Ơgiêni Grăngđê

Thể loại: Văn Học
Tác giả : O. Banzăc
  • Lượt đọc : 80
  • Kích thước : 13.91 MB
  • Số trang : 275
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 34
  • Số lượt xem : 372
  • Đọc trên điện thoại :
Năm 1833, nhà văn hiện thực vĩ đại của nhân dân Pháp, một trong những nhà văn lớn nhất của thế giới, Ônôrê đơ Banzắc, cho ra đời tác phẩm Ngiêni Grăngđê, thiên kiệt tác đầu tiên của mình. Ogiéni Grăngđê là một lớp đặc sắc của Tấn trò đời (La comédie humaine) một vở bi hài kịch rộng lớn, "có ba bốn nghìn nhân vật" - theo lời tác giả - thể hiện cuộc đời thiên binh vạn trạng đang diễn ra trong xã hội nước Pháp thời bấy giờ, điển hình của xã hội tư bản buổi đầu ở Tây u.

Thật ra, cái danh từ lý thú và khá chính xác về nội dung ấy lại tập hợp ngót trăm tác phẩm, gồm tuyệt đại đa số là tiểu thuyết. Và cũng chỉ nhờ những tiểu thuyết của mình mà Banzắc trở nên bất hủ.

Ônôrê đơ Banzắc (Honoré de Balzac) sinh ngày 20-5-1799 trong một gia đình công chức, ở thành Tua (Tours) trên bờ sông Loa. Banzắc sinh ra và sống trong thời kỳ giằng xé quyết liệt và lâu dài giữa hai giai cấp cầm đầu xã hội nước Pháp thời ấy: tư sản và quý tộc. Cuộc đời Banzắc trải qua trên những biến cố lớn lao của một nước Pháp không bình yên, một nước Pháp sục sôi dữ dội như miệng núi lửa đang phun những dòng phún thạch, gây nên những chấn động long trời làm đảo lộn cơ cấu xã hội. Tấm màn nước Pháp còn rung rinh cuộc cách mạng 1789, đã đột ngột xuất hiện Napôlêông mà tiếng đại bác và vó ngựa làm châu u kinh hãi. Đại tư sản Pháp mà Bônapác là người đại diện quyền lợi, đã cướp đoạt thành quả của cách mạng và nhanh chóng đặt một kỷ cương mới mà mình là kẻ ăn trên ngồi trốc. Khi con quái vật khổng lồ kia đã thành một trở lực, hắn bị hất xuống thì đàn chuột Buốcbông trở lại nhảy nhót. Nhưng đó cũng chỉ là đàn chuột trên sào, không sao làm lay chuyển cãi trật tự mới đang hình thành. Lui 18, Sáclơ 10 và bọn quý tộc thời ấy chẳng qua là những kẻ "trở về trên xe quân nhu của ngoại quốc", không thể cản nổi bước tiến của lịch sử. Cho nên rồi Lui Philip lại lên trị vì, một ông "vua tư sản" của xã hội đã tư sản hóa (1830).

Hầu như cả cuộc sống nửa thế kỷ của Banzắc đã ôm gọn những trận đấu ác liệt ấy. Trong bầu trời vần vũ của nước Pháp thế kỷ XIX, vừa lóe sáng ánh kim tiền, vừa chói ngời màu cờ đỏ. Những bước chân rầm rập của cách mạng vang trên đường phố Pari chen lấn tiếng rên rỉ của "một tầng lớp rộng rãi ở châu u" mà tinh thần "đang bị lay chuyển vì một nỗi khổ đau và thất vọng lớn" (". Một cuộc khủng hoảng lớn lao, một tâm lý bi quan "vỡ mộng" đã ngấm sâu trong lòng người, khi niềm hy vọng bị tan vỡ trước thực tại của cách mạng tư sản Pháp. Bọn tư bản tài chính đứng đầu là Lui Philip đang siết chặt vận mệnh nước Pháp trong vòng cương tỏa của đồng tiền. Quý tộc sa đọa trở thành những con thiêu thân tự nguyện trong ánh lửa hoàng kim. Một giai cấp công nhân được tập trung và lớn mạnh song song với sự hưng thịnh của giai cấp tư sản, đã đứng dậy để gìn giữ và bảo vệ nước Pháp cùng với quyền lợi của giai cấp mình. Tuy họ còn bị lợi dụng, tuy thành quả cách mạng đánh đổi bằng xương máu của nhân dân lao động còn bị cướp đoạt, họ cũng đã bắt đầu tự giác và sắp chuẩn bị cho cuộc thử lửa với giai cấp tư sản sau này (1871).

Banzắc đã sống trong một thời đại như thế. Cuộc đời Banzắc hầu như không có tuổi thanh xuân. Sau này nhớ lại quãng đời khô cằn của tuổi trẻ, trong Miếng da lừa, Banzắc đã viết: "Cho đến hai mươi mốt tuổi, tôi đã bị còng lưng dưới một sự chuyên chế lạnh lẽo chẳng khác gì những tín điều nhà thờ". Tám tuổi, cậu bé Ônôrê đã bị giam trong bốn bức tường của trường dòng Vàngđôm với những kỷ luật hà khắc, những giáo lý khô khan. Năm 1814 Banzắc theo cha đi Pari. Sau khi ra trường trung học, trong ba năm (1816-1819) cậu thanh niên vừa học luật, vừa lập sự trong văn phòng của các viên luật sư, chưởng khế theo ý muốn của bố mẹ, đồng thời học thêm các lớp văn học, triết học ở trường đại học Xoócbon. Năm hai mươi tuổi, sau khi tốt nghiệp trường luật, Banzắc bắt đầu sáng tác. Ông quyết định từ bỏ con đường luật và theo hẳn con đường văn chương. Quyết định can đảm ấy đã đi ngược lại dự định của gia đình Banzắc về một con đường tương lai trên đó bố mẹ ông thấy có thể tiến thân" được.

Vở kịch Cơrômoen (Cromewet 1820) ra đời hối hả trong một căn gác lụp xụp - một "nấm mồ lộ thiên", với biết bao thiếu thốn vật chất, chưa chứng tỏ được tài năng Banzắc.

Thất bại bước đầu trong làng văn, Banzắc chuyển qua kinh doanh. Từ năm 1825, ông lần lượt mở nhà xuất bản, nhà in, xưởng đúc chữ in. Nhưng Banzắc ra đời không phải để làm một nhà tư sản. Hoạt động kinh doanh chỉ đem lại cho ông những món nợ chồng chất, dây dưa mãi về sau.

Cuộc đời đã quên hẳn Banzắc, giới thương mại Pari cũng chỉ còn nhớ đến ông như một kẻ vỡ nợ, thì năm 1829, Banzắc lại lay thức công chúng với cuốn tiểu thuyết Những người Suăng. Tác phẩm ra đời vào "đêm trước cuộc cách mạng tháng 7-1830" là kết quả đầu tiên của một quá trình vươn lên trên cuộc sống lận đận, quá trình tích lũy vốn sống, cảm thông sâu sắc với những con người nghèo khổ, Banzắc bắt đầu nổi tiếng với cuốn sách đó.

Tiếp theo đó, hàng loạt tác phẩm xuất hiện, Gốpxếch (1830), Miếng da lừa (1831), Thiên kiệt tác vô danh (1831), Luy Lămbe (1832)... lại làm cho tên tuổi Banzắc được biết thêm nhiều trên đất Pháp. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1833, khi cuốn tiểu thuyết (gini Grăngđê ra đời, Banzắc mới thật sự thành một nhà văn lớn. Ngiêni Grăngđể có một vị trí đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Banzắc. Nó là thiên kiệt tác đầu tiên, mở đầu cho một lối tiểu thuyết mới của Banzắc và mở màn cho những kiệt tác sau này.

Những năm 30 và 40 là những năm rực rỡ nhất trong quá trình sáng tác của tác giả. Mỗi năm ông cho ra đời một hai tác phẩm, có năm nhiều hơn. Sức làm việc của Banzắc quả là phi thường. Năm 1842 Banzắc tập hợp toàn bộ tác phẩm của mình thành một pho với nhan để tổng hợp là Tấn trò đời 2. Tác phẩm cuối cùng của bộ tiểu thuyết kết thúc năm 1847.

Mùa xuân năm 1850, Banzắc đi Uycøren làm lễ thành hôn với nữ bá tước Hanska, bà này đã trao đổi thư từ với ống từ năm 1832, lúc bấy giờ chưa gặp mặt nhau. Nhưng ông đã mắc bệnh tim từ lâu; lúc trở về Pari ông ốm nặng và qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1850. Banzắc nhắm mắt sau khi đã mục kích "một trận giao chiến lớn giữa hai giai cấp chính trong xã hội hiện đại"3), tư sản và công nhân một cuộc đấu tranh đầu tiên về vấn để "duy trì hay hủy bỏ trật tự xã hội tư bản" (2 năm 1848. Nhà văn Vichto Huygô đã đọc những lời ngợi ca thấm thía trên mộ ông.