Trên dưới sáu thế kỷ từ thời Minh đến nay. Ở Trung Quốc "đến đứa trẻ cũng căm ghét Tào Tháo" (Quách Mạt Nhược), còn ở Việt Nam thì không biết tự bao giờ, cái tên Tào Tháo đã là biểu trưng cho những gì là gian hùng, quỷ quyệt, tráo trở, hiểm ác trong suy nghĩ của bất kỳ một ai khi cần so sánh với kẻ nào đó có những tính cách như thế.
Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa có một nhân vật lịch sử nào bị một cái tiếng xấu nặng nề và dai dẳng đến như vậy, mà rất lạ, là ở Việt Nam lại quá sâu sắc và phổ biến đối với một nhân vật lịch sử của nước ngoài sống cách đây ngót hai nghìn năm?
Đó phải chăng là công hay tội của La Quán Trung - tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên Tam quốc diễn nghĩa? Bởi vì từ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều đến hai triều Tùy ường không thấy có sách vở nào viết xấu và chửi bới Tào Tháo. Chỉ từ sau khi bộ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu đời Minh cuối đời Nguyên, thì Tào Tháo mới thực sự bị đem lên thớt của lịch sử và bia miệng chửi rủa của người đời về mọi sự phản trắc gian hùng quỷ quyệt. Không những thế, trong hàng chục hàng trăm vở ca kịch của Trung Quốc, hàng ngàn cái mặt nạ miêu tả kẻ gian thần nào đó đều hoá trang với bộ mặt trắng phếch như quỷ sứ của Tào Tháo.
Tại sao vậy? Điều này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. Xã hội Trung Quốc từ sau thời Ngũ Đại Thập Quốc nát bét như tương, chỉ trong một thời gian rất ngắn mà xuất hiện hàng chục triều đại và mấy chục ông vua hủ bại tàn bạo đến kinh người. Nhà Tống lập quốc cần phải củng cố một nền thống trị Trung ương tập quyền hùng mạnh, nền lý học Tống nho mới ra sức đề cao tư tưởng chính thống, tấn công kịch liệt vào những tư tưởng phản chính thống và những nhân vật phản nghịch trong lịch sử mà Tào Tháo là rất tiêu biểu. Hơn nữa, khi La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa lại vào lúc quân Nguyên Mông chiếm Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và ngoại xâm vô cùng gay gắt, lòng người hướng về triều nhà Hán, một triều đại phong kiến tiêu biểu đầu tiên kéo dài đến bốn trăm năm và đã làm nên những công trạng lớn lao, có một nền Hán nho rực rỡ. Chu Nguyên Chương đánh tan quân Mông, lập nên triều đại nhà Minh, lòng người hướng về một đất nước yên bình tập trung vào chính quyền Trung ương, tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa hiểu rõ tâm trạng của nhân dân trong giai đoạn đó, cho nên khuynh hướng ủng Lưu phản Tào sẽ trở thành khuynh hướng chỉ đạo trong sáng tác của ông. La Quán Trung cũng muốn có một ông vua ra vua, một bề tôi ra bề tôi, vì vậy viết đẹp về Lưu Bị, viết xấu về Tào Tháo cũng không có gì là lạ.
Mặt khác, đã là nhà văn, với bút pháp hiện thực, phải xây dựng nên những hình tượng điển hình sinh động. Tào Tháo trong lịch sử đã trở thành một hình tượng văn học phản diực kỳ sinh động về tính cách gian hung, quỷ quyệt tàn nhẫn... và La Quán Trung đã làm được điều đó. Hoá ra Tào Tháo chịu cái oan trời giáng là vì vậy. Tuy nhiên, nếu độc giả tỉnh táo thì, mặc dầu, tác giả đã viết dưới quan điểm chính thống ủng Lưu phản Tào, nhấn khá mạnh về cái xấu của Tào Tháo, nhưng với bút lực hiện thực chủ nghĩa tài năng, La Quán Trung vẫn xây dựng được một Tào Tháo đa dạng, mà phần tốt đẹp của Tào Tháo vẫn ngời ngời, vượt hẳn những nhân vật đương thời. Vậy Tào Tháo của lịch sử là con người như thế nào?
***
Mưa lớn ngập U Yên 1 sóng bạc ngút tận trời. Thuyền đánh cá ngoài đảo Tần Hoàng 2. Một vùng trời nước mênh mông, biết trôi dạt về phương nào.
Ngàn năm cũ, Ngụy Vũ múa roi đi về đông vùng Kiệt Thạch còn thơ để lại.
Tiếng đàn dìu dặt gió thu nay còn đó, mà trần thế đã đổi thay.
Năm Hiến đế Vĩnh Thọ thứ nhất, nhà Đông Hán (155 sau công nguyên). Tào Tháo, một bậc tài hoa trong lịch sử Trung Quốc ra đời. Mao Trạch Đô lãnh tụ vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ XX đã nhắc tới Tào Tháo trong bài từ "Lãng đào sa".
Tào Tháo sinh ra ở Tiêu Quận nước Bái, nay là miền Tây Bắc huyện Tĩnh Túc, An Huy. Theo truyền thuyết, lúc Tào Tháo ra dời cũng là lúc bầu trời bỗng dưng u ám, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Người mẹ đau đớn quằn quại, nước mắt đầm đìa. Một nho sĩ ở gần đó đã nói: "Đứa bé hoà hợp với hiện tượng của trời đất, sau này sẽ thành đại khí!".
Đó là thời hậu Đông Hán. Triều đình gần như một bãi chiến trường tranh giành quyền lực, khi thắng khi bại, giữa bọn ngoại tộc và lũ hoạn quan, khiến cho triều chính hỗn loạn, tai hoạ giáng xuống khắp nơi.
Cha Tào Tháo là Hạ Hầu Tung, dòng họ Hạ Hầu Tung là con nuôi của Trung Thường Thị Tào Đằng nên đổi thành họ Tào.
Tào Đằng là một hoạn quan nổi tiếng. Những đặc điểm tính cách của Tào Tháo sau này, dĩ nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ông nội.
Tào Đằng cũng là người ở Tiêu Quận nước Bái. Cha ông là Tào Tiết, cao to, có nhiệt huyết, được coi là người nghĩa hiệp trong vùng. Thời niên thiếu, Tào Tiết làm nghề nuôi lợn. Một nắng hai sương, công việc ngập đầu, ông không hề tranh chấp với ai, giàu lòng nhân hậu từ bé. Một lần, nhà hàng xóm mất lợn, lợn hai nhà khác nhau chẳng là bao, liền bảo lợn của Tào Tiết là lợn của mình, rồi bắt mang đi. Tào Tiết không hề nói một câu nào. Chẳng bao lâu, người hàng xóm tìm được lợn của mình, liền đem trả lợn và luôn mồm xin lỗi Tào Tiết. Ông cũng chỉ cười cười, không hề có ý oán trách.
Tào Đằng là con nhỏ của Tào Tiết. Vì gia cảnh nghèo túng, con khôngược đi học, người cha thấy ân hận vô cùng. Nhìn thấy con càng lớn càng thanh tú, nét mặt dễ coi, đầu óc sáng suốt. Tào Tiết nghĩ tới con đường tiến cung. Như vậy, con sẽ giầu sang và gia đình cũng được thơm lây.
Một hôm. Tào Tiết nói lại những ý nghĩ đó với con trai. Không ngờ Tào Đằng hết sức mừng rỡ nói với cha:
- Con nguyện đi theo con đường đó, suốt đời không hối hận. Xin cha cứ yên lòng, con nhất định sẽ trở thành người...
Thế rồi Tào Đằng bé nhỏ phải chịu đau đớn, cắt bỏ phần sinh dục để được vào nội cung.
Quả nhiên sau khi vào cung, Tào Đằng chăm chỉ, chịu đựng, mọi công việc đều chu đáo, hơn nữa, càng lớn càng dễ coi, tính tình ôn hoà, chẳng bao lâu được Hoàng thái hậu vừa ý, cho ở bên cạnh để cùng đọc sách.
Nhờ đó, Tào Đằng có cơ hội học tập. Vì có trí nhớ tốt, nên so với số hoạn quan cùng vào cung đợt đó, Tào Đằng trở thành người vừa bảnh bao, vừa có chữ nghĩa. Có thể đây là nguyên nhân quan trọng làm cho Tào Đằng sau này trở thành một hoạn quan kiệt xuất.
Chính nhờ biết cách dùng người, Tào Đằng đã tiến cử được vô số các bậc hiền tài cho đất nước. Chủng Tung là quan Thứ sử Ích Châu bị An đế trừng phạt về tội vu khống Tào Đằng nhận hối lộ. Tào Đằng đã xin vua tha tội cho Chủng Tung, hơn nữa, còn tiến cử ông trở lại làm quan. Sau khi Tào Đằng mất, Chủng Tung còn được thăng quan đến chức Tư đồ, đó cũng là ý nguyện của Tào Đằng khi còn sống.
Trong cơ cấu chính trị ở tầng lớp caoTào Đằng thường lấy đức báo oán, thu phục lòng người, đề cao uy tín của mình. Có thể do đã học được những thủ đoạn chính trị lão luyện của ông nội, nên sau này Tào Tháo cũng có những biểu hiện đột xuất như vậy.
° ° °
Tào Tháo tiểu tự là A Man. Nét mặt không những không đẹp mà còn hơi thô thô, đen đen. Nhưng tính cách A Man thì đặc biệt, trầm tư và quật cường, ít nói ít khóc. Bao giờ Tháo cũng có vai trò thống lĩnh trong bọn trẻ cùng trang lứa.
Quê Tháo ở gần một con sông nhỏ nước chảy trong veo. Trên bờ sông có những thảm cỏ, những rặng liễu xanh rờn. Khác hẳn lũ trẻ cùng tuổi. Tháo thích nhất là được lẻn ra tắm ở ngoài sông. Lúc này Thao mới lên năm. Bởi vậy, cùng với Tháo đùa giỡn dưới sông thường là lũ trẻ lớn hơn. Chúng đã bảy, tám, thậm chí có đứa mười tuổi.
A Man chưa hề biết sợ lũ trẻ lớn hơn. Ngược lại, nhìn thấy A Man cười to, thét lớn, nô đùa với nước, chúng càng kinh ngạc.
Vào một hôm bầu trời quang đãng, ánh nắng chói chang, nhân lúc cha mẹ không để ý, A Man đã lén ra khỏi nhà bằng cổng sau. Vừa ra khỏi cửa, cậu liền co giò phóng thẳng tới con sông nhỏ. Khi gần tới bờ, cậu vừa chạy vừa cởi bỏ quần áo và rồi ầm một tiếng lao cả người xuống sông. Nước bắn tung toé cuộn thành từng vòng, từng vòng hoa nước, dâng cao. Sau khi ra khỏi những vòng nước làm tối tăm mặt mũi, lũ trẻ đang bơi quanh đấy vừa gọi "A Man, A Man", vừa xô cả lại với cậu.
Đúng lúc đó, một đứa hốt hoảng kêu t
- Rắn, rắn nước!
Tiếp đó hai đứa khác cũng hét lên:
- Rắn đấy, rắn đến đấy!
Quả nhiên, một con rắn nước đang nghếch đầu, lướt tới chỗ bọn trẻ. Lũ trẻ la thét ầm ĩ, bơi về phía bờ sông. A Man cũng nhìn thấy rắn nước, nhưng cậu không chạy. Còn con rắn thì nhanh chóng lướt tới gần chỗ cậu đứng.
Nếu là đứa trẻ khác, chắc đã khóc rồi, nhưng có thể là A Man không kịp khóc! Cậu thận trọng chăm chú nhìn con rắn. Tay không có vũ khí, chỉ có một nắm cỏ vừa vặt được ở gần bờ, thế mà A Man dám đánh con rắn bằng nắm cỏ đẫm nước ấy khi nó tới gần. Lúc đầu con rắn lùi lại phía sau, nhưng nó lại nhanh chóng quay đầu lướt thẳng tới chú bé. A Man vung nắm cỏ lên đánh thật mạnh và để trợ sức cho mình, miệng cậu hô lớn:
- Mày sẽ phải chết! Tao đánh chết mày!
Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa có một nhân vật lịch sử nào bị một cái tiếng xấu nặng nề và dai dẳng đến như vậy, mà rất lạ, là ở Việt Nam lại quá sâu sắc và phổ biến đối với một nhân vật lịch sử của nước ngoài sống cách đây ngót hai nghìn năm?
Đó phải chăng là công hay tội của La Quán Trung - tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên Tam quốc diễn nghĩa? Bởi vì từ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều đến hai triều Tùy ường không thấy có sách vở nào viết xấu và chửi bới Tào Tháo. Chỉ từ sau khi bộ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu đời Minh cuối đời Nguyên, thì Tào Tháo mới thực sự bị đem lên thớt của lịch sử và bia miệng chửi rủa của người đời về mọi sự phản trắc gian hùng quỷ quyệt. Không những thế, trong hàng chục hàng trăm vở ca kịch của Trung Quốc, hàng ngàn cái mặt nạ miêu tả kẻ gian thần nào đó đều hoá trang với bộ mặt trắng phếch như quỷ sứ của Tào Tháo.
Tại sao vậy? Điều này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. Xã hội Trung Quốc từ sau thời Ngũ Đại Thập Quốc nát bét như tương, chỉ trong một thời gian rất ngắn mà xuất hiện hàng chục triều đại và mấy chục ông vua hủ bại tàn bạo đến kinh người. Nhà Tống lập quốc cần phải củng cố một nền thống trị Trung ương tập quyền hùng mạnh, nền lý học Tống nho mới ra sức đề cao tư tưởng chính thống, tấn công kịch liệt vào những tư tưởng phản chính thống và những nhân vật phản nghịch trong lịch sử mà Tào Tháo là rất tiêu biểu. Hơn nữa, khi La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa lại vào lúc quân Nguyên Mông chiếm Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và ngoại xâm vô cùng gay gắt, lòng người hướng về triều nhà Hán, một triều đại phong kiến tiêu biểu đầu tiên kéo dài đến bốn trăm năm và đã làm nên những công trạng lớn lao, có một nền Hán nho rực rỡ. Chu Nguyên Chương đánh tan quân Mông, lập nên triều đại nhà Minh, lòng người hướng về một đất nước yên bình tập trung vào chính quyền Trung ương, tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa hiểu rõ tâm trạng của nhân dân trong giai đoạn đó, cho nên khuynh hướng ủng Lưu phản Tào sẽ trở thành khuynh hướng chỉ đạo trong sáng tác của ông. La Quán Trung cũng muốn có một ông vua ra vua, một bề tôi ra bề tôi, vì vậy viết đẹp về Lưu Bị, viết xấu về Tào Tháo cũng không có gì là lạ.
Mặt khác, đã là nhà văn, với bút pháp hiện thực, phải xây dựng nên những hình tượng điển hình sinh động. Tào Tháo trong lịch sử đã trở thành một hình tượng văn học phản diực kỳ sinh động về tính cách gian hung, quỷ quyệt tàn nhẫn... và La Quán Trung đã làm được điều đó. Hoá ra Tào Tháo chịu cái oan trời giáng là vì vậy. Tuy nhiên, nếu độc giả tỉnh táo thì, mặc dầu, tác giả đã viết dưới quan điểm chính thống ủng Lưu phản Tào, nhấn khá mạnh về cái xấu của Tào Tháo, nhưng với bút lực hiện thực chủ nghĩa tài năng, La Quán Trung vẫn xây dựng được một Tào Tháo đa dạng, mà phần tốt đẹp của Tào Tháo vẫn ngời ngời, vượt hẳn những nhân vật đương thời. Vậy Tào Tháo của lịch sử là con người như thế nào?
***
Mưa lớn ngập U Yên 1 sóng bạc ngút tận trời. Thuyền đánh cá ngoài đảo Tần Hoàng 2. Một vùng trời nước mênh mông, biết trôi dạt về phương nào.
Ngàn năm cũ, Ngụy Vũ múa roi đi về đông vùng Kiệt Thạch còn thơ để lại.
Tiếng đàn dìu dặt gió thu nay còn đó, mà trần thế đã đổi thay.
Năm Hiến đế Vĩnh Thọ thứ nhất, nhà Đông Hán (155 sau công nguyên). Tào Tháo, một bậc tài hoa trong lịch sử Trung Quốc ra đời. Mao Trạch Đô lãnh tụ vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ XX đã nhắc tới Tào Tháo trong bài từ "Lãng đào sa".
Tào Tháo sinh ra ở Tiêu Quận nước Bái, nay là miền Tây Bắc huyện Tĩnh Túc, An Huy. Theo truyền thuyết, lúc Tào Tháo ra dời cũng là lúc bầu trời bỗng dưng u ám, sấm chớp ầm ầm, mưa như trút nước. Người mẹ đau đớn quằn quại, nước mắt đầm đìa. Một nho sĩ ở gần đó đã nói: "Đứa bé hoà hợp với hiện tượng của trời đất, sau này sẽ thành đại khí!".
Đó là thời hậu Đông Hán. Triều đình gần như một bãi chiến trường tranh giành quyền lực, khi thắng khi bại, giữa bọn ngoại tộc và lũ hoạn quan, khiến cho triều chính hỗn loạn, tai hoạ giáng xuống khắp nơi.
Cha Tào Tháo là Hạ Hầu Tung, dòng họ Hạ Hầu Tung là con nuôi của Trung Thường Thị Tào Đằng nên đổi thành họ Tào.
Tào Đằng là một hoạn quan nổi tiếng. Những đặc điểm tính cách của Tào Tháo sau này, dĩ nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ông nội.
Tào Đằng cũng là người ở Tiêu Quận nước Bái. Cha ông là Tào Tiết, cao to, có nhiệt huyết, được coi là người nghĩa hiệp trong vùng. Thời niên thiếu, Tào Tiết làm nghề nuôi lợn. Một nắng hai sương, công việc ngập đầu, ông không hề tranh chấp với ai, giàu lòng nhân hậu từ bé. Một lần, nhà hàng xóm mất lợn, lợn hai nhà khác nhau chẳng là bao, liền bảo lợn của Tào Tiết là lợn của mình, rồi bắt mang đi. Tào Tiết không hề nói một câu nào. Chẳng bao lâu, người hàng xóm tìm được lợn của mình, liền đem trả lợn và luôn mồm xin lỗi Tào Tiết. Ông cũng chỉ cười cười, không hề có ý oán trách.
Tào Đằng là con nhỏ của Tào Tiết. Vì gia cảnh nghèo túng, con khôngược đi học, người cha thấy ân hận vô cùng. Nhìn thấy con càng lớn càng thanh tú, nét mặt dễ coi, đầu óc sáng suốt. Tào Tiết nghĩ tới con đường tiến cung. Như vậy, con sẽ giầu sang và gia đình cũng được thơm lây.
Một hôm. Tào Tiết nói lại những ý nghĩ đó với con trai. Không ngờ Tào Đằng hết sức mừng rỡ nói với cha:
- Con nguyện đi theo con đường đó, suốt đời không hối hận. Xin cha cứ yên lòng, con nhất định sẽ trở thành người...
Thế rồi Tào Đằng bé nhỏ phải chịu đau đớn, cắt bỏ phần sinh dục để được vào nội cung.
Quả nhiên sau khi vào cung, Tào Đằng chăm chỉ, chịu đựng, mọi công việc đều chu đáo, hơn nữa, càng lớn càng dễ coi, tính tình ôn hoà, chẳng bao lâu được Hoàng thái hậu vừa ý, cho ở bên cạnh để cùng đọc sách.
Nhờ đó, Tào Đằng có cơ hội học tập. Vì có trí nhớ tốt, nên so với số hoạn quan cùng vào cung đợt đó, Tào Đằng trở thành người vừa bảnh bao, vừa có chữ nghĩa. Có thể đây là nguyên nhân quan trọng làm cho Tào Đằng sau này trở thành một hoạn quan kiệt xuất.
Chính nhờ biết cách dùng người, Tào Đằng đã tiến cử được vô số các bậc hiền tài cho đất nước. Chủng Tung là quan Thứ sử Ích Châu bị An đế trừng phạt về tội vu khống Tào Đằng nhận hối lộ. Tào Đằng đã xin vua tha tội cho Chủng Tung, hơn nữa, còn tiến cử ông trở lại làm quan. Sau khi Tào Đằng mất, Chủng Tung còn được thăng quan đến chức Tư đồ, đó cũng là ý nguyện của Tào Đằng khi còn sống.
Trong cơ cấu chính trị ở tầng lớp caoTào Đằng thường lấy đức báo oán, thu phục lòng người, đề cao uy tín của mình. Có thể do đã học được những thủ đoạn chính trị lão luyện của ông nội, nên sau này Tào Tháo cũng có những biểu hiện đột xuất như vậy.
° ° °
Tào Tháo tiểu tự là A Man. Nét mặt không những không đẹp mà còn hơi thô thô, đen đen. Nhưng tính cách A Man thì đặc biệt, trầm tư và quật cường, ít nói ít khóc. Bao giờ Tháo cũng có vai trò thống lĩnh trong bọn trẻ cùng trang lứa.
Quê Tháo ở gần một con sông nhỏ nước chảy trong veo. Trên bờ sông có những thảm cỏ, những rặng liễu xanh rờn. Khác hẳn lũ trẻ cùng tuổi. Tháo thích nhất là được lẻn ra tắm ở ngoài sông. Lúc này Thao mới lên năm. Bởi vậy, cùng với Tháo đùa giỡn dưới sông thường là lũ trẻ lớn hơn. Chúng đã bảy, tám, thậm chí có đứa mười tuổi.
A Man chưa hề biết sợ lũ trẻ lớn hơn. Ngược lại, nhìn thấy A Man cười to, thét lớn, nô đùa với nước, chúng càng kinh ngạc.
Vào một hôm bầu trời quang đãng, ánh nắng chói chang, nhân lúc cha mẹ không để ý, A Man đã lén ra khỏi nhà bằng cổng sau. Vừa ra khỏi cửa, cậu liền co giò phóng thẳng tới con sông nhỏ. Khi gần tới bờ, cậu vừa chạy vừa cởi bỏ quần áo và rồi ầm một tiếng lao cả người xuống sông. Nước bắn tung toé cuộn thành từng vòng, từng vòng hoa nước, dâng cao. Sau khi ra khỏi những vòng nước làm tối tăm mặt mũi, lũ trẻ đang bơi quanh đấy vừa gọi "A Man, A Man", vừa xô cả lại với cậu.
Đúng lúc đó, một đứa hốt hoảng kêu t
- Rắn, rắn nước!
Tiếp đó hai đứa khác cũng hét lên:
- Rắn đấy, rắn đến đấy!
Quả nhiên, một con rắn nước đang nghếch đầu, lướt tới chỗ bọn trẻ. Lũ trẻ la thét ầm ĩ, bơi về phía bờ sông. A Man cũng nhìn thấy rắn nước, nhưng cậu không chạy. Còn con rắn thì nhanh chóng lướt tới gần chỗ cậu đứng.
Nếu là đứa trẻ khác, chắc đã khóc rồi, nhưng có thể là A Man không kịp khóc! Cậu thận trọng chăm chú nhìn con rắn. Tay không có vũ khí, chỉ có một nắm cỏ vừa vặt được ở gần bờ, thế mà A Man dám đánh con rắn bằng nắm cỏ đẫm nước ấy khi nó tới gần. Lúc đầu con rắn lùi lại phía sau, nhưng nó lại nhanh chóng quay đầu lướt thẳng tới chú bé. A Man vung nắm cỏ lên đánh thật mạnh và để trợ sức cho mình, miệng cậu hô lớn:
- Mày sẽ phải chết! Tao đánh chết mày!