Giảng Văn Văn Học Việt Nam

Tác giả : Lê Bảo
  • Lượt đọc : 8
  • Kích thước : 110.41 MB
  • Số trang : 622
  • Đăng lúc : 1 năm trước
  • Số lượt tải : 250
  • Số lượt xem : 2.392
  • Đọc trên điện thoại :
Bạn đọc đang có trong tay bộ sách GIẢNG VĂN VĂN HỌC VIỆT NAM bộ sách được xây dựng trên cơ sở của 7 cuốn Giảng văn về văn học Việt Nam mà Nhà xuất bản Giáo dục đã lần lượt cho ấn hành trong thời gian từ năm 1991 trở lại đây. Với việc hợp các bài viết trong 7 cuốn sách đó vào một bộ chung, chúng tôi hi vọng có thể phản ánh và ghi nhận đầy đủ hơn những công sức lớn đã được đầu tư cho một hoạt động quan trọng bậc nhất - hoạt động giảng văn - của một môn học quan trọng bậc nhất môn Văn học – kể từ khi thực hiện chương trình cải cách giáo dục ở nhà trường.

Nhưng bộ sách này cũng không hoàn toàn là sự cộng lại một cách giản đơn 7 tập sách riêng. Chúng tôi đã tìm cách bổ sung thêm một số bài giảng vẫn còn thiếu trong chương trình học. Bộ sách cũng được kết nếu tại thành ba phần lớn : giảng văn văn học dân gian, giảng viên văn học trung đại, giảng văn văn học hiện đại. Cách đặt tên các bộ phận văn học cũng như các mốc phân kì, chúng tôi (hoặc những người biên soạn) hoàn toàn căn cứ vào sách giáo khoa.

Mặt khác, chúng tôi cũng cố gắng giảm bớt những gì có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất, chặt chẽ của một bộ sách Giảng văn. Vì thể cho dù rất tiếc nhưng chúng tôi cũng dành không giữ lại các bài viết mở đầu cho các tập sách riêng. Chúng tôi còn buộc phải loại bớt những bài giảng về các tác phẩm không có trong chương trình hiện hành. Các tư liệu tham khảo và bài đọc thêm được tình tuyến lại. Khuôn khổ của bộ sách cùng không cho phép chúng tôi in lại văn bản của các tác phẩm văn thơ được giảng (hay trích giảng); dầu sao các bản văn này bạn đọc cũng rất dễ dàng tìm thấy trong các cuốn sách giáo khoa.

Tuy nhiên, đây là bộ sách có tới 15 tác giả, mà lại là sách giảng văn. Vì thế những sự khác biệt (về độ dài ngắn, nông sâu, về cách thức tiếp cận và giảng giải, về cách trình bày và diễn đạt...) là điều hầu như không tránh khỏi. Một mặt, bởi các tác phẩm được giảng khác nhau tự chúng đòi hỏi những cách giảng khác nhau. Chẳng hạn, trong giảng văn văn học dân gian, sự so sánh, khảo sát các bản kẻ bản ghi có thể là cần thiết. Nhưng sự khảo sát văn bản sẽ không còn cần thiết như thế đối với phần lớn các tác phẩm văn học thành văn Cùng tương tự như vậy, giảng trích đoạn không thế giống với giảng toàn tác phẩm, giảng thơ không thể giống với giảng văn, giảng văn học trung đại phái khác với văn học hiện đại, giảng thơ văn quốc ăn phải khác với giảng tác phẩm viết bằng chữ Hán hay chữ Pháp, v.v… Mặt khác, cảm thụ văn chương, và giảng giải văn chương cũng thế, là những hoạt động bao giờ cũng mang dấu ấn rất riêng của từng người. Ở đây, hơn bất cứ đâu, không ai có thể nói giống tất cả, nói thay cho tất cả. Nhưng có lẽ chính vì thế mà trong tỉnh vực giảng văn, sự da dạng, sự khác biệt, chủ không phải sự rập khuôn, đồng nhất, mới thật hữu ích cho việc chiếm lĩnh tác phẩm, cũng như với việc làm giàu đẹp thêm cho tri thức và tâm hồn của mỗi con người.

Nói một cách giản đơn thì giảng văn chung quy vẫn là công việc giảng rõ chất văn trong tác phẩm. Công việc ấy đầy hứng thú, nhưng cùng đầy cực nhọc, khó khăn. Các bài viết trong bộ sách giảng văn này, do đó, không khỏi còn nhiều khiếm khuyết và bắt cặp. Nhà xuất bản và các tác giả rất mong nhận được các ý kiến chỉ giáo của bạn đọc gần xa, để tới những lần xuất bản sau, chất lượng của bộ sách sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dùng sách.

Hà Nội, ngày 16-6-1997
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC