Tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng lần đầu tiên trên tờ Hà Nội báo từ 7-10-1936 đến 20-1-1937, gồm 16 chương truyện. Đầu năm 1938, Số đỏ được Nhà in Lê Cường xuất bản thành sách riêng, gồm toàn bộ 20 chương. Từ đó tới nay, tiểu thuyết Số đỏ đã được tái bản hàng chục lần, được chuyển thể sang kịch, phim, được dịch in ở nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với thời gian, vì nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tác phẩm Số đỏ rơi vào tình trạng không toàn vẹn, có nhiều bản bị thiếu, một số bản khác gặp sai sót về câu văn, ngôn từ... Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu từ văn bản gốc đến lý giải những thay đổi về văn bản sau này của tác phẩm nổi tiếng Số đỏ được giới nghiên cứu quan tâm chú ý. Mới đây nhất, NXB Văn hóa văn nghệ TPHCM giới thiệu ra mắt bạn đọc tác phẩm Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết Số đỏ của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
Trong chuyên khảo này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khảo sát đối chiếu 8 bản in sớm nhất tiểu thuyết Số đỏ, từ năm1936 đến 1987, cho thấy 2 nhánh văn bản Số đỏ biến chuyển ra sao theo thời gian xuất bản. Trong khi bản Số đỏ của NXB Minh Đức chịu ít biến động về kiểm duyệt nhưng lại chỉ được in 2 lần ở Hà Nội, thì bản Số đỏ của NXB Mai Lĩnh, từng bị kiểm duyệt cắt đi một số đoạn, lại được in nhiều lần hơn ở Hà Nội và Sài Gòn. Điều đáng nói là chính bản in này đã ảnh hưởng đậm nét trên văn bản các cuốn Số đỏ được in lại từ 1987 cho đến gần đây.
Chuyên khảo này thuộc số ít ỏi các sách khảo sát văn bản học đối với văn chương quốc ngữ Việt Nam. Bằng thực nghiệm, tác giả nhận ra quy luật biến động văn bản chi phối cả văn học viết chứ không chỉ văn chương truyền miệng. Do vậy, hiện tượng này cần được tiếp cận thường xuyên hơn bởi cả giới xuất bản lẫn giới nghiên cứu ngữ văn.
Trong chuyên khảo này, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khảo sát đối chiếu 8 bản in sớm nhất tiểu thuyết Số đỏ, từ năm1936 đến 1987, cho thấy 2 nhánh văn bản Số đỏ biến chuyển ra sao theo thời gian xuất bản. Trong khi bản Số đỏ của NXB Minh Đức chịu ít biến động về kiểm duyệt nhưng lại chỉ được in 2 lần ở Hà Nội, thì bản Số đỏ của NXB Mai Lĩnh, từng bị kiểm duyệt cắt đi một số đoạn, lại được in nhiều lần hơn ở Hà Nội và Sài Gòn. Điều đáng nói là chính bản in này đã ảnh hưởng đậm nét trên văn bản các cuốn Số đỏ được in lại từ 1987 cho đến gần đây.
Chuyên khảo này thuộc số ít ỏi các sách khảo sát văn bản học đối với văn chương quốc ngữ Việt Nam. Bằng thực nghiệm, tác giả nhận ra quy luật biến động văn bản chi phối cả văn học viết chứ không chỉ văn chương truyền miệng. Do vậy, hiện tượng này cần được tiếp cận thường xuyên hơn bởi cả giới xuất bản lẫn giới nghiên cứu ngữ văn.