Nữ Tu Sĩ

Thể loại: Văn Học
Tác giả : Denis Diderot
  • Lượt đọc : 79
  • Kích thước : 11.48 MB
  • Số trang : 252
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 43
  • Số lượt xem : 438
  • Đọc trên điện thoại :
Đơni Điđơrô (1713 - 1784), là một trong những nhà văn và nhà tư tưởng lớn của phong trào Ánh sáng Pháp ở thế kỷ XVII, là một trong những người đã góp phần tích cực chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 về ý thức tư tưởng Hoạt động của ông bao gồm nhiều mặt. Là một nhà tư tưởng duy vật, ông đã viết nhiều công trình triết học có giá trị như: Tư tưởng triết học (1746), Bức thư về những người mù để cho người sáng mắt đọc (1749). Ông cũng là người chủ biên bộ Bách khoa toàn thư, bộ sách đã tập hợp hầu hết những nhà khoa học, triết học, văn học lỗi lạc đương thời, được xuất bản với mục đích tuyên truyền cho những tư tưởng Ánh sáng, đánh đổ thế giới quan phong kiến phản động và xây dựng một thế giới quan duy vật tiến bộ. Điđơrô còn viết nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Ông chiến đấu cho một nền nghệ thuật có mục đích phục vụ nhân dân và đặt một số cơ sở cho nền văn học hiện thực. Đồng thời Điđơrô là một nhà soạn kịch, một nhà văn đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhất là các truyện Nữ tu sĩ (1760) Jặc, anh chàng định mệnh chủ nghĩa (1761), Người cháu của Ramô (1762).

Nữ tu sĩ là một tác phẩm thuộc truyền thống văn học Pháp và châu u chống lại những sự hà lạm của nhà thờ. Đã từ lâu nhà thờ Thiên chúa giáo là định lũy của chế độ phong kiến phản động. Nhà vua chuyên chế, các giai cấp thống trị dùng nó làm một lợi khi mắc lực để mê hoặc và đàn áp sự phản kháng của nhân dân. Chúng lập một mạng lưới nhà thờ dày đặc khắp thành thị và nông thôn nước Pháp. Có thể nói bóng đen của nhà thờ ngã xuống hầu hết ruộng đất của Nước Pháp. Bên cạnh chính quyền vốn đã hà khắc của chế độ quân chủ chuyên chế để cai trị nhân dân về mặt pháp lý, lại có thêm thần quyền của tôn giáo để áp bức nhân dân về mặt linh hồn. Hầu hết những việc ma chay, cưới hỏi của nhân dân đều do nhà thờ quyết định. Để kìm hãm nhân dân trong vòng ngu tối,, nhà thờ tích cực hoạt động ngăn trở sự phát triển của khoa học, của triết học duy vật, nói tóm lại, của tiến bộ xã hội. Vì vậy mà từ trước đến nay, những nhà tư tưởng, những văn nghệ sĩ tiền tiến của các thời đại đều đã lên tiếng phản đối nhưng học thuyết ngu dân của nhà thờ. Từ thời Phục hưng, Bôcaxiô, nhà văn Ý, trong các truyện của mình, cũng như nhà viết hài kịch Pháp Môliere ở thế kỷ XVII, trong các vở Trường học làm vợ, Tactuyfơ, Đông Joăng đều đã vạch trần tính chất giả nhân giả nghĩa và những sự tàn bạo của nhà thờ.

Viết Nữ tu sĩ, Điđơrô đã tiếp tục truyền thống chống những sự hà lạm của nhà thờ trong văn học Pháp và châu u. Qua sự mô tả cuộc đời của cô gái Xuydan ở các tu viện, ông lên án sự cuồng tín tôn giáo, cuộc sống khổ hạnh cùng tất cả những biện pháp thô bạo được áp dụng trong nhà tu nhằm đàn áp lý trí, hủy hoại nhân cách con người. Đồng thời ông gián tiếp lên án chế độ đương thời đã làm chỗ dựa cho những hoạt động tôn giáo phản động như vậy. Cuốn truyện cho ta thấy nhà tu kín quả thật là một địa ngục trần gian, ở đó hàng ngày diễn ra những cảnh tu nữ bị nhục hình, những cảnh điên loạn ghê rợn. Những kẻ được sủng ái thì hành hạ kẻ khác, nhưng người bị ruồng bỏ thì trở thành nạn nhân của mọi sự hành hạ. Điđrô cho ta thấy do một sự giáo dục khổ hạnh trái với tự nhiên, con người không còn giữ được bản chất tốt đẹp của mình, đúng như lời bà nhất Môni đã có lần nói với Xuydan: "Con ạ! Trong tất cả những người ở xung quanh chúng ta, những người rất mực ngoan ngoãn, trong trắng, dịu dàng, hầu như không có một người nào, phải, không có một người nào mà mẹ không thể làm cho họ trở thành một con thú dữ".

Nhưng Nữ tu sĩ còn bao hàm một chủ đề tư tưởng khác: quyền lợi người phụ nữ trong xã hội. Điđơrô, cũng như các nhà Bách khoa khác, trong khi đấu tranh cho tự do, cho sự giải phóng của con người, đã nhiều lần lên tiếng bênh vực quyền lợi và địa vị của phụ nữ. Xuydan không chỉ là một cô gái hiền lành, mộ đạo, cô còn là một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, một con người biết đấu tranh cho hạnh phúc của mình. Bao nhiêu đe dọa, bao nhiêu nhục hình vẫn không làm cô ngã lòng. Cô đã chiến thắng những tư tưởng bi quan, đầu hàng, và đã tìm mọi cách thoát ra khỏi tu viện hắc ám, tuy cuộc sống trước mắt còn dành cho cô bao sự hãi hùng. Hình ảnh Xuydan là hình ảnh những phụ nữ Pháp có nghị lực và can đảm, ngày mai đây sẽ cùng toàn dân xông vào phá ngục Baxti để giải phóng cho mình và giải phóng cho dân tộc. Cũng vì ý nghĩa cách mạng đó của tác phẩm mà Nữ tu sĩ, viết xong năm 1760, mãi đến năm 1796, sau cuộc cách mạng tư sản Pháp và sau khi nhà văn từ trần, mới được xuất bản.

Truyện này được viết theo thể loại truyện triết lý, một thể loại được sử dụng rộng rãi ở thế kỷ XVII. Nhằm mục đích phổ biến rộng rãi các tư tưởng chính trị, triết học đến quảng đại quần chúng, các nhà văn Ánh sáng đã dùng những loại truyện này để làm cho người đọc dễ tiếp thụ những quan điểm của mình. Chúng ta đều biết Vonte rất sở trường về loại văn này và đã để lại nhiều kiệt tác như Canđích, Người chất phác... Các truyện khác của Điđơrô như Người cháu của Ramô, Jăc, anh chàng định mệnh chủ nghĩa đều là những truyện triết lý. Nhân vật Xuydan làm ta nghĩ đến hình ảnh những "con người tự nhiên" mà ta thường thấy trong nền văn học thế kỷ XVIII. Đó là những con người trong trắng, ngây thơ, chưa hề bị những ảnh hưởng xấu xa của các quan hệ tư sản làm hư hỏng. Xuydan không phải là một người vô thần, trái lại, cô hết lòng kính Chúa, mộ đạo. Nhưng lương tri sáng suốt của "con người tự nhiên" không thể chấp nhận những tội ác hàng ngày diễn ra trong tu viện, những nghi lễ vô lý người ta bày ra ở đấy để mê hoặc các nữ tu sĩ đáng thương Xuydan, do những điều chứng kiến ở tu viện, đã nhìn nhận được những lừa bịp trắng trợn của những kẻ mạo danh Chúa để làm những điều bỉ ổi.

Đây là điểm làm cho Nữ tu sĩ khác với truyện triết lý của nhiều nhà văn khác. Thường thường trong các truyện triết lý, nhà văn quan tâm đến sự minh họa tư tưởng của mình hơn là mô tả tâm lý nhân vật. Ngược lại, Xuydan có một đời sống nội tâm khá tế nhị, phong phú. Với một ngòi bút mang nhiều tính chất hiện thực sâu sắc, Điđơrô mô tả một cách tỉ mỉ những diễn biến phức tạp trong tâm hồn Xuydan. Từ lòng tin Chúa ngày thơ, Xuydan đã dần dần đi tới chỗ hoài nghi, và từ đó đến chỗ phản kháng, phẫn nộ; cô gái hiền lành quen sống nhẫn nhục trong gia đình mà ở đó cô bị khinh bỉ đã dần dần trở nên một người dám nổi loạn chống áp bức, chống giả dối, chống thành kiến, chống tàn bạo. Ngoài Xuydan, các nhân vật khác như bà nhất và các tu nữ khác, cùng với những cơn điên loạn của họ, cũng đều có một đời sống tâm lý rõ rệt.

TÔN GIA NHÂN