Bạo Liệt Đầy Đam Mê, hài hước cùng mỉa mai, biến thái nhưng lãng mạn... Tình khờ là điểm đồng quy toàn hảo của những áng văn diễm tình nức tiếng - Lolita, Lady Chatterley’s Lover và Pygmalion... Bằng nghệ thuật dẫn dắt bậc thầy, một lần nữa Tanizaki lại khiến người đọc trầm luân trong bể ái tình không lối thoát, say sưa trong những khát khao khó nói thành lời, cảm thông với những ám ảnh tính dục lệch chuẩn và đồng thời thấu hiểu phần nào những rối ren của Nhật Bản lúc giao thời, khi cái cũ bị cái mới thay thế, khi truyền thống và đạo đức cũng theo đó phai dần...
***
Review Hồ Huy Sơn:
Tanizaki Junichiro đưa độc giả vào câu chuyện tình đẹp, đầy đam mê nhưng không kém lập dị giữa hai con người.
Tác phẩm là câu chuyện tình mang đầy đủ cung bậc: đắm say, tuyệt vọng, bạo liệt, hài hước, biến thái, lãng mạn giữa hai nhân vật chính - Joji và Naomi. Truyện bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ giữa chàng Joji khi đó 28 tuổi và Naomi một thiếu nữ 15 tuổi ít nói và buồn bã. Naomi có vẻ đẹp lai Tây, với người ngoài, Naomi có khuôn mặt “tai tái, lì lì như một tấm kính trong dày cộp” nhưng với Joji, cô mang một sức hút khó cưỡng.
Bằng nghệ thuật dẫn dắt bậc thầy, Tanizaki đã tái hiện chân thực và sinh động câu chuyện tình có phần lập dị giữa Joji và Naomi. Kể từ lúc phải lòng Naomi, một mặt ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô, mặt khác với lòng nhân từ của mình, Joji đã quyết định đưa Naomi về nhà, nuôi dưỡng cô nên người. Sau này, họ trở thành vợ chồng. Joji chu cấp tiền để Naomi đi học tiếng Anh, học khiêu vũ, học đàn. Anh cũng trực tiếp tắm cho cô, làm ngựa để Naomi cưỡi nhong nhong trong nhà, hạnh phúc khi nghe Naomi gọi mình là "Papa".
Tình khờ ra đời trong bối cảnh nước Nhật bị tác động bởi văn hóa phương Tây, những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ rạn vỡ. Điều này thể hiện trong lối sống, suy nghĩ của các nhân vật. Joji đại diện cho đàn ông Nhật lúc đó, say mê và mộng tưởng đến các nàng minh tinh Hollywood da trắng, chân dài, ngực nở. Còn phụ nữ Nhật qua hình ảnh Naomi lại là những người ưa chưng diện, học đòi, không còn mặn mà với vai trò của mình trong gia đình. Qua con mắt của Joji, Naomi chính là hiện thân của Mary Pickford - một minh tinh nổi tiếng của Hollywood. Điều đó khiến anh say cuồng đến mức sau này, khi Naomi lộ ra con người thật: chỉ có vẻ đẹp bên ngoài còn trí não thì rỗng tuếch, lại dâm đãng, nhưng Joji vẫn không thể dứt ra khỏi cô.
Joji là nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm văn học Nhật Bản, một tâm hồn duy mỹ, tôn sùng cái đẹp và có chút bất thường về tâm lý. Ở nhân vật này, người đọc nhận ra bóng dáng của Mizoguchi, nhân vật trong tác phẩm Ngôi đền vàng của nhà văn Yukio Mishima. Ở Mizoguchi, vẻ đẹp của ngôi đền vàng khiến anh gần như bị tê liệt mà sau cùng phải chọn giải pháp đốt ngôi đền để giải thoát cho mình. Ở Joji, vẻ đẹp của Naomi cũng gần như khiến anh phát điên, bị quy phục hoàn toàn: chấp nhận tất cả yêu cầu Naomi đưa ra.
Với Tình khờ, một lần nữa Tanizaki Junichiro cho thấy biệt tài xây dựng và khắc đậm tâm lý nữ giới. Từ Kakiuchi trong Chữ Vạn đến Ikuko trong Hai cuốn nhật ký, và giờ đây là Naomi trong Tình khờ, Tanizaki đã gần như "lột trần" họ, phô bày những góc khuất đằng sau lớp vỏ đoan chính. Ngòi bút của ông mạnh bạo khắc đậm ẩn ức dục vọng đàn bà. Naomi đầy những mánh khóe, tráo trở đến mức xảo quyệt. Ban đầu, tưởng rằng mối "tình khờ" do Joji làm chủ, dẫn dắt nhưng thực tế, người giữ vai trò làm chủ cuộc chơi chính là Naomi. Từ một cô bé 15 tuổi, chấp nhận sự bảo bọc chăm sóc của Joji, bằng tài tình và khôn khéo của mình, Naomi đã gần như quy phục Joji hoàn toàn, thậm chí khiến Joji sẵn sàng chết dưới chân cô.
Tanizaki Junichiro (1886 - 1965) là một thiên tài văn chương của Nhật Bản với văn nghiệp đồ sộ. Ông là một trong những nhà văn Nhật Bản hiện đại lớn của thế kỷ 20, được đánh giá là nhà tiểu thuyết chỉ đứng sau Natsume Soseki. Văn chương Tanizaki vừa thâm trầm, cổ kính, vừa bóng bảy, diễm tình, vừa bệnh hoạn nhưng không kém phần tinh tế.
Trong gần 50 năm cầm bút, Tanizaki Junichiro đã có khoảng 30 tác phẩm lớn nhỏ. Ở Việt Nam, ngoài Tình khờ, bạn đọc còn biết đến ông qua nhiều tác phẩm được xuất bản như: Ca tụng bóng tối, Yêu trong bóng tối, Chữ Vạn, Hai cuốn nhật ký, Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki.
***
Review sách Tình khờ Viii Tieu:
Đúng như chính nhân vật tự nhận xét mình thì đây chính là một chuyện tình ngu ngốc. Đầy rẫy sự vớ vẩn đến nực cười từ nhân vật chính. Xuất phát ban đầu là nỗi niềm muốn có được một "thành tựu" trong cuộc đời, để rồi tự chuốc lấy một cái hoạ đúng nghĩa. Tác giả vẽ ra một chuyện tình rất phi thực tế mà lại hợp lý đến ngỡ ngàng, ngoài đời thực sẽ xảy ra chuyện tình như vậy không. Mình tin là có, nhưng với đôi chút giảm nhẹ đi chứ ngu như trong truyện thì chắc không bao giờ tồn tại.
.
Truyện chẳng những làm người đọc phát bực mà còn gây ra muôn vàn ức chế. Cả quyển là quá trình "đào tạo" "thất bại" rồi "quy phục" của ông thần Geogre, ở một vài phân đoạn những tưởng sẽ thoát ra được, đang mừng thầm cho nhân vật thì BÙM một phát, đâu lại vào đấy, thậm chí còn có phần tệ hơn đi. Nhưng mà tại sao, tại sao ông Tanizaki Junichiro lại viết ra một tác phẩm như vầy, tại sao. Một tác phẩm đầy khiên cưỡng và có phần lập dị. Có đầu có thân có cuối mà lại chẳng tới đâu, kết cục là như vậy à. Cả quyển mang hàm ý gì, nội dung gì ??? Thật lòng là ai chưa yêu thì đừng đọc, sẽ không dành được bất kì sự cảm thông hay thấu hiểu gì cho quyển này. Mà ai đã yêu rồi cũng không nên đọc, khéo bước chân theo tác phẩm thì nguy to.
***
Review sách Tình Khờ Binh Boog:
Boog không biết gọi Naomi là yêu nhền nhện hay là hồ ly tinh chuyên quyễn rũ hút máu đàn ông nữa. Người phụ nữ này thật “đáng ghét”. Một yêu nhền nhện, hồ ly tinh đúng nghĩa. Muốn biết vì sao Boog gọi thế thì các bạn phải đọc mới thấy hết được sự lợi hại của Naomi.
Nếu nói về tình yêu trong Tình Khờ thì nó đúng là mối tình khờ của anh chàng Joji dành cho Naomi. Mối tình ấy cũng thật lãng mạn nhưng cũng thật mỉa mai, hài hước. Tình là bể trầm luân quả thật không sai. Boog không thích anh chàng Joji này. Anh ta đúng là quá “khờ” đến hoá “ngu dại” trong biển tình. Anh ta quá luỵ tình, luỵ đến mức trở nên yếu đuối, nhu nhược. Nhưng vướng vào chữ “Tình” thì không ai có thể nói trước được điều gì, không ai điều khiển nổi “con tim” của mình cả.
Nếu nói về Drama thì Tình Khờ không thiếu Drama. Từng khung cảnh, từng tình tiết biến chuyển của một drama đúng nghĩa.
Không chỉ là vở tuồng kịch, Tình Khờ còn là sự châm biếm, mỉa mai cho lối sống lệch lạc trong thời kỳ giao thời của xã hội Nhật Bản. Lối sống lệch chuẩn, bỏ qua truyền thống theo đuổi lối sống phù phiếm của phương Tây. Điển hình là sự phô trương thứ tiếng Anh bồi, sự đua đòi thay đổi diện mạo, kệch cỡm, diêm dúa đua theo những bộ quần áo tây hợp mốt, tụ tập tới các quán bar uống rượu, dẩy đầm. Tất cả chỉ là sự đả kích, châm biếm, mỉa mai.
Không chỉ là một câu chuyện, Tình khờ còn là bức tranh xã hội Nhật Bản rối ren lúc giao thời, như kiểu:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
Cái cũ bị cái mới thay thế, truyền thống và đạo đức cũng theo đó phai nhạt dần.
Không hiểu sao viết tới đây Boog lại nhớ tới sự “Âu Hoá” kệch cỡm trong tác phẩm Số Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Đúng như nhận xét về tác phẩm. Tình khở là một bức tranh bạo liệt đầy đam mê, hài hước cùng mỉa mai, biến thái nhưng lãng mạn.
Những quyển cùng tác giả Boog chưa đọc nên chưa biết nội dung hay giọng kể của nó như nào nhưng Boog khá là thích giọng kể của tác giả trong quyển này.
***
Review Hồ Huy Sơn:
Tanizaki Junichiro đưa độc giả vào câu chuyện tình đẹp, đầy đam mê nhưng không kém lập dị giữa hai con người.
Tác phẩm là câu chuyện tình mang đầy đủ cung bậc: đắm say, tuyệt vọng, bạo liệt, hài hước, biến thái, lãng mạn giữa hai nhân vật chính - Joji và Naomi. Truyện bắt đầu từ cuộc gặp gỡ tình cờ giữa chàng Joji khi đó 28 tuổi và Naomi một thiếu nữ 15 tuổi ít nói và buồn bã. Naomi có vẻ đẹp lai Tây, với người ngoài, Naomi có khuôn mặt “tai tái, lì lì như một tấm kính trong dày cộp” nhưng với Joji, cô mang một sức hút khó cưỡng.
Bằng nghệ thuật dẫn dắt bậc thầy, Tanizaki đã tái hiện chân thực và sinh động câu chuyện tình có phần lập dị giữa Joji và Naomi. Kể từ lúc phải lòng Naomi, một mặt ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô, mặt khác với lòng nhân từ của mình, Joji đã quyết định đưa Naomi về nhà, nuôi dưỡng cô nên người. Sau này, họ trở thành vợ chồng. Joji chu cấp tiền để Naomi đi học tiếng Anh, học khiêu vũ, học đàn. Anh cũng trực tiếp tắm cho cô, làm ngựa để Naomi cưỡi nhong nhong trong nhà, hạnh phúc khi nghe Naomi gọi mình là "Papa".
Tình khờ ra đời trong bối cảnh nước Nhật bị tác động bởi văn hóa phương Tây, những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ rạn vỡ. Điều này thể hiện trong lối sống, suy nghĩ của các nhân vật. Joji đại diện cho đàn ông Nhật lúc đó, say mê và mộng tưởng đến các nàng minh tinh Hollywood da trắng, chân dài, ngực nở. Còn phụ nữ Nhật qua hình ảnh Naomi lại là những người ưa chưng diện, học đòi, không còn mặn mà với vai trò của mình trong gia đình. Qua con mắt của Joji, Naomi chính là hiện thân của Mary Pickford - một minh tinh nổi tiếng của Hollywood. Điều đó khiến anh say cuồng đến mức sau này, khi Naomi lộ ra con người thật: chỉ có vẻ đẹp bên ngoài còn trí não thì rỗng tuếch, lại dâm đãng, nhưng Joji vẫn không thể dứt ra khỏi cô.
Joji là nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm văn học Nhật Bản, một tâm hồn duy mỹ, tôn sùng cái đẹp và có chút bất thường về tâm lý. Ở nhân vật này, người đọc nhận ra bóng dáng của Mizoguchi, nhân vật trong tác phẩm Ngôi đền vàng của nhà văn Yukio Mishima. Ở Mizoguchi, vẻ đẹp của ngôi đền vàng khiến anh gần như bị tê liệt mà sau cùng phải chọn giải pháp đốt ngôi đền để giải thoát cho mình. Ở Joji, vẻ đẹp của Naomi cũng gần như khiến anh phát điên, bị quy phục hoàn toàn: chấp nhận tất cả yêu cầu Naomi đưa ra.
Với Tình khờ, một lần nữa Tanizaki Junichiro cho thấy biệt tài xây dựng và khắc đậm tâm lý nữ giới. Từ Kakiuchi trong Chữ Vạn đến Ikuko trong Hai cuốn nhật ký, và giờ đây là Naomi trong Tình khờ, Tanizaki đã gần như "lột trần" họ, phô bày những góc khuất đằng sau lớp vỏ đoan chính. Ngòi bút của ông mạnh bạo khắc đậm ẩn ức dục vọng đàn bà. Naomi đầy những mánh khóe, tráo trở đến mức xảo quyệt. Ban đầu, tưởng rằng mối "tình khờ" do Joji làm chủ, dẫn dắt nhưng thực tế, người giữ vai trò làm chủ cuộc chơi chính là Naomi. Từ một cô bé 15 tuổi, chấp nhận sự bảo bọc chăm sóc của Joji, bằng tài tình và khôn khéo của mình, Naomi đã gần như quy phục Joji hoàn toàn, thậm chí khiến Joji sẵn sàng chết dưới chân cô.
Tanizaki Junichiro (1886 - 1965) là một thiên tài văn chương của Nhật Bản với văn nghiệp đồ sộ. Ông là một trong những nhà văn Nhật Bản hiện đại lớn của thế kỷ 20, được đánh giá là nhà tiểu thuyết chỉ đứng sau Natsume Soseki. Văn chương Tanizaki vừa thâm trầm, cổ kính, vừa bóng bảy, diễm tình, vừa bệnh hoạn nhưng không kém phần tinh tế.
Trong gần 50 năm cầm bút, Tanizaki Junichiro đã có khoảng 30 tác phẩm lớn nhỏ. Ở Việt Nam, ngoài Tình khờ, bạn đọc còn biết đến ông qua nhiều tác phẩm được xuất bản như: Ca tụng bóng tối, Yêu trong bóng tối, Chữ Vạn, Hai cuốn nhật ký, Tuyển tập truyện ngắn Tanizaki.
***
Review sách Tình khờ Viii Tieu:
Đúng như chính nhân vật tự nhận xét mình thì đây chính là một chuyện tình ngu ngốc. Đầy rẫy sự vớ vẩn đến nực cười từ nhân vật chính. Xuất phát ban đầu là nỗi niềm muốn có được một "thành tựu" trong cuộc đời, để rồi tự chuốc lấy một cái hoạ đúng nghĩa. Tác giả vẽ ra một chuyện tình rất phi thực tế mà lại hợp lý đến ngỡ ngàng, ngoài đời thực sẽ xảy ra chuyện tình như vậy không. Mình tin là có, nhưng với đôi chút giảm nhẹ đi chứ ngu như trong truyện thì chắc không bao giờ tồn tại.
.
Truyện chẳng những làm người đọc phát bực mà còn gây ra muôn vàn ức chế. Cả quyển là quá trình "đào tạo" "thất bại" rồi "quy phục" của ông thần Geogre, ở một vài phân đoạn những tưởng sẽ thoát ra được, đang mừng thầm cho nhân vật thì BÙM một phát, đâu lại vào đấy, thậm chí còn có phần tệ hơn đi. Nhưng mà tại sao, tại sao ông Tanizaki Junichiro lại viết ra một tác phẩm như vầy, tại sao. Một tác phẩm đầy khiên cưỡng và có phần lập dị. Có đầu có thân có cuối mà lại chẳng tới đâu, kết cục là như vậy à. Cả quyển mang hàm ý gì, nội dung gì ??? Thật lòng là ai chưa yêu thì đừng đọc, sẽ không dành được bất kì sự cảm thông hay thấu hiểu gì cho quyển này. Mà ai đã yêu rồi cũng không nên đọc, khéo bước chân theo tác phẩm thì nguy to.
***
Review sách Tình Khờ Binh Boog:
Boog không biết gọi Naomi là yêu nhền nhện hay là hồ ly tinh chuyên quyễn rũ hút máu đàn ông nữa. Người phụ nữ này thật “đáng ghét”. Một yêu nhền nhện, hồ ly tinh đúng nghĩa. Muốn biết vì sao Boog gọi thế thì các bạn phải đọc mới thấy hết được sự lợi hại của Naomi.
Nếu nói về tình yêu trong Tình Khờ thì nó đúng là mối tình khờ của anh chàng Joji dành cho Naomi. Mối tình ấy cũng thật lãng mạn nhưng cũng thật mỉa mai, hài hước. Tình là bể trầm luân quả thật không sai. Boog không thích anh chàng Joji này. Anh ta đúng là quá “khờ” đến hoá “ngu dại” trong biển tình. Anh ta quá luỵ tình, luỵ đến mức trở nên yếu đuối, nhu nhược. Nhưng vướng vào chữ “Tình” thì không ai có thể nói trước được điều gì, không ai điều khiển nổi “con tim” của mình cả.
Nếu nói về Drama thì Tình Khờ không thiếu Drama. Từng khung cảnh, từng tình tiết biến chuyển của một drama đúng nghĩa.
Không chỉ là vở tuồng kịch, Tình Khờ còn là sự châm biếm, mỉa mai cho lối sống lệch lạc trong thời kỳ giao thời của xã hội Nhật Bản. Lối sống lệch chuẩn, bỏ qua truyền thống theo đuổi lối sống phù phiếm của phương Tây. Điển hình là sự phô trương thứ tiếng Anh bồi, sự đua đòi thay đổi diện mạo, kệch cỡm, diêm dúa đua theo những bộ quần áo tây hợp mốt, tụ tập tới các quán bar uống rượu, dẩy đầm. Tất cả chỉ là sự đả kích, châm biếm, mỉa mai.
Không chỉ là một câu chuyện, Tình khờ còn là bức tranh xã hội Nhật Bản rối ren lúc giao thời, như kiểu:
“Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
Cái cũ bị cái mới thay thế, truyền thống và đạo đức cũng theo đó phai nhạt dần.
Không hiểu sao viết tới đây Boog lại nhớ tới sự “Âu Hoá” kệch cỡm trong tác phẩm Số Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Đúng như nhận xét về tác phẩm. Tình khở là một bức tranh bạo liệt đầy đam mê, hài hước cùng mỉa mai, biến thái nhưng lãng mạn.
Những quyển cùng tác giả Boog chưa đọc nên chưa biết nội dung hay giọng kể của nó như nào nhưng Boog khá là thích giọng kể của tác giả trong quyển này.