Đọc Ngôi Nhà Của Mapuhi của Jack London chúng ta sẽ được đưa tới những vùng miền lạ lẫm, ở đó sự khắc nghiệt và cái chết luôn rình rập con người nhưng cũng ở đó ý chí, nghị lực của con người được khẳng định, chất “người” được tỏa sáng hơn bao giờ hết. Qua việc phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giữa con người và thiên nhiên, Jack London ca ngợi sự bền bỉ, kiên cường và trí tuệ của người lao động.
Jack London là nhà vǎn tiến bộ của Mỹ ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Sinh thời ông làm đủ mọi nghề từ bán báo, công nhân, cảnh sát, hàng hải rồi thuỷ thủ... sau cùng là tìm vàng và viết vǎn. Chính từ cuộc đời đầy gian nan vất vả đó mà ông hiểu được đời sống của nhân dân lao động nghèo khổ, và cũng từ đó ông sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo và đầy ấn tượng, phong phú, đa dạng, giàu giá trị nhân vǎn, luôn bênh vực và bảo vệ người cần lao.
***
Nhiều người bảo: “Muốn viết thì trước hết phải có cái gì để mà nói đã”. Đời của Jack London minh chứng lời đó.
Ông học rất ít – trước sau chỉ được năm sáu năm, mà học trong những điều kiện cực kì gian khổ: vừa kiếm ăn vừa học, học được ít tháng rồi phải bỏ, rồi tiếp tục học lại – nhưng ông đọc sách rất nhiều (chỉ thích truyện du kí, mạo hiểm, sách về xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết của Kippling mà ông thờ vào bậc thầy); và nhất là ông sống rất nhiều: ông trôi giạt khắp nơi, vốn là người Mĩ mà lên Alaska, qua Nhật Bản, xuống miền Nam Hải, làm đủ các nghề: thuỷ thủ, phu giở hàng, hải khấu, gát dang, thợ trong xưởng, rửa chén trong khách sạn, đào vàng, có hồi lại ăn xin, bị nhốt khám, trước sau bị nhốt khám cả trăm lần ở Huê Kì, Mễ Tây Cơ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên…
Nhờ cuộc đời ba đào đó mà ông được thấy rất nhiều điều lạ, gặp rất nhiều nghịch cảnh, rồi say mê chép thành những truyện dào dạt như sóng, làm say mê cả thanh niên và người lớn. Cuốn Tiếng gọi của rừng đã được dịch ra hai chục thứ tiếng và đã bán ra được ba triệu cuốn. Theo Van Wyck Brooks trong cuốn The Condident years thì Lénine khi hấp hối còn thích đọc London.
Ông khuyên một người bạn muốn viết văn:
“Trong óc anh chưa có gì đáng kể lại đâu. Đi nhiều đi và học trong đời như tôi đã học. Bất kì ai cũng có thể viết đúng ngữ pháp được nhưng điều cốt yếu làm phải biết diễn tả linh động (…) Tôi cam đoan với anh rằng tôi không khi nào thiếu đề tài để viết (…). Những cảnh đời ta đã trải, dù ghê tởm đến đâu cũng có cái đẹp của nó”.
Ông rất ghét đời “buốc gioa”, đời công chức. Có lần một thiếu nữ mà ông muốn cưới, khuyên ông kiếm một chân thư kí, ông nổi giận, tuyệt giao liền; sau kể lại tâm sự với một người bạn thân như vầy:
“Nếu tôi nghe lời cô ấy thì bây giờ tôi thành anh cạo giấy mãn nguyện được sống như một thằng múa rối (…) Ngày nào mà tôi phải sống như vậy, ngồi bôi nguệch ngoạc trong một phòng giấy thì tôi sẽ tự cứa cổ cho xong cái kiếp nợ đi”.
Vậy mà ông viết văn lại đều đều như một công chức, định số chữ phải viết cho xong mỗi ngày: từ ngàn rưỡi tới hai ngàn; ngày nào viết không đủ thì ngày sau phải viết bù; như vậy liên tiếp hàng chục năm.
Bí quyết thành công của ông là ở đó.
Vì phải chiến đấu từ hồi nhỏ, (15 tuổi phải kiếm ăn) nên Jack London rất thích tư tưởng của Nietzche, Darwin và diễn những tư tưởng đó trong các tiểu thuyết mạo hiểm của ông; và vì cực khổ quá, nên ông thích xã hội chủ nghĩa. Ông đã từng trải các đời làm thợ ở cuối thế kỉ trước:
“Dù là mệt lử đi nữa, chúng tôi cũng không có thì giờ ngước mắt lên hoặc thở dài. Chỉ vô ý trong một giây thôi là ngón tay văng ra (…) Buổi chiều bọn con trai chúng tôi được nghỉ vài phút để nói chuyện. Con gái cũng làm việc nhiều như con trai mà không được nghỉ như con trai. Ngoài những phút nghỉ đó ra, chúng tôi phải chăm chỉ làm việc như bị cực hình, tới đứt gân gãy cốt được”. Có khi ông phải ngồi luôn ở máy suốt ba mươi giờ liền; lúc đứng dậy mệt quá, không còn biết gì nữa, thất thểu bước về nhà như một người máy.
Hầu hết các nhà phê bình đều khen truyện ông rất hay – sống nhiều như vậy, làm sao không hay? – nhưng văn ông nhiều chỗ dở - viết nhiều như vậy làm sao mà không có chỗ dở?
Đọc truyện Ngôi nhà của Mapouhi dưới đây, độc giả nhận thấy lời đó rất đúng. Truyện hấp dẫn, linh động, ta hồi hộp đọc một hơi cho tới hết, nhưng văn không chuốt, thường quá dễ dãi. Tuy nhiên, đoạn tả cơn giông kinh hồn ở Nam Hải quả là bất hủ: trong văn học Anh, Pháp, chưa có một cây bút nào cho tôi một cảm giác rùng rợn đến như vậy về sức tàn bạo man dã của thiên nhiên! Mà cái dục vọng có một ngôi nhà theo kiểu thực dân của gia đình Mapouhi; cái tánh tham lam bốc lột thổ dân của bọn văn minh da trắng cũng man dã như những hiện tượng thiên nhiên ở miền đó vậy.
Ngôi nhà của Mapouhi trích trong tập Contes des mers du Sud (bản dịch của nhà Hachette). Trong tập còn hai truyện nữa cũng nên đọc : truyện Le paien nhà xuất bản Phượng Giang đã dịch (trong cuốn Chiếc lá cuối cùng) và truyện La Graine de Mac Coy mà văn sĩ Anh George Orwell khen là tế nhị, có tính cách nhân đạo[1].
***
Jack London (12 tháng 1, 1876 - 22 tháng 11, 1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life), Nanh trắng (White Fang) và hơn 50 tác phẩm khác.
Ông là một người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại đang thịnh hành lúc bấy giờ, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn. Ở Việt Nam, một số tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt và được độc giả yêu thích như Gót sắt, Nhóm lửa...
Trong hai mươi năm, ông đã viết báo, đong tiền ủng hộ các cuộc đình công của công nhân và các đồng chí gặp lúc khó khăn. Ông viết bài giới thiệu cho những cuốn sách tiến bộ. Ông tin vào những cuộc đấu tranh của công nhân, vào lòng nhân đạo của con người. Nhưng trước cảnh trái ngược đầy đau khổ của xã hội mà ông đang sống, ông đã uống thuốc độc tự tử vào đêm 21 tháng năm 1916.
Jack London là nhà vǎn tiến bộ của Mỹ ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Sinh thời ông làm đủ mọi nghề từ bán báo, công nhân, cảnh sát, hàng hải rồi thuỷ thủ... sau cùng là tìm vàng và viết vǎn. Chính từ cuộc đời đầy gian nan vất vả đó mà ông hiểu được đời sống của nhân dân lao động nghèo khổ, và cũng từ đó ông sáng tạo nên những tác phẩm độc đáo và đầy ấn tượng, phong phú, đa dạng, giàu giá trị nhân vǎn, luôn bênh vực và bảo vệ người cần lao.
***
Nhiều người bảo: “Muốn viết thì trước hết phải có cái gì để mà nói đã”. Đời của Jack London minh chứng lời đó.
Ông học rất ít – trước sau chỉ được năm sáu năm, mà học trong những điều kiện cực kì gian khổ: vừa kiếm ăn vừa học, học được ít tháng rồi phải bỏ, rồi tiếp tục học lại – nhưng ông đọc sách rất nhiều (chỉ thích truyện du kí, mạo hiểm, sách về xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết của Kippling mà ông thờ vào bậc thầy); và nhất là ông sống rất nhiều: ông trôi giạt khắp nơi, vốn là người Mĩ mà lên Alaska, qua Nhật Bản, xuống miền Nam Hải, làm đủ các nghề: thuỷ thủ, phu giở hàng, hải khấu, gát dang, thợ trong xưởng, rửa chén trong khách sạn, đào vàng, có hồi lại ăn xin, bị nhốt khám, trước sau bị nhốt khám cả trăm lần ở Huê Kì, Mễ Tây Cơ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên…
Nhờ cuộc đời ba đào đó mà ông được thấy rất nhiều điều lạ, gặp rất nhiều nghịch cảnh, rồi say mê chép thành những truyện dào dạt như sóng, làm say mê cả thanh niên và người lớn. Cuốn Tiếng gọi của rừng đã được dịch ra hai chục thứ tiếng và đã bán ra được ba triệu cuốn. Theo Van Wyck Brooks trong cuốn The Condident years thì Lénine khi hấp hối còn thích đọc London.
Ông khuyên một người bạn muốn viết văn:
“Trong óc anh chưa có gì đáng kể lại đâu. Đi nhiều đi và học trong đời như tôi đã học. Bất kì ai cũng có thể viết đúng ngữ pháp được nhưng điều cốt yếu làm phải biết diễn tả linh động (…) Tôi cam đoan với anh rằng tôi không khi nào thiếu đề tài để viết (…). Những cảnh đời ta đã trải, dù ghê tởm đến đâu cũng có cái đẹp của nó”.
Ông rất ghét đời “buốc gioa”, đời công chức. Có lần một thiếu nữ mà ông muốn cưới, khuyên ông kiếm một chân thư kí, ông nổi giận, tuyệt giao liền; sau kể lại tâm sự với một người bạn thân như vầy:
“Nếu tôi nghe lời cô ấy thì bây giờ tôi thành anh cạo giấy mãn nguyện được sống như một thằng múa rối (…) Ngày nào mà tôi phải sống như vậy, ngồi bôi nguệch ngoạc trong một phòng giấy thì tôi sẽ tự cứa cổ cho xong cái kiếp nợ đi”.
Vậy mà ông viết văn lại đều đều như một công chức, định số chữ phải viết cho xong mỗi ngày: từ ngàn rưỡi tới hai ngàn; ngày nào viết không đủ thì ngày sau phải viết bù; như vậy liên tiếp hàng chục năm.
Bí quyết thành công của ông là ở đó.
Vì phải chiến đấu từ hồi nhỏ, (15 tuổi phải kiếm ăn) nên Jack London rất thích tư tưởng của Nietzche, Darwin và diễn những tư tưởng đó trong các tiểu thuyết mạo hiểm của ông; và vì cực khổ quá, nên ông thích xã hội chủ nghĩa. Ông đã từng trải các đời làm thợ ở cuối thế kỉ trước:
“Dù là mệt lử đi nữa, chúng tôi cũng không có thì giờ ngước mắt lên hoặc thở dài. Chỉ vô ý trong một giây thôi là ngón tay văng ra (…) Buổi chiều bọn con trai chúng tôi được nghỉ vài phút để nói chuyện. Con gái cũng làm việc nhiều như con trai mà không được nghỉ như con trai. Ngoài những phút nghỉ đó ra, chúng tôi phải chăm chỉ làm việc như bị cực hình, tới đứt gân gãy cốt được”. Có khi ông phải ngồi luôn ở máy suốt ba mươi giờ liền; lúc đứng dậy mệt quá, không còn biết gì nữa, thất thểu bước về nhà như một người máy.
Hầu hết các nhà phê bình đều khen truyện ông rất hay – sống nhiều như vậy, làm sao không hay? – nhưng văn ông nhiều chỗ dở - viết nhiều như vậy làm sao mà không có chỗ dở?
Đọc truyện Ngôi nhà của Mapouhi dưới đây, độc giả nhận thấy lời đó rất đúng. Truyện hấp dẫn, linh động, ta hồi hộp đọc một hơi cho tới hết, nhưng văn không chuốt, thường quá dễ dãi. Tuy nhiên, đoạn tả cơn giông kinh hồn ở Nam Hải quả là bất hủ: trong văn học Anh, Pháp, chưa có một cây bút nào cho tôi một cảm giác rùng rợn đến như vậy về sức tàn bạo man dã của thiên nhiên! Mà cái dục vọng có một ngôi nhà theo kiểu thực dân của gia đình Mapouhi; cái tánh tham lam bốc lột thổ dân của bọn văn minh da trắng cũng man dã như những hiện tượng thiên nhiên ở miền đó vậy.
Ngôi nhà của Mapouhi trích trong tập Contes des mers du Sud (bản dịch của nhà Hachette). Trong tập còn hai truyện nữa cũng nên đọc : truyện Le paien nhà xuất bản Phượng Giang đã dịch (trong cuốn Chiếc lá cuối cùng) và truyện La Graine de Mac Coy mà văn sĩ Anh George Orwell khen là tế nhị, có tính cách nhân đạo[1].
***
Jack London (12 tháng 1, 1876 - 22 tháng 11, 1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life), Nanh trắng (White Fang) và hơn 50 tác phẩm khác.
Ông là một người tiên phong của thể loại tạp chí thương mại đang thịnh hành lúc bấy giờ, ông là một trong những người Mỹ đầu tiên thành công về mặt tài chính từ nghề viết văn. Ở Việt Nam, một số tác phẩm của ông được dịch ra tiếng Việt và được độc giả yêu thích như Gót sắt, Nhóm lửa...
Trong hai mươi năm, ông đã viết báo, đong tiền ủng hộ các cuộc đình công của công nhân và các đồng chí gặp lúc khó khăn. Ông viết bài giới thiệu cho những cuốn sách tiến bộ. Ông tin vào những cuộc đấu tranh của công nhân, vào lòng nhân đạo của con người. Nhưng trước cảnh trái ngược đầy đau khổ của xã hội mà ông đang sống, ông đã uống thuốc độc tự tử vào đêm 21 tháng năm 1916.