Tớ Muốn Ăn Tụy Của Cậu

Thể loại: Ngôn Tình ;Truyện
Tác giả : Sumino Yoru
  • Lượt đọc : 1.051
  • Kích thước : 1.26 MB
  • Số trang : 336
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 199
  • Số lượt xem : 4.855
  • Đọc trên điện thoại :
Bạn sẽ làm gì khi biết mình chỉ còn chút thời gian sống ít ỏi…!?

Nhìn bên ngoài, Yamauchi Sakurachỉ là một học sinh cấp III dễ thương và hòa đồng, được mọi người trong lớp yêu quý. Thế nhưng sau vẻ vô tư hồn nhiên ấy, cô bé chôn giấu một bí mật không thể nói ra. Vào một ngày nọ, cậu bạn cùng lớp vô tình tìm thấy cuốn nhật kí của Sakura ghi chép lại những cảm xúc của mình khi phải sống chung với căn bệnh “ung thư tuyến tụy”. Ấy vậy mà Sakura đã chọn cách sống lạc quan thay vì thái độ chán chường buồn bã, và điều này càng làm cậu để ý đến cô bé nhiều hơn.

Hãy bước vào thế giới đầy màu sắc tình cảm của Sakura, của "nam chính xưng tôi" một câu chuyện tuyệt đẹp, buồn nhưng không bi lụy trong "Tớ muốn ăn tụy của cậu". Tác phẩm dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Yoru Sumino, được xuất bản năm 2015. Đồng thời năm 2017 đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và nhận được sự ủng hộ của đông đảo khán giả với doanh thu 31,4 triệu USD.

Trọn bộ 2 tập sách nằm trong chiếc hộp rất xinh xắn, chắc chắn sẽ là một món quà khó quên mà NXB Kim Đồng dành tặng các fan Manga trong mùa thu này!
***
Đám tang cô bạn cùng lớp với tôi, Yamauchi Sakura, được cử hành trong một ngày u ám dường như chẳng phù hợp với cô ấy khi còn sống.

Như để chứng minh cho giá trị cuộc sống của cô, mọi người ai nấy đều sụt sùi nước mắt không chỉ trong buổi lễ, mà còn buổi tối trước khi an táng nữa, nhưng cả hai buổi đó tôi đều không đi. Tôi ở trong nhà suốt thời gian ấy.




May mắn thay, bạn cùng lớp duy nhất, người sẽ ép tôi tham dự đã rời khỏi thế gian này, và có vẻ như giáo viên hay bố mẹ của cô ấy đều không có quyền hay trách nhiệm để yêu cầu tôi có mặt, cho nên tôi được phép tự mình quyết định.

Chắc chắn rằng, tôi, một học sinh cao trung ngay đến một người biết tới cũng không có như vậy và có nghĩa vụ phải đi học, nhưng do cô mất vào giữa kỳ nghỉ của trường, tôi có thể tránh khỏi việc ra ngoài trong thời tiết xấu.

Vì bố mẹ đã đi làm và để lại cho mình một bữa trưa đầy đủ, tôi tiếp tục ở lỳ trong phòng. ''Những hành động của tôi là do sự cô đơn và trống rỗng khi mất đi một người bạn'' nói vậy thì thật sai lầm.

Trừ phi bị lôi ra ngoài bởi cô ấy, bạn cùng lớp của mình, tôi luôn luôn là kiểu người sẽ dành những ngày nghỉ của họ trong phòng.

Các bạn sẽ thường xuyên thấy tôi đọc sách trong phòng mình. Thay vì sách chỉ nam và sách self-help, tôi thích đọc tiểu thuyết hơn cả. Tôi sẽ đọc các cuốn sách bìa mềm của mình trong khi lăn lộn trên giường, tì cả đầu và cằm mình xuống chiếc gối trắng muốt. Sách bìa cứng thì quá nặng, thành thử tôi thích sách bìa mềm hơn.

Cuốn sách tôi hiện giờ đang đọc là thứ tôi đã mượn từ cô ấy. Một kiệt tác tình cờ lọt vào mắt một cô gái không đọc sách. Kể từ khi tôi mượn, vị trí của nó trên kệ không hề thay đổi. Dù đã định bụng phải đọc và trả lại nó trước khi cô mất, lúc này đây đã là quá muộn rồi.




Vì cái tính chậm chạp cố hữu của mình, tôi quyết định trả lại cho gia đình cô cuốn sách đó sau khi đọc xong. Chờ đến lúc ấy tôi sễ đứng chào trước di ảnh của cô.

Ngay khi tôi đọc hết một nửa cuốn sách, màn đêm cũng buông xuống. Trong lúc quan sát bằng ánh đèn huỳnh quang hắt vào qua các tấm rèm đang đóng, tôi nhận ra bao nhiêu thời gian đã trôi qua kể từ cuộc gọi tới duy nhất.

Cuộc gọi đó chẳng phải là gì đặc biệt cả. Nó là từ mẹ tôi.

Dù đã làm ngơ hai cuộc gọi đầu tiên, tôi nhận ra rằng lần này nhiều khả năng liên quan đến bữa tối, bởi vậy tôi đưa máy lên tai. Nội dung cuộc gọi là để dặn dò việc cơm nước. Tôi xác nhận hướng dẫn của bà và ngắt cuộc gọi.

Đúng lúc đặt điện thoại xuống bàn học của mình, tôi sực tỉnh vì chợt nhận ra một điều. Đã hai ngày kể từ lần cuối tôi chạm vào thiết bị ấy. Tôi không nghĩ mình cố tình tránh né nó. Mặc dù không phủ nhận điều ấy có liên quan đến phần nào. Nhưng bằng cách nào đó, chẳng qua là tôi quên không chạm vào điện thoại của mình mà thôi.

Chiếc điện thoại này có thể trượt lên và đóng lại, tôi mở nó ra và nhìn vào hòm thư của mình. Không có lấy một tin nhắn chưa được đọc. Điều này rất bình thường, quá đỗi bình thường. Tôi tiếp tục kiểm tra tin đã gửi của mình. Bên cạnh gọi điện, có thể chức năng mà điện thoại của tôi hay dùng gần đây là để nhìn.

Tôi đã gửi một tin nhắn tới cô ấy, bạn cùng lớp của mình.

Tin nhắn vỏn vẹn một dòng.

Tôi không biết liệu cô đã đọc được nó hay chưa.

Dẫu đã định bước rời khỏi phòng mình để xuống bếp, nhưng rồi tôi lại đi vào và úp mặt xuống giường. Những ngôn từ tôi gửi cho cô đang vang vọng sâu thẳm trong con tim tôi.

Tôi không biết liệu cô đã xem chúng hay chưa.

"Tớ muốn ăn tuyến tụy của cậu."

Nếu đã đọc nó, tôi băn khoăn không biết cô đã đón nhận tin nhắn ấy thế nào.

Trong lúc suy nghĩ điều đó, tôi cảm thấy buồn ngủ.

Rốt cục thì mẹ tôi lại phải nấu cơm khi bà về tới nhà.

Tôi gặp cô ấy trong mơ thì phải.

***
Kimi no suizou wo tabetai – Tớ muốn ăn tụy của cậu, tên cuốn tiểu thuyết thật dễ khiến cho người đọc liên tưởng đến một câu chuyện kinh dị, máu me, giết người nào đó. Nhưng không! Cuốn tiểu thuyết với cái tên gây sốc đến giật mình, lạnh toát sống lưng ấy lại thấm thía, nhẹ nhàng mà đau đớn đến tận tâm can. Cuốn sách tưởng chừng là máu me mà lại trong sáng đến thuần khiết và gợi cho người đọc bao suy ngẫm về giá trị sống, về những triết lí nhân văn tưởng chừng vô cùng giản dị nhưng dường như một lúc nào đó, ta đã lãng quên.

Kimi no suizou wo tabetai – Tớ muốn ăn tụy của cậu, tên cuốn tiểu thuyết thật dễ khiến cho người đọc liên tưởng đến một câu chuyện kinh dị, máu me, giết người nào đó. Nhưng không! Cuốn tiểu thuyết với cái tên gây sốc đến giật mình, lạnh toát sống lưng ấy lại thấm thía, nhẹ nhàng mà đau đớn đến tận tâm can. Cuốn sách tưởng chừng là máu me mà lại trong sáng đến thuần khiết và gợi cho người đọc bao suy ngẫm về giá trị sống, về những triết lí nhân văn tưởng chừng vô cùng giản dị nhưng dường như một lúc nào đó, ta đã lãng quên.




Kimi no suizou wo tabetai, takoyaki, takoyaki.asia, light novel, review, Tớ muốn ăn tụy của cậu
Nói rằng Tớ muốn ăn tụy của cậu là một câu chuyện quá đỗi nhẹ nhàng bởi câu chuyện ấy giản dị như một cuốn nhật kí của một chàng trai kể về những tháng ngày gần gũi cùng một cô bạn mắc căn bệnh nan y chỉ còn sống được chưa đầy một năm. Tình tiết truyện không gay cấn đến nghẹt thở, cũng chẳng cốt lấy sự bất ngờ để câu kéo ánh nhìn từ độc giả. Mà chính những câu chữ chân thật, gần gũi; từng tình tiết, sự kiện cứ thế chảy trôi tự nhiên như chính từng bước chảy của dòng đời đã cuốn hút người xem đến những trang truyện cuối cùng. Cũng thật lạ thay, cuốn sách viết về một anh chàng mắc chứng ngại giao tiếp với xã hội, về một cô gái sắp từ giã cõi đời song chẳng hề nhàm chán hay quá đỗi bi lụy. Câu chuyện tự nhiên chảy trôi ấy ngọt ngào, thuần khiết tới bình lặng dẫu cho hai nhân vật chính cũng từng có khúc mắc nho nhỏ. Cuốn tiểu thuyết giản dị đó tươi sáng đến nỗi, dường như một khoảnh khắc, ta quên mất rằng câu chuyện đang đề cập tới một cô gái chỉ còn chưa đầy một năm để sống.

Chỉ đến khi, bước ngoặt chuyển tiếp thực sự xuất hiện, người đọc mới bàng hoàng nhận ra, Tớ muốn ăn tụy của cậu dẫu tươi sáng đến đâu cũng không phải một cuốn sách chiều lòng độc giả bằng phép màu biến điều không thể thành có thể. Mà đây lại là một cuốn tiểu thuyết chân thực đến tàn nhẫn. Sakura ra đi khi mà thời hạn một năm còn chưa đến; một sự ra đi đầy bất ngờ, tức tưởi và mang lại tiếc nuối, đau thương cho tất cả những người xung quanh. Mất mát ấy khiến cho độc giả như ta giật mình trong nước mắt để nhận ra sự thật nghiệt ngã rằng: Cuộc đời vốn chẳng công bằng nhưng lại rất công bằng với tất cả. Cuộc đời sẽ không vì bạn bất hạnh mà đối xử với bạn tốt hơn với những người khác. Song cũng bởi vậy mà những sự cố bất ngờ mà cuộc đời mang lại đôi khi vô cùng nghiệt ngã với rất nhiều sinh mạng vốn đã mang quá nhiều bất hạnh. Chúng ta có thể lựa chọn để trở thành người này, người khác, lựa chọn cách sống như này như kia; song ta lại chẳng thể lựa chọn những biến cố trong cuộc sống của chính mình. Bởi thế, ta chỉ có thể sống sao cho khỏi phí hoài quỹ thời gian hiện tại và tranh thủ nói những lời yêu thương với người ta cảm mến. Bởi, chẳng ai có thể đoán định trước tương lai sẽ thế nào.




Nhưng dẫu tàn nhẫn hay cay đắng tới đâu, Tớ muốn ăn tụy của cậu mãi là cuốn sách rất đẹp về tình bạn, về tình người; mãi là bài ca đầy sức sống về việc sống tận lực, tận hiến, sống trọn vẹn từng phút từng giây; là sự khích lệ lòng tin của con người để lựa chọn những điều thật ý nghĩa với bản thân giữa cuộc đời muôn hình vạn trạng. Cái chết đột ngột của Sakura khiến ta rơi nước mắt, đến những trang cuối cùng nước mắt ta vẫn không ngừng rơi. Nhưng đó lại là những giọt lệ của niềm tin, hi vọng về một ngày mai tươi sáng, về sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ, tính cách của những người còn sống, những người bạn xung quanh cô và cả những ai đã đọc cuốn sách này.

Theo dõi hơn 300 trang của tiểu thuyết Kimi no suizou wo tabetai – Tớ muốn ăn tụy của cậu, hẳn không ai là không ấn tượng với cô gái nhỏ Yamauchi Sakura. Thật sự, mấy ai biết được bản thân mắc bệnh nan y: ung thư tuyến tụy, biết mình chỉ còn sống được 1 năm, biết thời gian vốn tưởng 1 năm lại bị rút ngắn một nửa lại có thể dùng nụ cười đối diện với mọi việc như cô ấy. Nói rằng Sakura không tuyệt vọng, không đau khổ, không buồn bã vì bệnh tình của mình là nói dối. Có đọc đến những dòng văn trong cuốn Đồng hành cùng bệnh của cô ấy mới hiểu rằng: Sakura đã trải qua quãng thời gian khó khăn như thế nào. Một cô gái mới 16 tuổi, còn bao ước mơ, hoài bão lại gặp phải hiện thực nghiệt ngã, dù mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ suy sụp. Nhưng, điều đáng nói là cách cô gái nhỏ đứng lên từ chính nỗi đau. Và hơn cả là cách cô ấy biến bất hạnh thành hành động, cách cô ấy quan tâm tới người thân và cách cô ấy mang tiếng cười của mình tạo niềm vui cho tất cả mọi người. Bên cạnh đấy là việc người con gái nhỏ đó lựa chọn sống như thế nào để trọn vẹn từng giây, từng phút cuối cùng của bản thân. Dường như, với một cô gái mà thời gian chỉ còn là hữu hạn thì khái niệm sống, khái niệm thời gian hiện thực lại càng trở nên sâu sắc: “Cái gọi là sống ấy, chắc chắn là việc khi ta thấu hiểu lẫn nhau […] Thừa nhận một ai đó, yêu một ai đó, ghét một ai đó, niềm vui khi ở bên một người, rồi sự phiền muộn khi ở cạnh một người khác, nắm tay một ai đó, ôm một ai đó, ngang qua đời một ai đó. Đấy chính là sống. […] Vì có mọi người mà tôi biết mình có trái tim, vì họ chạm vào mà tôi biết mình có cơ thể. Tôi có hình hài và vẫn đang sống được như này đều nhờ những thứ đó/ Bởi thế, sống là một việc mang đầy ý nghĩa”. (Trang 236, NXB Nhã Nam)

Song hành cùng Sakura là nhân vật “tôi”, người vừa là bạn cùng tiến với Sakura trong những ngày cuối cùng của cô bé đồng thời vừa là “đôi mắt”, điểm nhìn của tác giả dưới vai trò người kể chuyện. “Tôi” và Sakura, cặp nhân vật này như minh chứng rõ nét cho câu nói: Trái dấu hút nhau. Bởi trái ngược với tính cách hướng ngoại, sôi nổi của Sakura, “tôi” là một anh chàng trầm tính, hướng nội đến nỗi, cậu chàng như chẳng nhớ nổi tên thậm chí là gương mặt bạn bè cùng lớp; và bạn bè cùng lớp cũng chỉ gọi “tôi” bằng cụm từ “bạn học…”. Ngay chính bản thân tôi cũng chỉ coi mình như một “chiếc thuyền lá”, gió thổi, nước đẩy tới đâu, “tôi” sẽ trôi theo tới đó; thuận theo đối phương mà chẳng hề quan tâm đến những người xung quanh nghĩ như thế nào.

Xây dựng một nhân vật “tôi” như điển hình của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Nhật Bản thụ động, ngại giao tiếp với xã hội, sống khép kín, thu mình; tác giả Sumino Yoru đã tạo nên một hình ảnh mang tính bước đệm cho bước chuyển mình, dẫu rằng rất nhỏ và phải từ từ từng chút một của “tôi”. Để từ đó, Sumino-sensei khẳng định: Chẳng ai là một chiếc thuyền lá. Mọi việc con người làm đều do con người tự mình quyết định. Trở thành một người như thế nào, làm những công việc gì, tiếp xúc với những ai,… tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào lựa chọn của chính bạn, chỉ của riêng bạn thôi. Cuộc đời luôn ẩn chưa những bất ngờ không thể lí giải, có thể là duyên kì ngộ, cũng có thể là những điều tàn nhẫn khiến bản thân ta như muốn ngã gục. Song, lựa chọn cách sống, cách đối mặt với cuộc đời như thế nào lại là quyết định của riêng mỗi người. Thậm chí, việc thuận theo dòng chảy, thuận theo quyết định của người khác, sống khép kín, thu mình cũng là một chọn lựa. Và với quỹ thời gian ngắn ngủi của một đời người, cuộc đời bạn có trở nên ý nghĩa hay không, tiếc nuối hay hi vọng, nằm ở chính việc bạn chọn lựa cách sống, lựa chọn từng bước tiến trong cuộc đời mình như thế nào.

Bên cạnh hai nhân vật chính Yamauchi Sakura và “tôi” – Shiga Haruki, Tớ muốn ăn tụy của cậu có một hệ thống nhân vật xoay quanh rất “dễ thương”. Những nhân vật này không nhiều cả về số lượng lẫn tần số xuất hiện song mỗi người lại có một cá tính khác nhau và có vai trò khác nhau trong quá trình phát triển tính cách của cả Sakura lẫn “tôi”. Như cậu bạn lúc nào cũng rủ “tôi” ăn kẹo cao su là người đầu tiên sau Sakura chủ động nói chuyện với “tôi” như là cách khẳng định, “tôi” không còn là một cá nhân vô hình giữa tập thể lớp. Trong mối quan hệ giữa Sakura và “tôi”, Kyoko vừa là người bạn thân thiết của Sakura, vừa là sợi dây tiếp nối như minh chứng cho tình bạn giữa Sakura – “tôi” từng tồn tại, cũng là người Sakura tha thiết mong “tôi” có thể kết thân đồng thời là người đầu tiên “tôi” chủ động tiến tới giao tiếp, phát triển mối quan hệ bè bạn.

Cùng với đó, những bậc phụ huynh xuất hiện trong cuốn truyện đều là những người thực sự vô cùng từng trải. Chỉ một câu nói, một hành động, họ đã có thể trấn an tinh thần đứa con của mình, khiến nó thấy được con đường nó phải đi. Vậy mới nhận ra rằng, trước mỗi quyết định quan trọng, kinh nghiệm của người đi trước chưa bao giờ là một điều trở nên lỗi thời.Kimi no suizou wo tabetai, takoyaki, takoyaki.asia, light novel, review, Tớ muốn ăn tụy của cậu

Khác với nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản khác, dẫu ngôn ngữ, giọng văn nhẹ nhàng đến đâu thì không khí truyện gợi lên vẫn man mác buồn, nỗi buồn có phần u uất về sự vụn vỡ, mung lung của con người giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Tớ muốn văn tụy của cậu nhẹ nhàng, trong sáng, thuần khiết từ giọng văn cho tới không khí truyện. Thậm chí, những giọt nước mắt người đọc dành cho cuộc đời cô bé Sakura cũng tự nhiên mà chảy, song rơi nước mắt nhưng không lụi tắt hi vọng. Bởi như những nụ hoa anh đào, hoa tàn chỉ là một hình thức để loài cây này tiếp tục ủ nụ, chờ đến mùa xuân lại bung cánh. Sakura mất đi nhưng nụ cười, tinh thần sống tích cực của cô bé vẫn mãi còn trong trái tim những người đang sống.

Đến với Kimi no suizou wo tabetai – Tớ muốn ăn tụy của cậu bản tiểu thuyết, đây đã là lần thứ ba tôi tiếp xúc với câu chuyện này. Để rồi tôi nhận ra rằng, rất khác với ngôn ngữ điện ảnh hay ngôn ngữ manga, ngôn ngữ văn chương truyền tải được những điều sâu kín nhất của tâm hồn, nội tâm con người thông qua những dòng văn miêu tả, những dòng độc thoại nội tâm miên man của từng cá nhân. Đây cũng là điểm đặc sắc làm nên cái riêng mà chỉ ngôn ngữ văn chương mới có: “Chỉ có vậy, tôi mới có thể cảm nhận rằng không phải cô ấy đang nhìn vào cái chết, mà nhìn vào sự sống. Và chỉ có vậy, tôi mới có được cảm giác trái tim nhỏ bé của mình trở nên nhẹ nhõm hơn. Tôi là một kẻ hèn nhát. Rõ ràng tôi đã biết nhưng đâu đó vẫn không thể chấp nhận việc cô ấy sẽ chết” (Trang 234, NXB Nhã Nam). Và đưa Kimi no suizou wo tabetai về Việt Nam với một hình thức đẹp đến nao lòng, bản dịch dẫu còn một vài sai sót song cũng có thể “tạm” chấp nhận, thật sự Công ty Nhã Nam đã mang đến cho độc giả một ấn phẩm hết sức ý nghĩa.

Tạm kết
Không phải là một cuốn tiểu thuyết sinh ra để chiều lòng độc giả hay thỏa mãn mộng tưởng về một viễn cảnh màu hồng, Kimi no suizou wo tabetai – Tớ muốn ăn tụy của cậu dẫu nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng cũng chân thực, đau thương đến quặn thắt. Song có đau thương tận cùng như vậy, con người ta mới có thể tìm thấy hi vọng hướng đến tương lai. Và chính từ một cuộc đời nghiệt ngã, bản thân người còn sống mới có thể trân trọng quãng thời gian hiện tại, đồng thời trân trọng những mình yêu thương.
Mọt
Takoyaki