Bốn năm trước, một nhà xuất bản ở thủ đỏ đề nghị chủng tới viết cuốn sách này. Ý định đã đến từ ấy nhưng công việc mảng bộn bề mà cho đến đầu năm ngoái, chúng tôi mới bắt đầu cầm bút.
Nhưng biết phải viết gì đây ? bởi vì tài liệu không có. Ở một quận nhỏ xa xôi thế này, muốn kiếm một cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân hay cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính đề so sánh, nghiên cứu lại những cái còn ngờ, phải nhờ nhiều học sinh hỏi tìm, mượn mõ giúp cho mà còn chưa có thì nói chi đến những báo chí, sách vở cũ khác. Cho nên việc viết lách thật chậm chạp, khó khăn.
Tuy nhiên, lòng mến yêu văn chương tiếng mẹ đã khiến chúng tôi cố gắng vượt qua. Chúng tôi làm việc xen lẫn trong giờ nghỉ, giờ chơi và rút kinh nghiệm trong giờ dậy, giờ đọc sách. Nếu có người dễ dài, đã bảo : « Có chí làm, còn việc làm có kết quả tốt hay không là điều không đáng kền, thì chúng tôi dám xin bái lĩnh mà thưa rằng: chúng tôi đã đem tấm nhiệt thành mà biết sách này vậy.
Theo nhan đề khiêm tốn của sách, chúng tôi chỉ xin trình bày những cái thông thường trong vần. Những vấn đề sâu rộng hơn, xin hẹn sẽ dành lại cho một dịp khác.
Mục đích của chúng tôi là đem những bằng chứng sơ suất của một It tác giả – mà chắc ai cũng khó tránh khỏi chứ không riêng gì các tác giả có trích ở đây – đề chỉ ra và sắp đặt lại hầu hướng dẫn các bạn tập viết có một ý niệm khả rõ về cách tránh lỗi trong văn, tuyệt nhiên chúng tôi không hề có ý giềm chế một nhà nào cả.
Trong các đoạn nhỏ ở cuối mỗi chương, chủng tôi có nêu lên những quy tắc hoặc đề ra những kỹ thuật viết, trong đó có trích dẫn thơ vận của các văn thi sĩ, tựu trung cũng theo ý trên là làm sáng tỏ phương pháp hành văn chứ không có dụng tâm đề cao một ai.
Nhưng biết phải viết gì đây ? bởi vì tài liệu không có. Ở một quận nhỏ xa xôi thế này, muốn kiếm một cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân hay cuốn Dưới mắt tôi của Trương Chính đề so sánh, nghiên cứu lại những cái còn ngờ, phải nhờ nhiều học sinh hỏi tìm, mượn mõ giúp cho mà còn chưa có thì nói chi đến những báo chí, sách vở cũ khác. Cho nên việc viết lách thật chậm chạp, khó khăn.
Tuy nhiên, lòng mến yêu văn chương tiếng mẹ đã khiến chúng tôi cố gắng vượt qua. Chúng tôi làm việc xen lẫn trong giờ nghỉ, giờ chơi và rút kinh nghiệm trong giờ dậy, giờ đọc sách. Nếu có người dễ dài, đã bảo : « Có chí làm, còn việc làm có kết quả tốt hay không là điều không đáng kền, thì chúng tôi dám xin bái lĩnh mà thưa rằng: chúng tôi đã đem tấm nhiệt thành mà biết sách này vậy.
Theo nhan đề khiêm tốn của sách, chúng tôi chỉ xin trình bày những cái thông thường trong vần. Những vấn đề sâu rộng hơn, xin hẹn sẽ dành lại cho một dịp khác.
Mục đích của chúng tôi là đem những bằng chứng sơ suất của một It tác giả – mà chắc ai cũng khó tránh khỏi chứ không riêng gì các tác giả có trích ở đây – đề chỉ ra và sắp đặt lại hầu hướng dẫn các bạn tập viết có một ý niệm khả rõ về cách tránh lỗi trong văn, tuyệt nhiên chúng tôi không hề có ý giềm chế một nhà nào cả.
Trong các đoạn nhỏ ở cuối mỗi chương, chủng tôi có nêu lên những quy tắc hoặc đề ra những kỹ thuật viết, trong đó có trích dẫn thơ vận của các văn thi sĩ, tựu trung cũng theo ý trên là làm sáng tỏ phương pháp hành văn chứ không có dụng tâm đề cao một ai.