Một câu chọi vạn câu

Tác giả : Lưu Chấn Vân
  • Lượt đọc : 344
  • Kích thước : 1.45 MB
  • Số trang : 367
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 121
  • Số lượt xem : 1.736
  • Đọc trên điện thoại :
Một câu hơn cả nghìn năm
Lưu Chấn Vân đã phải ấp ủ, thai nghén ba năm mới cho ra đời cuốn tiểu thuyết này. Đây cũng là tác phẩm chín nhất, hay nhất của ông kể từ trước đến nay..
Phong cách kể chuyện của tác giả giống với nhật ký dã sử thời Minh, Thanh. Câu chữ chắt lọc, tình tiết rõ ràng, giọng kể mạch lạc, văn phong có dáng dấp của những bậc tác gia tiền bối như: Uông Tăng Kỳ, Tôn
Lê1... Bởi vậy từng câu, từng chữ trong tác phẩm đều mang nghệ thuật biểu đạt, thấm đẫm mồ hôi tác giả. Quan trọng hơn, chỉ với ngôn ngữ như vậy, tác giả mới có thể đối ứng và thể hiện được nội hàm của tác phẩm: nền văn hóa phương Tây đối thoại với Thánh Thần và nền sinh thái của nhân loại, bởi sự hiện hữu mọi nơi của Thánh Thần mà người ta vui vẻ, tự tại. Người với người tuy quan hệ, qua lại không nhiều, nhưng không bị cô độc. Tiếp nữa, văn hóa Trung Quốc đối thoại với con người và kiếp người phù du lại vì sự chú trọng cực đoan đến hiện thực và truyền thống Nho gia, vì sự khác nhau về quần xã, địa vị và lợi ích, vì sự trắc trở, khó đoán của lòng người và mất mát niềm tin, nên những người bạn có thể dốc bầu tâm sự, sưởi ấm tâm hồn mình không nhiều, vậy nên phải sống trong nỗi cô độc nghìn năm.
1. Uông Tăng Kỳ: sinh năm 1920 tại tỉnh Tô Giang. Là nhân vật tiêu biểu cho thế hệ nhà văn đương đại, nhà viết kịch, tản văn... Cuộc đời ông trải qua nhiều sóng gió, trắc trở, phải chịu đựng nhiều sự đối đãi bất công. Nhưng dù vậy ông vẫn luôn giữ thái độ bình tĩnh, khoáng đạt và sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm văn học theo chủ nghĩa lạc quan tích cực.
Tôn Lê: sinh năm 1913 tại tỉnh Hà Bắc. Là người đi đầu trong tầng lớp những nhà văn đương đại Trung Quốc. Các tác phẩm của ông nhận được sự đánh giá rất cao của mọi người. Sau khi đọc xong tác phẩm của ông, Mao Trạch Đông từng viết: “Đây là một tác giả rất có phong cách.”
Mỗi một người Trung Quốc đều có trải nghiệm về niềm cô độc như vậy. Thế nhưng, kể từ Ngũ Tứ đến nay, đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên nhìn thẳng vào người dân thường, quan tâm đến tâm hồn họ và ca ngợi họ như thế.
Nửa đầu cuốn tiểu thuyết nói về quá khứ: Ngô Mô-sê cô độc đánh mất cô con gái nuôi - người duy nhất “nói chuyện được” với gã. Vì sự tìm, gã rời khỏi Diên Tân. Nửa cuối tiểu thuyết nói về hiện tại: Con trai con gái nuôi của Ngô Mô-sê là Ngưu Ái Gia cũng vì để thoát khỏi sự cô độc, muốn tìm một người bạn “nói chuyện được”, mà đi tới Diên Tân. Rời và Tới ròng rã mất trăm năm. Trong tác phẩm này, mọi mối quan hệ tình tiết và kết cấu nhân vật, mọi sự hài hòa trong tổ chức quần xã và gia đình, thậm chí đến ngay cả nhục dục và tình yêu cũng đều liên quan đến chuyện người với người có nói chuyện được với nhau hay không; liên quan đến chuyện lời nói ra có thể chạm đến tâm hồn, mang lại hơi ấm, hóa giải xung đột, kích thích đam mê hay không. Lời nói, một khi đã trở thành thứ duy nhất để tương thông giữa con người với con người, thì sự tìm kiếm và cô độc liền đi kèm theo nhau suốt đời. Sự đuối sức của tâm hồn và sự rệu rã của sự sống, và cả sự mịt mù, mệt mỏi vô bờ bến liền sản sinh, gắn với nhau như hình với bóng.
Từ đó, chúng ta chợt nhận ra, người Trung Quốc sao lại phải sống mệt mỏi đến vậy!
Sự mệt mỏi ấy, giống như đêm dài đằng đẵng, mài cứa vào thần kinh chúng ta, hết đời này sang đời khác.
Để thoát khỏi sự cô độc và mệt mỏi ấy, những con người trong tác phẩm đã cố gắng tạo ra những thanh âm và niềm vui riêng. Thế là, hô tang liền trở thành nghề mà nhân vật chính Dương Bách Thuận tôn thờ. Thủ đàm với con hát trở thành sở thích cá nhân của huyện trưởng... Nhưng điều ấy vẫn không thể thay đổi được số phận của nhân vật trong truyện. Bởi vậy, đọc cuốn tiểu thuyết này, ta thấy nặng nề, đau đớn. Tâm trạng ấy khiến chúng ta không ngừng bị quẩn quanh giữa “Luận Ngữ” và “Kinh Thánh”, quanh quẩn trong mối trăn trở nghìn năm là đối thoại với Thánh Thần hay đối thoại với con người...
Đương nhiên, đọc cuốn tiểu thuyết này, chúng ta cũng cảm nhận được sự bền bỉ và ngoan cường của sự sống. Để có được một chỗ dựa và an ủi về tinh thần, con người bất giác lại theo đuổi bóng dáng trong “Một câu chọi vạn câu”, rất giống với tấm lưng còng của tổ tiên và vòm trời được ghép bởi vô vàn những tấmlưngấy.