Xoay quanh câu chuyện về một cặp vợ chồng dự định sẽ ly hôn sau khi cô con gái Mizuko vào cấp một. Nhưng tin dữ ập đến, một tai nạn bất ngờ không may ập đến với cô bé ở bể bơi. Nhưng sự thật còn đau đớn hơn gấp bội khi đứa con gái duy nhất của họ đã chết não nhưng trái tim vẫn còn đập bởi một sức mạnh kì lạ.
Chính vào giây phút dấu hiệu của sự sống đang lụi tàn dần, cha mẹ cô bé phải tiếp nhận một sự thật tàn khốc: có nên hiến tạng của cô bé hay không?
Trái tim cô bé vẫn còn đang đập và những ràng buộc riêng trên mặt luật pháp đã không cho vị bác sĩ nào dám khẳng định cô bé đã tử vong. Họ buộc lựa chọn tiếp tục chăm sóc đứa con gái đã rơi vào trạng thái thực vật hay buông tay, chấp nhận hiến tạng đứa con gái yêu duy nhất?
Tất cả tạo nên một chuỗi những âu lo với bố mẹ cô bé :“Vậy kẻ hại chết con gái tôi sẽ là tôi sao? Không chỉ là những trăn trở về mặt pháp luật mà còn nhen nhóm hi vọng mong manh rằng chỉ cần trái tim còn đập thì một ngày kia cô bé sẽ dần lấy lại ý thức?
“Liệu cố gắng níu giữ sự “sự tồn tại” của một người đã chết có ý nghĩa gì? Hay đây chỉ là sự ích kỷ của bản thân họ khi từ chối hiến tạng con gái mình?. Điều này đã khiến người mẹ đã có những ý nghĩ không thấu đáo nhất thời nhưng cuối cùng...
Nhà văn Keigo đã khéo léo gợi nhắc một khía cạnh nhức nhối không chỉ tồn tại trong xã hội Nhật Bản mà còn có giá trị hiện thực ở nhiều nơi trên thế giới về vấn đề hiến tạng.
Cuốn sách còn giống như một lời gợi nhắc về tình cảm gia đình, về tấm lòng của những người làm cha làm mẹ dành cho những đứa con của mình. Gia đình là nơi không ngừng yêu thương và không bao giờ nói bỏ cuộc. Giống như người cá vậy, cô bé Mizuko có một trái tim thật đẹp, những nhịp đập yếu ớt vẫn muốn gửi gắm đến cha mẹ tình yêu chưa một lần nói ra.
Một lần nữa nhà văn Higashino Keigo lại khiến người đọc trăn trở trong từng câu văn, từng hình ảnh, từng cung bậc cảm xúc và để lại trong lòng độc giả câu hỏi day dứt “ Nếu bạn ở trong hoàn cảnh ấy, liệu bạn sẽ lựa chọn ra sao?” và có lẽ đáp án lại tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người.
Chính vào giây phút dấu hiệu của sự sống đang lụi tàn dần, cha mẹ cô bé phải tiếp nhận một sự thật tàn khốc: có nên hiến tạng của cô bé hay không?
Trái tim cô bé vẫn còn đang đập và những ràng buộc riêng trên mặt luật pháp đã không cho vị bác sĩ nào dám khẳng định cô bé đã tử vong. Họ buộc lựa chọn tiếp tục chăm sóc đứa con gái đã rơi vào trạng thái thực vật hay buông tay, chấp nhận hiến tạng đứa con gái yêu duy nhất?
Tất cả tạo nên một chuỗi những âu lo với bố mẹ cô bé :“Vậy kẻ hại chết con gái tôi sẽ là tôi sao? Không chỉ là những trăn trở về mặt pháp luật mà còn nhen nhóm hi vọng mong manh rằng chỉ cần trái tim còn đập thì một ngày kia cô bé sẽ dần lấy lại ý thức?
“Liệu cố gắng níu giữ sự “sự tồn tại” của một người đã chết có ý nghĩa gì? Hay đây chỉ là sự ích kỷ của bản thân họ khi từ chối hiến tạng con gái mình?. Điều này đã khiến người mẹ đã có những ý nghĩ không thấu đáo nhất thời nhưng cuối cùng...
Nhà văn Keigo đã khéo léo gợi nhắc một khía cạnh nhức nhối không chỉ tồn tại trong xã hội Nhật Bản mà còn có giá trị hiện thực ở nhiều nơi trên thế giới về vấn đề hiến tạng.
Cuốn sách còn giống như một lời gợi nhắc về tình cảm gia đình, về tấm lòng của những người làm cha làm mẹ dành cho những đứa con của mình. Gia đình là nơi không ngừng yêu thương và không bao giờ nói bỏ cuộc. Giống như người cá vậy, cô bé Mizuko có một trái tim thật đẹp, những nhịp đập yếu ớt vẫn muốn gửi gắm đến cha mẹ tình yêu chưa một lần nói ra.
Một lần nữa nhà văn Higashino Keigo lại khiến người đọc trăn trở trong từng câu văn, từng hình ảnh, từng cung bậc cảm xúc và để lại trong lòng độc giả câu hỏi day dứt “ Nếu bạn ở trong hoàn cảnh ấy, liệu bạn sẽ lựa chọn ra sao?” và có lẽ đáp án lại tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người.