THI CA BÌNH DÂN VIỆT-NAM tập II chúng ta đã có dịp phân tích quan niệm xã hội của người bình dân thời xưa chứng minh qua ca dao. Trong tập này, chúng ta vượt ra ngoài lãnh giới mưu sinh, tìm hiểu tâm tư họ trước mọi biến chuyển thiên nhiên.
Dù với dân tộc nào, cuộc sống không chỉ ảnh hưởng ở dục vọng, ở sinh hoạt xã hội, mà còn ràng buộc vào những trạng thái thiên nhiên, tức là sự biến chuyển trong guồng máy vũ trụ. Do đó, tâm tư con người là một cái gạch nối, và bộ óc con người là một khả năng tiềm tàng luôn luôn phân tích, nhận xét, phát minh để đấu tranh với mọi biến động vốn dĩ có sẵn trong vạn hữu.
Khi đặt con người trước thiên nhiên tức là chúng ta đã hình dung một vũ trụ của tư tưởng.
Trong mỗi con người chúng ta đều có một bầu vũ trụ của tư tưởng. Bầu vũ trụ ấy phải là phản ảnh của thực thể vũ trụ bên ngoài. Tuy nhiên, sự phản ảnh ấy không bao giờ trở thành thực chất, bởi lẽ khối óc con người dù có tinh vi đến đâu cũng chỉ là một sản phẩm của vũ trụ. Bộ óc không thể đứng ra ngoài vũ trụ, vượt lên trên khả năng cấu tạo của vũ trụ. Những phản ảnh của ngoại giới đối với tư tưởng giới chỉ là những hình bóng vụn vặt, khiếm khuyết, những hiện tượng rời rạc, mà bộ óc con người đã thụ nhận để rồi suy tư, phán xét, đem những cái vụn vặt, khiếm khuyết ấy đi tìm cái toàn diện chung kết.
Sự tìm tòi và xác định của từng khối óc chính là những khác biệt về vũ trụ quan. Hay nói cách khác, tư tưởng giới con người đã đưa con người mỗi ngày một xa cách nhau trong lãnh vực suy tư, tạo thành những lập trường tín ngưỡng, mà nguồn gốc cũng chỉ vì không thể nào tìm hiểu được thực chất của vũ trụ.
Qua lịch sử triết học, thời gian đã để lại cho chúng ta những triết gia Đông-phương như Lão-tử, Khổng-tử, Mặc-tử… và những triết gia Tây-phương như Platon, Aristote, Descartes, Hegel… chẳng hạn. Mỗi triết gia đều giải thích cơ cấu vũ trụ theo suy tưởng của mình. Những bầu vũ trụ của tư tưởng ấy khác biệt và mâu thuẫn nhau, trong lúc thực thể bên ngoài chỉ có một vũ trụ mà thôi.
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng bầu vũ trụ trong tư tưởng của các triết gia chỉ là những vũ trụ siêu thực (không phải bầu vũ trụ đích thực của chúng ta đang sống). Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi khối óc con người, một sản phẩm nhỏ bé kia, phải hiểu biết cơ năng vũ trụ trong lúc địa vị và khả năng của nó đối với vũ trụ chỉ là một hiện tượng siêu đẳng – Hiện tượng siêu đẳng chỉ có thể tìm hiểu những hiện tượng khác thấp kém hơn, song không thể tìm hiểu được cơ năng vũ trụ là một đại thể.
Nói như thế không phải chúng tôi chê bai khối óc con người, mà chỉ để xác định địa vị và khả năng của khối óc con người.
Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận công trình suy tư của khối óc. Đứng vào lãnh vực con người thì chính tư tưởng giới đã ghi lại tầm mức quan trọng của khối óc kết thành lịch sử ngày nay.
Vậy chúng ta nói đến vũ trụ quan tức là nói đến những bầu vũ trụ trong tư tưởng giới, mà mỗi người chúng ta – một sinh vật có tư tưởng – không thể nào để cho vùng tư tưởng ấy trở thành một khoảng trống không được.
Xưa nay, nói đến vũ trụ quan, người ta chỉ đề cập những học thuyết của các triết gia. Nhưng nếu chúng ta thừa nhận bất cứ một kẻ nào sống trong vũ trụ, đều có những suy tư khi cảm giới con người tiếp xúc với hiện tượng bên ngoài, thì chúng ta cũng phải thừa nhận mỗi người, mỗi lớp người, đều có một vũ trụ quan, hoặc giống nhau, hoặc khác nhau.
Chúng ta cũng không thể tin rằng chỉ có các triết gia mới tìm được và đúc kết một vũ trụ quan chính xác. Nhưng thực ra, không có một vũ trụ quan nào chính xác cả mà chỉ là những sản phẩm vụn vặt của suy tư, của khối óc mà thôi.
Đã là của suy tư, không phải đích thực, thì còn lấy đâu để xác định giá trị ? Cho nên, suy tư của mọi người, dù là một triết gia hay một nông phu, trên phương diện quan niệm và vũ trụ vẫn có giá trị ngang nhau.
Ở đây chúng tôi muốn tìm hiểu quan niệm vũ trụ của người bình dân.
***
Nếu chúng ta đã cảm thấy muôn vật trong vũ trụ đều là hiện tượng của thiên nhiên, và khối óc con người chỉ là một trong những hiện tượng ấy thì chúng ta phải thừa nhận sự tương quan giữa con người và vũ trụ.
Mọi biến động của vũ trụ thuộc về phần khách quan, và mọi biến động của suy tư con người thuộc về phần chủ quan.
Chủ quan và khách quan là hai hiện tượng. Mỗi hiện tượng có một đặc tính song hành và tương ứng, tương phản. Khách quan phản ảnh vào suy tư, nhưng không là thực thể của suy tư. Ngược lại, suy tư nhờ khách quan mà có, nhưng cũng không là thực thể của khách quan. Suy tư chỉ là thực thể của tư tưởng giới, chịu ảnh hưởng ở khách quan mà thôi.
Ở đây, chúng ta phủ nhận tính cách đích thực giữa chủ quan và khách quan nên không thừa nhận giá trị tuyệt đối của mỗi triết thuyết mà chỉ tìm hiểu lịch sử biến chuyển của tâm tư con người trước mọi trạng thái thiên nhiên.
Người bình dân từ ngàn xưa không phải là những triết gia, nhưng không vì thế mà không có niềm suy tư trước những hiện tượng của thiên nhiên. Niềm suy tư ấy đã kết thành lịch sử của mỗi dân tộc trong lãnh vực văn hóa hiện nay.
Muốn đi vào dòng lịch sử ấy, chúng ta thử tìm vào thế giới ngàn xưa…
Thần thoại là hình thức đầu tiên của con người phát lộ qua ý thức, biểu dương khả năng suy tư của khối óc trong lúc giao tiếp với mọi hiện tượng khách quan.
Dù một dân tộc nào, ở thời thái cổ, khi trí não đã bắt đầu biết nhận thức, óc trừu tượng và suy đoán đã bắt đầu nẩy nở đều muốn tìm hiểu và cắt nghĩa những hiện tượng xung quanh mình để làm dịu những thắc mắc, lo âu, kinh sợ trong tâm giới họ. Chính vì vậy mà lịch sử thần thoại đã phát sinh trong xã hội loài người.
Nhưng, tại sao con người thời nguyên thủy lại phải giải thích mọi biến động của vũ trụ bằng một thế giới thần linh ?
Câu hỏi này đã được các nhà khảo cứu về thần thoại lý luận bằng nhiều ý kiến khác nhau.
Theo thuyết tự nhiên thì tâm hồn sơ khai của con người nguyên thủy chưa có ý tưởng gì về tôn giáo. Họ chưa hiểu biết thiên nhiên nên xem mọi hiện tượng tự nhiên hay đặc biệt trong trời đất như mưa gió, sấm sét, bão lụt, tối sáng… đều do một năng lực siêu việt gây nên. Những sự vật siêu việt ấy được gọi chung là Thần, và óc tưởng tượng con người dựa trên những tác động siêu việt ấy tạo thành những hình tượng cổ quái và những quyền năng tuyệt đối trong tư tưởng giới của họ. Nói chung, óc tưởng tượng con người bị tác động ngoại vật đập mạnh vào, nẩy sinh sự sáng tạo thần thoại.
Như vậy, theo thuyết này thì ý thức thần thoại là điều tự nhiên phải có trong tâm giới con người thái cổ, khi họ sống giữa mọi biến cố của vũ trụ mà không hiểu nổi vũ trụ. Bộ óc non nót của họ đã vì sự sợ hãi của họ mà tưởng tượng ra một thế giới thần linh, và hình dung thế giới thần linh như một vũ trụ huyền bí.
Tóm lại, vũ trụ huyền bí ấy là phản ảnh của những gì thắc mắc, lo âu, sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với thuyết nhân chủng học thì cho rằng thần thoại là phản ảnh lối suy tư của người thái cổ. Căn cứ vào hoàn cảnh sinh hoạt từng địa phương, con người có một cảm nghĩ riêng về những hiện tượng thiên nhiên. Chính những cảm nghĩ ấy là tàn tích của tín ngưỡng dân tộc và cũng là nền móng văn hóa của dân tộc.
Theo thuyết này, tính chất thần thoại vẫn không trái với thuyết tự nhiên, song lại khác chỗ địa phương, nghĩa là mỗi dân tộc đều mang một lịch sử thần thoại nhưng khác nhau về tín ngưỡng. Ví dụ, cùng giải thích về một vị thần, nhưng vị thần của dân tộc miền núi không giống với vị thần của dân tộc miền đồng bằng. Sự khác biệt ấy là do ảnh hưởng của địa phương tính. Vì quan niệm như vậy, thuyết nhân chủng học đã đưa thần thoại đến gần tín ngưỡng, mà thuyết tự nhiên thì cho rằng tín ngưỡng và thần thoại là hai lãnh vực khác biệt.
Thuyết tâm lý ngược với hai thuyết trên, không dựa vào ảnh hưởng thiên nhiên, thuyết này cho rằng thần thoại gốc ở tâm tư con người mà có. Con người thời thái cổ vì không thể giải thích được trạng thái chiêm bao, mê hoảng, nên cho rằng con người sống bằng thể chất, còn có con người sống bằng thần linh. Bằng chứng là trong lúc họ đang ngủ, họ vẫn thấy con người họ đi ra ngoài và vẫn hoạt động như thường ngày. Hiện tượng ấy làm cho họ tin rằng ngoài thế giới loài người còn có thế giới thần linh. Thế giới thần linh là thế giới siêu hình và được họ đúc kết bằng trí tưởng tượng.
Theo thuyết này thì hoàn toàn trái với hai thuyết trên. Nếu hai thuyết trên giải thích nguồn gốc thần thoại do trạng thái bên ngoài ảnh hưởng vào tâm tư, thì thuyết này ngược lại cho trạng thái tâm tư ảnh hưởng vào sự giải thích bên ngoài đối với vũ trụ.
Thuyết biểu hiện cho rằng nguồn gốc thần thoại phát xuất ở bản tính con người, tiêu biểu cho một nền triết học tối cổ của nhân loài về tính chất đạo lý. Con người thời xưa quan niệm được cái xấu, cái tốt, và cái xấu cái tốt ấy đã được họ đúc kết thành những thần tượng để khen ngợi hoặc nguyền rủa. Lịch sử thần thoại của dân tộc nào cũng có những kiết thần và hung thần. Vậy thần-thánh-hóa hiện tượng không có nghĩa là sợ hãi và tôn thờ, mà để đặt vào cuộc sống loài người một cơ sở giáo lý về đạo học.
Theo thuyết này thì thần thoại được đặc ngoài cảm tính con người, nó nằm trong quan niệm lý tính.
Đối với thuyết tôn giáo thì lại nhận thấy rằng tính chất của thần thoại là những hình trạng biến tướng của đấng thiêng liêng.
Tóm lại, tuy có nhiều lối giải thích, song lối giải thích nào cũng không trọn vẹn, bởi lẽ họ chỉ đứng trên quan niệm một chiều, không đặt sự tương quan giữa con người với vũ trụ, giữa chủ quan và khách quan, giữa nội tâm và ngoại giới.
Mặt khác, chúng ta cũng còn thấy tính chất giải thích đa diện về nguồn gốc thần thoại trong các sách khảo cứu ngày nay phần nhiều cũng chỉ để bênh vực lập trường tư tưởng của mỗi hệ phái.
Trong quyền Việt-nam văn học toàn thư, ông Hoàng-trọng-Miên cổ đứng trên thuyết tự nhiên, tách rời hai ý thức thần thoại và tín ngưỡng. Ông viết :
« Con người nguyên thủy chưa có ý thức về tín ngưỡng, nên các thần ban đầu chỉ là hiện tượng thiên nhiên và các thần thoại về vũ trụ, lửa, gốc tích con người, sống, chết… lưu hành trong các bộ lạc sơ cổ nhất không mang tính chất gì về tôn giáo. Trước khi có tư tưởng tín ngưỡng, con người dùng các lễ nghi có tính cách ma thuật tỏ ý tôn sùng các thần để được che chở. Đối với các sinh vật hay động vật có quan hệ lợi ích cho con người, họ cũng sùng bái như các thần, xem như là vật tổ (Tô-tem) tức là tục bái vật. Do đó mà có những thần thoại nói về quyền năng của vật tổ để cắt nghĩa nguồn gốc của thị tộc, bộ lạc.
« Trong khi dùng các lễ nghi ma thuật để cúng bái các thần cùng vật tổ, sự tích các thần dần dần được phổ biến, sau đó mới thành một tín ngưỡng chung trong các thị tộc, rồi ý thức về tôn giáo mới bắt đầu xuất hiện. Những thần thoại đầu tiên về các thần sơ cổ thiên nhiên cùng những thần vật tổ đã làm nền tảng cho tôn giáo. Thần thoại dần dà được tô điểm, mỹ hóa thêm cho phù hợp với tín ngưỡng, các thần cổ lổ cũng biến hóa thay đổi theo trình độ ý thức tiến hóa của con người.
Dù với dân tộc nào, cuộc sống không chỉ ảnh hưởng ở dục vọng, ở sinh hoạt xã hội, mà còn ràng buộc vào những trạng thái thiên nhiên, tức là sự biến chuyển trong guồng máy vũ trụ. Do đó, tâm tư con người là một cái gạch nối, và bộ óc con người là một khả năng tiềm tàng luôn luôn phân tích, nhận xét, phát minh để đấu tranh với mọi biến động vốn dĩ có sẵn trong vạn hữu.
Khi đặt con người trước thiên nhiên tức là chúng ta đã hình dung một vũ trụ của tư tưởng.
Trong mỗi con người chúng ta đều có một bầu vũ trụ của tư tưởng. Bầu vũ trụ ấy phải là phản ảnh của thực thể vũ trụ bên ngoài. Tuy nhiên, sự phản ảnh ấy không bao giờ trở thành thực chất, bởi lẽ khối óc con người dù có tinh vi đến đâu cũng chỉ là một sản phẩm của vũ trụ. Bộ óc không thể đứng ra ngoài vũ trụ, vượt lên trên khả năng cấu tạo của vũ trụ. Những phản ảnh của ngoại giới đối với tư tưởng giới chỉ là những hình bóng vụn vặt, khiếm khuyết, những hiện tượng rời rạc, mà bộ óc con người đã thụ nhận để rồi suy tư, phán xét, đem những cái vụn vặt, khiếm khuyết ấy đi tìm cái toàn diện chung kết.
Sự tìm tòi và xác định của từng khối óc chính là những khác biệt về vũ trụ quan. Hay nói cách khác, tư tưởng giới con người đã đưa con người mỗi ngày một xa cách nhau trong lãnh vực suy tư, tạo thành những lập trường tín ngưỡng, mà nguồn gốc cũng chỉ vì không thể nào tìm hiểu được thực chất của vũ trụ.
Qua lịch sử triết học, thời gian đã để lại cho chúng ta những triết gia Đông-phương như Lão-tử, Khổng-tử, Mặc-tử… và những triết gia Tây-phương như Platon, Aristote, Descartes, Hegel… chẳng hạn. Mỗi triết gia đều giải thích cơ cấu vũ trụ theo suy tưởng của mình. Những bầu vũ trụ của tư tưởng ấy khác biệt và mâu thuẫn nhau, trong lúc thực thể bên ngoài chỉ có một vũ trụ mà thôi.
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng bầu vũ trụ trong tư tưởng của các triết gia chỉ là những vũ trụ siêu thực (không phải bầu vũ trụ đích thực của chúng ta đang sống). Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi khối óc con người, một sản phẩm nhỏ bé kia, phải hiểu biết cơ năng vũ trụ trong lúc địa vị và khả năng của nó đối với vũ trụ chỉ là một hiện tượng siêu đẳng – Hiện tượng siêu đẳng chỉ có thể tìm hiểu những hiện tượng khác thấp kém hơn, song không thể tìm hiểu được cơ năng vũ trụ là một đại thể.
Nói như thế không phải chúng tôi chê bai khối óc con người, mà chỉ để xác định địa vị và khả năng của khối óc con người.
Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận công trình suy tư của khối óc. Đứng vào lãnh vực con người thì chính tư tưởng giới đã ghi lại tầm mức quan trọng của khối óc kết thành lịch sử ngày nay.
Vậy chúng ta nói đến vũ trụ quan tức là nói đến những bầu vũ trụ trong tư tưởng giới, mà mỗi người chúng ta – một sinh vật có tư tưởng – không thể nào để cho vùng tư tưởng ấy trở thành một khoảng trống không được.
Xưa nay, nói đến vũ trụ quan, người ta chỉ đề cập những học thuyết của các triết gia. Nhưng nếu chúng ta thừa nhận bất cứ một kẻ nào sống trong vũ trụ, đều có những suy tư khi cảm giới con người tiếp xúc với hiện tượng bên ngoài, thì chúng ta cũng phải thừa nhận mỗi người, mỗi lớp người, đều có một vũ trụ quan, hoặc giống nhau, hoặc khác nhau.
Chúng ta cũng không thể tin rằng chỉ có các triết gia mới tìm được và đúc kết một vũ trụ quan chính xác. Nhưng thực ra, không có một vũ trụ quan nào chính xác cả mà chỉ là những sản phẩm vụn vặt của suy tư, của khối óc mà thôi.
Đã là của suy tư, không phải đích thực, thì còn lấy đâu để xác định giá trị ? Cho nên, suy tư của mọi người, dù là một triết gia hay một nông phu, trên phương diện quan niệm và vũ trụ vẫn có giá trị ngang nhau.
Ở đây chúng tôi muốn tìm hiểu quan niệm vũ trụ của người bình dân.
***
Nếu chúng ta đã cảm thấy muôn vật trong vũ trụ đều là hiện tượng của thiên nhiên, và khối óc con người chỉ là một trong những hiện tượng ấy thì chúng ta phải thừa nhận sự tương quan giữa con người và vũ trụ.
Mọi biến động của vũ trụ thuộc về phần khách quan, và mọi biến động của suy tư con người thuộc về phần chủ quan.
Chủ quan và khách quan là hai hiện tượng. Mỗi hiện tượng có một đặc tính song hành và tương ứng, tương phản. Khách quan phản ảnh vào suy tư, nhưng không là thực thể của suy tư. Ngược lại, suy tư nhờ khách quan mà có, nhưng cũng không là thực thể của khách quan. Suy tư chỉ là thực thể của tư tưởng giới, chịu ảnh hưởng ở khách quan mà thôi.
Ở đây, chúng ta phủ nhận tính cách đích thực giữa chủ quan và khách quan nên không thừa nhận giá trị tuyệt đối của mỗi triết thuyết mà chỉ tìm hiểu lịch sử biến chuyển của tâm tư con người trước mọi trạng thái thiên nhiên.
Người bình dân từ ngàn xưa không phải là những triết gia, nhưng không vì thế mà không có niềm suy tư trước những hiện tượng của thiên nhiên. Niềm suy tư ấy đã kết thành lịch sử của mỗi dân tộc trong lãnh vực văn hóa hiện nay.
Muốn đi vào dòng lịch sử ấy, chúng ta thử tìm vào thế giới ngàn xưa…
Thần thoại là hình thức đầu tiên của con người phát lộ qua ý thức, biểu dương khả năng suy tư của khối óc trong lúc giao tiếp với mọi hiện tượng khách quan.
Dù một dân tộc nào, ở thời thái cổ, khi trí não đã bắt đầu biết nhận thức, óc trừu tượng và suy đoán đã bắt đầu nẩy nở đều muốn tìm hiểu và cắt nghĩa những hiện tượng xung quanh mình để làm dịu những thắc mắc, lo âu, kinh sợ trong tâm giới họ. Chính vì vậy mà lịch sử thần thoại đã phát sinh trong xã hội loài người.
Nhưng, tại sao con người thời nguyên thủy lại phải giải thích mọi biến động của vũ trụ bằng một thế giới thần linh ?
Câu hỏi này đã được các nhà khảo cứu về thần thoại lý luận bằng nhiều ý kiến khác nhau.
Theo thuyết tự nhiên thì tâm hồn sơ khai của con người nguyên thủy chưa có ý tưởng gì về tôn giáo. Họ chưa hiểu biết thiên nhiên nên xem mọi hiện tượng tự nhiên hay đặc biệt trong trời đất như mưa gió, sấm sét, bão lụt, tối sáng… đều do một năng lực siêu việt gây nên. Những sự vật siêu việt ấy được gọi chung là Thần, và óc tưởng tượng con người dựa trên những tác động siêu việt ấy tạo thành những hình tượng cổ quái và những quyền năng tuyệt đối trong tư tưởng giới của họ. Nói chung, óc tưởng tượng con người bị tác động ngoại vật đập mạnh vào, nẩy sinh sự sáng tạo thần thoại.
Như vậy, theo thuyết này thì ý thức thần thoại là điều tự nhiên phải có trong tâm giới con người thái cổ, khi họ sống giữa mọi biến cố của vũ trụ mà không hiểu nổi vũ trụ. Bộ óc non nót của họ đã vì sự sợ hãi của họ mà tưởng tượng ra một thế giới thần linh, và hình dung thế giới thần linh như một vũ trụ huyền bí.
Tóm lại, vũ trụ huyền bí ấy là phản ảnh của những gì thắc mắc, lo âu, sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với thuyết nhân chủng học thì cho rằng thần thoại là phản ảnh lối suy tư của người thái cổ. Căn cứ vào hoàn cảnh sinh hoạt từng địa phương, con người có một cảm nghĩ riêng về những hiện tượng thiên nhiên. Chính những cảm nghĩ ấy là tàn tích của tín ngưỡng dân tộc và cũng là nền móng văn hóa của dân tộc.
Theo thuyết này, tính chất thần thoại vẫn không trái với thuyết tự nhiên, song lại khác chỗ địa phương, nghĩa là mỗi dân tộc đều mang một lịch sử thần thoại nhưng khác nhau về tín ngưỡng. Ví dụ, cùng giải thích về một vị thần, nhưng vị thần của dân tộc miền núi không giống với vị thần của dân tộc miền đồng bằng. Sự khác biệt ấy là do ảnh hưởng của địa phương tính. Vì quan niệm như vậy, thuyết nhân chủng học đã đưa thần thoại đến gần tín ngưỡng, mà thuyết tự nhiên thì cho rằng tín ngưỡng và thần thoại là hai lãnh vực khác biệt.
Thuyết tâm lý ngược với hai thuyết trên, không dựa vào ảnh hưởng thiên nhiên, thuyết này cho rằng thần thoại gốc ở tâm tư con người mà có. Con người thời thái cổ vì không thể giải thích được trạng thái chiêm bao, mê hoảng, nên cho rằng con người sống bằng thể chất, còn có con người sống bằng thần linh. Bằng chứng là trong lúc họ đang ngủ, họ vẫn thấy con người họ đi ra ngoài và vẫn hoạt động như thường ngày. Hiện tượng ấy làm cho họ tin rằng ngoài thế giới loài người còn có thế giới thần linh. Thế giới thần linh là thế giới siêu hình và được họ đúc kết bằng trí tưởng tượng.
Theo thuyết này thì hoàn toàn trái với hai thuyết trên. Nếu hai thuyết trên giải thích nguồn gốc thần thoại do trạng thái bên ngoài ảnh hưởng vào tâm tư, thì thuyết này ngược lại cho trạng thái tâm tư ảnh hưởng vào sự giải thích bên ngoài đối với vũ trụ.
Thuyết biểu hiện cho rằng nguồn gốc thần thoại phát xuất ở bản tính con người, tiêu biểu cho một nền triết học tối cổ của nhân loài về tính chất đạo lý. Con người thời xưa quan niệm được cái xấu, cái tốt, và cái xấu cái tốt ấy đã được họ đúc kết thành những thần tượng để khen ngợi hoặc nguyền rủa. Lịch sử thần thoại của dân tộc nào cũng có những kiết thần và hung thần. Vậy thần-thánh-hóa hiện tượng không có nghĩa là sợ hãi và tôn thờ, mà để đặt vào cuộc sống loài người một cơ sở giáo lý về đạo học.
Theo thuyết này thì thần thoại được đặc ngoài cảm tính con người, nó nằm trong quan niệm lý tính.
Đối với thuyết tôn giáo thì lại nhận thấy rằng tính chất của thần thoại là những hình trạng biến tướng của đấng thiêng liêng.
Tóm lại, tuy có nhiều lối giải thích, song lối giải thích nào cũng không trọn vẹn, bởi lẽ họ chỉ đứng trên quan niệm một chiều, không đặt sự tương quan giữa con người với vũ trụ, giữa chủ quan và khách quan, giữa nội tâm và ngoại giới.
Mặt khác, chúng ta cũng còn thấy tính chất giải thích đa diện về nguồn gốc thần thoại trong các sách khảo cứu ngày nay phần nhiều cũng chỉ để bênh vực lập trường tư tưởng của mỗi hệ phái.
Trong quyền Việt-nam văn học toàn thư, ông Hoàng-trọng-Miên cổ đứng trên thuyết tự nhiên, tách rời hai ý thức thần thoại và tín ngưỡng. Ông viết :
« Con người nguyên thủy chưa có ý thức về tín ngưỡng, nên các thần ban đầu chỉ là hiện tượng thiên nhiên và các thần thoại về vũ trụ, lửa, gốc tích con người, sống, chết… lưu hành trong các bộ lạc sơ cổ nhất không mang tính chất gì về tôn giáo. Trước khi có tư tưởng tín ngưỡng, con người dùng các lễ nghi có tính cách ma thuật tỏ ý tôn sùng các thần để được che chở. Đối với các sinh vật hay động vật có quan hệ lợi ích cho con người, họ cũng sùng bái như các thần, xem như là vật tổ (Tô-tem) tức là tục bái vật. Do đó mà có những thần thoại nói về quyền năng của vật tổ để cắt nghĩa nguồn gốc của thị tộc, bộ lạc.
« Trong khi dùng các lễ nghi ma thuật để cúng bái các thần cùng vật tổ, sự tích các thần dần dần được phổ biến, sau đó mới thành một tín ngưỡng chung trong các thị tộc, rồi ý thức về tôn giáo mới bắt đầu xuất hiện. Những thần thoại đầu tiên về các thần sơ cổ thiên nhiên cùng những thần vật tổ đã làm nền tảng cho tôn giáo. Thần thoại dần dà được tô điểm, mỹ hóa thêm cho phù hợp với tín ngưỡng, các thần cổ lổ cũng biến hóa thay đổi theo trình độ ý thức tiến hóa của con người.