Về Victor Hugo, bạn đọc Việt Nam đã được biết nhiều qua những tác phẩm của ông như Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), Những người khốn khổ (Les Misérables),Chín mươi ba (Quatre-vingt-treize)…
Riêng cuốn ‘Lao động biển cả’ (Les Travailleurs de la mer) đã cuốn hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Pháp qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một tác phẩm hiện thực phản ánh xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản ở nước này. Qua tác phẩm này tác giả cũng xây dựng thành công một số nhân vật điển hình đại diện cho cái Thiện và cái Ác. Với một ngòi bút vững vàng đầy kinh nghiệm, tác giả đã vạch trần những mánh khóe xảo quyệt táng tận lương tâm của những con người như Rantaine hay Clubin. Đồng thời ông cũng miêu tả rất thực và rất sinh động những con người chân chính, lao động không mệt mỏi như Gilliatt. Qua câu chuyện tình éo le, dang dở của Gilliatt, bạn đọc vừa cảm thương cho số phận hẩm hiu của anh vừa căm giận những bất công trên đời này. Phải chăng đấy là một thứ “định mệnh của vạn vật”?
Dẫu sao, sau khi đọc xong dòng chữ cuối cùng, gập sách lại, bạn đọc vẫn còn thấy lắng lại trong tâm tư những gì cao quý, tuy chua chát, của con người. Bởi vì trước sau Victor Hugo vẫn là một nhà văn đại diện cho các nhà văn lớn thế giới với những tư tưởng nhân văn cao quý.
Tôn giáo, xã hội, thiên nhiên; đấy là ba cuộc tranh đấu của con người. Ba cuộc tranh đấu ấy đồng thời cũng là ba nhu cầu. Con người cần tin tưởng, vì vậy mà lập nên đền thờ; con người cần sáng tạo, vì vậy mà thành ra đô thị; con người cần phải sống, vì vậy mà có cày cuốc, thuyền bè. Nhưng ba giải pháp ấy lại chứa đựng ba cuộc chiến tranh. Khó khăn bí mật của cuộc sống từ ba chỗ ấy mà ra. Con người gặp phải trở ngại dưới hình thức mê tín, dưới hình thức thành kiến, và dưới hình thức nguyên tố cơ bản. Ba định mệnh đè nặng lên chúng ta, định mệnh của tín điều, định mệnh của luật pháp, định mệnh của vạn vật. Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, tác giả đã tố cáo cái thứ nhất; trong Những người khốn khổ, tác giả đã làm nổi bật cái thứ nhì; trong quyển sách này, tác giả nói rõ đến cái thứ ba.
Cùng với ba thứ định mệnh bao trùm con người ấy, lại xen thêm định mệnh bên trong, sức mạnh lớn nhất, trái tim con người.
Hauteville House, tháng ba 1866.
Riêng cuốn ‘Lao động biển cả’ (Les Travailleurs de la mer) đã cuốn hút rất nhiều bạn đọc Việt Nam biết tiếng Pháp qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là một tác phẩm hiện thực phản ánh xã hội tư sản Pháp trong những ngày đầu của chế độ tư bản ở nước này. Qua tác phẩm này tác giả cũng xây dựng thành công một số nhân vật điển hình đại diện cho cái Thiện và cái Ác. Với một ngòi bút vững vàng đầy kinh nghiệm, tác giả đã vạch trần những mánh khóe xảo quyệt táng tận lương tâm của những con người như Rantaine hay Clubin. Đồng thời ông cũng miêu tả rất thực và rất sinh động những con người chân chính, lao động không mệt mỏi như Gilliatt. Qua câu chuyện tình éo le, dang dở của Gilliatt, bạn đọc vừa cảm thương cho số phận hẩm hiu của anh vừa căm giận những bất công trên đời này. Phải chăng đấy là một thứ “định mệnh của vạn vật”?
Dẫu sao, sau khi đọc xong dòng chữ cuối cùng, gập sách lại, bạn đọc vẫn còn thấy lắng lại trong tâm tư những gì cao quý, tuy chua chát, của con người. Bởi vì trước sau Victor Hugo vẫn là một nhà văn đại diện cho các nhà văn lớn thế giới với những tư tưởng nhân văn cao quý.
Tôn giáo, xã hội, thiên nhiên; đấy là ba cuộc tranh đấu của con người. Ba cuộc tranh đấu ấy đồng thời cũng là ba nhu cầu. Con người cần tin tưởng, vì vậy mà lập nên đền thờ; con người cần sáng tạo, vì vậy mà thành ra đô thị; con người cần phải sống, vì vậy mà có cày cuốc, thuyền bè. Nhưng ba giải pháp ấy lại chứa đựng ba cuộc chiến tranh. Khó khăn bí mật của cuộc sống từ ba chỗ ấy mà ra. Con người gặp phải trở ngại dưới hình thức mê tín, dưới hình thức thành kiến, và dưới hình thức nguyên tố cơ bản. Ba định mệnh đè nặng lên chúng ta, định mệnh của tín điều, định mệnh của luật pháp, định mệnh của vạn vật. Trong Nhà thờ Đức Bà Paris, tác giả đã tố cáo cái thứ nhất; trong Những người khốn khổ, tác giả đã làm nổi bật cái thứ nhì; trong quyển sách này, tác giả nói rõ đến cái thứ ba.
Cùng với ba thứ định mệnh bao trùm con người ấy, lại xen thêm định mệnh bên trong, sức mạnh lớn nhất, trái tim con người.
Hauteville House, tháng ba 1866.