phương Đông.
Chúng tôi đã từng nghĩ những phi công lái Zero không phải là người. Họ là ma quỷ. nếu không thì cũng là những cỗ máy chiến tranh.”
***
Vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2, do sự tấn công của lực lượng Đồng Minh, phe trục phát xít Nhật- Đức-Ý lâm vào tình thế khó khăn. Trong cuộc chiến tranh trên biển Thái Bình Dương, Nhật Bản đã tỏ ra thua kém Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là vũ khí. Trước tình hình đó, quân đội Nhật Bản nghĩ mọi cách để cứu vãn tình thế.
Họ lập ra các đội đặc công cảm tử hòng lấy lại thế trận. Bên cạnh đội đặc công trên không của Nhật ta thường biết đến với tên gọi Kamikaze - Thần Phong, còn có đội đặc công trên bộ, đặc công dưới nước…là những đội đặc công có nhiệm vụ tấn công đối phương theo dạng “cảm tử” đầy bi tráng.
Cuốn Không chiến zero rực lửa của tác giả Naoki Hayakuta đã miêu tả lại đội đặc công Thần Phong và tâm trạng của những người lính cảm tử Nhật Bản khi đó.
***
Review LeengKeeng: Không chiến ZERO rực lửa – Thần phong huyền bí Đông Phương – Naoki Hyakuta
Đi đâu cũng bảo “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh rất buồn, có thể rơi nước mắt, vì là thiểu số nên cũng lười nói ra, đúng đó là chuyện tình buồn nhưng chẳng đủ để làm tôi rơi nước mắt, nhiều lúc ngồi nghĩ chắc là bản thân bị mất cảm xúc rồi. Cuốn sách này chẳng phải là thể loại như “Mắt biếc” nhưng tôi đã đưa “Mắt biếc” vào để nói, thật đúng là một đứa thiếu logic, thôi kệ đi, việc này chỉ nhằm mục đích muốn nói là đến trang cuối cùng tôi đã rưng rưng mà rơi nước mắt.
Đọc những dòng đầu đột nhiên nhớ tới ông ngoại, cũng giống như Kentaro và Keiko, ông ngoại tôi mất từ khi tôi còn chưa chào đời, trong ký ức không có một chút thông tin, hình ảnh nào về ông. Sau khi biết ông ngoại hiện nay không phải là ông ngoại ruột và mẹ cũng muốn biết về cha ruột của mình nên 2 chị em đã bước vào hành trình tìm hiểu về ông ngoại hay chính xác hơn họ đã bước vào cuộc chiến Thái Bình Dương – cuộc chiến mà sinh mạng của những người lính không bằng một chiếc máy bay. Một lối hành văn xen lẫn hiện tại và quá khứ, đã miêu tả rõ nét cuộc không chiến cùng cách nhìn của những người trẻ về nó.
Trải qua 10 cuộc gặp cùng 10 câu chuyện về ông Miyabe và điều hay ở đây những lần gặp mặt được kể theo tiến trình hoạt động của ông, người cuối cùng họ gặp chính là ông ngoại hiện giờ. Ông Miyabe được vẽ lên là một kẻ hèn nhát, quý trọng mạng sống hơn bất cứ thứ gì. Chỉ vì câu “Tôi không muốn chết” của một quân nhân Hải quân Đế quốc lại bị khinh bỉ như thế đó. Họ đã rất thất vọng khi nghe điều đó nhưng thực ra ... chính những đau thương mà bản thân người kể phải chịu đựng đã áp đặt một người nào đó như thế nào hay sự ganh tỵ vì ông là người nghĩ về gia đình khi đang đâm chém trên chiến trường nhưng lại xuất sắc hơn bất kỳ ai. Nhiều người ghét Miyabe vì điều đó nhưng cuối cùng ai cũng muốn bảo vệ Miyabe và trong tâm khảm họ rất ngưỡng mộ ông – một con người thân thiện, tài giỏi, yêu gia đình, và có lòng trắc ẩn, là một người cố hết sức mình để bảo vệ mạng sống vì vợ con, là không muốn chết, là quyết tâm không thua chứ không phải hèn nhát.
Nhưng đó không phải là tất cả những gì cuốn sách này muốn nói và cũng không phải tất cả cảm nhận mà bạn sẽ có khi đọc nó nhưng tôi sẽ không nói gì thêm để các bạn tự khám phá ha...
***
Review Hōjō Akira:
Có lẽ tôi sẽ sợ khi đọc những cuốn viết về chiến tranh vì nó quá ám ảnh. Tôi đọc xong cuốn sách lúc 2h sáng và trằn trọc chẳng thể nào ngủ được đành lên đây viết vài dòng về cuốn sách này. Chí ít tôi đã đọc trọn vẹn nó hơn so với “Phía Tây không có gì lạ” đã drop.
Chiến tranh khiến cho không chỉ những nước thắng trận mà cả những nước bại trận đều trải qua những nỗi đau, tổn thương khủng khiếp. Như Nhật Bản, một nước chiến bại trong thế chiến thứ 2. Thần phong Kamikaze có lẽ quá nổi tiếng với nhiều người vì những phi đội máy bay cảm tử của quân Nhật. Nhưng tại sao họ lại cảm tử, họ có muốn cảm tử như vậy không thì Naoki Hyakuta đã đưa ra trong cuốn sách một cách bao quát. Mặc dù những nhân vật trong truyện là hư cấu nhưng tất cả được ông nhào nặn trên nguồn nguyên liệu có thật trong cuộc chiên tranh Thái Bình Dương của Nhật với Mỹ.
Câu chuyện xoay quanh anh chị em nhà Saeki là Keiko và Kentaro muốn tìm hiểu về người ông ngoại “authentic” của mình đã hi sinh trong thế chiến thứ 2 với tư cách là một phi công cảm tử nhân kỉ niệm 60 năm kết thúc chiến tranh.Qua những câu chuyện chia sẻ của 9 người đồng đội đã từng kề vai sát cánh với ông ngoại Miyabe Kyuzo của họ trong chiến tranh, Kentaro và Keiko đã lắp ghép những câu chuyện hồi tưởng đó thành một bức tranh hoàn chỉnh về con người thật của người ông hịn quá cố đã qua đời 30 trước khi họ sinh ra. Mà thậm chí đến khi bà ngoại họ qua đời họ mới biết được sự thật này.
Những dòng hồi tưởng về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương của những người phi công của lực lượng Hải quân Đế Quốc Nhật Bản từ trận Trân Châu Cảng, Rabaul, Guadalcanal, Saipan, Okinawa đến khi Nhật Bản đầu hàng tháng 8/1945 được khắc họa một cách chân thực đến tàn khốc. Chiến tranh thật khủng khiếp quá sức tưởng tượng đối với tôi và chúng ta- những người lớn lên thời bình.
Thông điệp phản chiến, phản đối kế hoạch hi sinh cảm tử của những người lính tuổi đôi mươi được khắc họa rõ nét. Lý tưởng hi sinh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người thân, phải sống sót để trở về với gia đình của Miyabe Kyuzo được đặt lên bàn cân phán xét hèn nhát hay là can đảm dẫn dắt câu chuyện. Có lẽ chỉ đến khi đọc xong ta mới có thể trả lời câu hỏi đó. Bên cạnh đó Hyakuta còn phê phán những góc tối của xã hội Nhật khi đó, những quan niệm phân biệt, vô trách nhiệm của những kẻ chỉ huy bất tài nhưng lại ích kỉ vì những quyết định sai lầm của cá nhân mà làm sẵn sàng biến người lính trở thành những kẻ hi sinh vô ích. Ông phê phán cả trách nhiệm của báo chí, xã hội khi lúc nâng những người phi công ấy thành anh hùng rồi vùi dập họ như những kẻ tội phạm sau chiến tranh chỉ vì đất nước thất bại mặc dù đó là những người cống hiến và hi sinh cho đất nước.
Twist nhẹ chương cuối khi ghép bức tranh hoàn chỉnh vừa đủ đẩy lên cao trào của câu chuyện cùng với những giá trị nhân văn, yếu tố lãng mạn ngọt ngào và lí tưởng về tình yêu đôi lứa trong bom đạn chiến tranh khiến cho cuốn sách giàu cảm xúc và có thể rung động đến độc giả. Phải chăng vì lẽ đó cuốn sách này đã bán được 3,5 triệu bản và được dưng thành phim?
Có thể, những người đang chạy trốn thực tại, đi tìm lí tưởng sống và phân vân lựa chọn giữa con tim và lí trí có thể tìm thấy phần nào đó câu trả lời cho sự phân vân, mông lung của mình.