Truyện cười - Trang 22

Chữa ma ra người

Một thầy lang nằm mơ thấy xuống âm phủ. Một lũ ma níu chặt lấy, bảo:
- Trước thầy đã chữa cho chúng tôi xuống đây, bây giờ thầy phải làm thế nào cho chúng tôi sống lại.
Thầy sợ toát mồ hôi, giật mình tỉnh dậy, vuốt ngực than thở:
- Ta chỉ có chách chữa cho người hóa ma, chứ bây giờ bắt ta chữa cho ma ra người thì biết dùng phương thuốc gì?

Chẩn bệnh

Hai thầy lang ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nọ hỏi thầy kia:
- Bác đi thăm bệnh, sao bất cứ người bệnh nào, bác cũng hỏi thường ăn những gì, vậy nghĩa là làm sao?
Thầy kia cười, đáp:
- Có gì đâu! Chẳng qua hỏi xem họ ăn uống có sang không để định tiền thuốc nhiều hay ít cho dễ.

Chọn người gầy mà chữa

Một thầy lang chữa bệnh thế nào đến nỗi người ta chết. Nhà chủ dọa đưa lên quan. Thầy lạy lục, kêu van mãi. Nhà chủ bắt phải khiêng quan tài đi chôn mới tha. Thầy đành về nhà, gọi vợ và hai thằng con trai lớn đến, bốn người bốn góc khiêng đi. Người chết béo, quan tài nặng, cả nhà khiêng méo mặt.
Ði được nửa đường, thầy than thở: - Làm người chớ học nghề thuốc! Người vợ nói thêm:
- Làm thuốc khổ đến vợ con!
Con trưởng ngậm ngùi:
- Cái quan tài này, đầu nặng chân nhẹ, khiêng khó quá! Người con thứ ôn tồn khuyên bố:
- Từ nay, thầy có chữa thì chọn người gầy mà chữa, thầy ạ!

Nội khoa ngoại khoa

Có một người bị một mũi tên bắn cắm vào đùi, mời thầy lang ngoại khoa đến chữa. Thầy lấy dao cắt bỏ phần mũi tên ở ngoài. Làm xong đòi tiền.
Người nhà hỏi:
- Còn phần cắm sâu vào thịt, thầy chưa lấy ra kia mà?
Thầy nói:
- Tôi chữa ngoại khoa, còn cái đó thì xin mời thầy nội khoa.

Thầy lang giỏi

Con Diêm Vương ốm, sai quỷ sứ lên trần gian đón thầy lang xuống chữa. Khi quỷ sứ đi, Diêm Vương dặn:
- Tìm nhà thầy nào ít có ma đứng ngoài cửa nhất thì vào!
Lên đến nơi, quỷ sứ đi khắp, không thấy nhà thầy nào như thế cả. Nhà thầy nào xoàng, cũng ba bốn chục con ma đứng ở cửa. Ðang định quay về, bỗng thấy nhà thầy lang nọ chỉ có mỗi một con ma. Mừng quá, quỷ sứ vào mời thầy xuống âm phủ. Diêm Vương đón được thầy giỏi, mừng lắm, hỏi:
- Nhà ngươi làm thuốc đã bao năm mà khá như vậy?
Thầy lang thưa:
- Bẩm, tôi mới hành nghề được mấy ngày hôm nay, và cũng chỉ chữa cho một người thôi ạ!

Thầy lang dốt

Có thầy lang nọ cứ động ai hỏi bệnh gì là y như giở sách tra. Ðã thế lại dốt. Một lần có con bệnh đau bụng nặng, người nhà nửa đêm chạy đến tìm thầy, nhờ thầy cứu. Thầy thắp đèn, lấy sách ra tra, rồi bảo: "Ði mua mấy lạng nhân sâm về sắc lấy nước mà uống." Con bệnh đau bụng uống nhân sâm vào, càng đau, đến sáng thì chết. Người nhà đâm đơn kiện. Thầy phải lên cửa công. Quan hỏi:
- Thầy bốc thuốc thế nào lại để người ta chết như thế?
Thầy trả lời, vẻ chắc chắn:
- Bẩm, tôi bố thuốc có sách, chứ đâu phải bốc bậy đâu ạ! Sách dạy thế nào, tôi cứ làm theo thế ấy.
Quan hỏi đến sách, thầy đưa sách ra. Giở đến trang có bài thuốc nhân sâm, cuối trang có ghi: Phúc thống phục nhân sâm (Nghĩa là: Ðau bụng uống nhân sâm), nhưng chưa chấm câu, giở trang bên kia thì thấy thêm hai chữ tắc tử. (nghĩa là: thì chết.)

Văn hay

Một văn nhân đang ngồi cặm cụi viết bài. Bà vợ đến bên cạnh, nói:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Văn nhân lấy làm đắc chí, cho là vợ khen tài văn chương của mình, ý tứ dồi dào, giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng cũng hỏi lại:
- Mình nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chẳng tính toán gì cả! Giấy khổ to, bỏ đi còn gói hàng chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được?

Chết nhầm

Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà nọ. Vợ chủ nhà ốm chết. Chủ nhà nhờ thầy làm một bài văn tế. Thầy nghĩ mãi không ra. Nhớ đến bài văn tế bố mình chết năm ngoái, thầy bèn sao lại, đưa cho chủ nhà. Lúc đọc, mọi người đều cười ầm lên. Chủ nhà trách:
- Sao thầy lại có thể nhầm như thế được?
Thầy trừng mắt, nói:
- Văn tế người chết hẳn hoi! Nhầm thế quái nào được. Họa chăng người nhà ông chết nhầm thì có!

Chữ lẻ

Có một ông thầy đồ dốt nhưng hay nói chữ. Ai đến chơi ngồi nói chuyện là ông tìm cách nói cho được vài câu chữ nho, tuôn ra hàng tràng nhữ chi, hồ, giả, dã ra vẻ ta đây học thông, lắm chữ. Bà vợ ở trong nhà nghe, sốt ruột. Một hôm, ngồi ăn cơm, bà bảo khẽ chồng:
- Ông ạ! Ông có một dúm chữ thì để làm lưng làm vốn, chứ gặp ai ông cũng vung vãi ra như thế thì còn gì nữa mà làm ăn?
Ông ta gắt:
- Bà biết gì mà nói! Chữ của thánh hiền, có phải như tiền bạc đâu, cứ tiêu là hết! Với lại, đó là mấy chữ lẻ, còn vốn của tôi thì tôi cất trong bụng đây này. Tôi chỉ tiêu những chữ lẻ đấy thôi.

Chữ nghĩa

Mấy thầy ngồi nói chuyện với nhau về chữ nghĩa, văn chương. Có thầy kể chuyện ông Trạng Hiền đời Trần mới lên tám tuổi mà đã đối đáp được với sứ Tàu. Sứ Tàu thử tài người nước ta, đọc bài thơ:
Lưỡng nhật bình đầu nhật,
Tứ sơn, điên đảo sơn.
Lưỡng vương tranh nhất quốc,
Tứ khẩu tung hoành gian.
(Nghĩa là: Hai chữ nhật ngược xuôi đều là chữ nhật. Bốn chữ sơn ngược xuôi cũng là chữ sơn. Hai ông vua tranh nhau một nước. Bốn chữ khẩu tung hoành ở giữa.)
Không ai đoán ra chữ gì. Thế mà ông Trạng Hiền trả lời được đấy. Ðó là chữ Ðiền là ruộng. Sứ Tàu phục lắm.
Một anh ngồi nghe lỏm nói lại:
- Các thầy hay chữ, tôi xin đố các thầy... "Hai cọc hai bên, khuyển trên hỏa dưới," là nghĩa gì?
Các thầy bí, nhìn nhau. Anh kia nói:
- Thưa là chữ "chó thui"!

Thông thái rởm

Hai ông nọ ngồi nói chuyện thiên văn. Ông bảo trời cách ta mấy chục vạn dặm, ông bảo trời xa một vạn dặm là cùng, không biết ai đúng ai sai. Một ông khác nghe nói, xen vào:
- Hai ông nói sai cả, làm gì mà xa đến như vậy? Từ đây lên đến đấy chỉ chừng ba bốn trăm dặm thôi, đi mau thì ba ngày, đi chậm thì bốn ngày là đến nơi. Vừa đi vừa về độ bảy ngày.
Hai ông kia hỏi vặn lại:
- Bằng vào đâu mà ông dám nói chắc như vậy?
Ông này ung dung đáp:
- Cứ theo lệ thường thì ngày 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, 30 Tết lại mời ông Táo xuống. Hai ông tính xem, có phải như thế không nào?

Cây bất biển đông

Có một thầy đồ dạy học trò sách Tam Tự Kinh, đến câu "Phàm huấn mông.." (nghĩa là: Phàm việc dạy học...) thầy không rõ nghĩa, cứ giảng liều:
- Phàm là ông Phàm, Huấn là ông Huấn, Mông là ông Mông.
Trẻ cứ thế mà gào.
Ðến bài khác có chữ bôi là cái chén, thầy cũng bí, thấy có bộ mộc đứng bên cạnh chữa bất, đoán là một loài cây, bèn giảng:
- Bất là cây bất.
Học trò có đứa hỏi:
- Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ?
Thầy trả lời bừa:
- Cây bất mọc ở ngoài biển đông chúng bây biết thế nào được mà hỏi!
Ở cạnh trường có người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mới hát ru con rằng:
Ai trồng cây bất bể đông?
Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm!

Nói chữ

Anh nọ nghe lỏm người ta, lúc ngồi ăn, thường hay nói đến hai chữ tửu, sắc. Anh biết tửu là rượu, còn sắc thì đoán là cơm, chả còn gì khác nữa! Một hôm, có người mời ăn cỗ. uống rượu ngà ngà say, anh ta bảo bạn:
- Thôi bây giờ thì ông cho sắc ra đây thôi!
Anh bạn tưởng anh đòi xuống xóm cô đầu, bèn nói:
- Cứ uống rượu đã. Muốn có sắc thì sẽ có sắc thôi!
Anh ta càng được thể, khề khà:
- Bao giờ tôi cũng thế. Có tửu thì phải có sắc mới được. Không có sắc, cứ cồn cào trong bụng, không chịu nổi.
Ðợi một lát, không thấy bưng cơm ra, anh ta giục:
- Thôi ông bạn cho sắc ra đi thôi! Còn chờ gì nữa!
Vừa lúc ấy, vợ bạn ở trong nhà bưng liễn cơm đi ra. Anh ta trông thấy, một tay vỗ đùi, một tay chỉ liễn cơm, bảo:
- Có thế chứ! Sắc đây rồi!
Anh bạn tưởng anh kia ghẹo vợ mình, nỏi giận, vừa đánh vừa mắng:
- À thằng này láo thật! Mày muốn chim vợ ông hả?

Không cần học nữa

Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi:
- Sao không cho thằng nhỏ đi học trường?
- Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt.
- Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy!
- Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không?
- Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một gạch, qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch, qua bữa mốt, dạy nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ.
Khách ra về, thằng con mới bảo cha:
- Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết rồi... Con nghe qua là đã thuộc!
Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha mắng:
- Viết gì mà lâu thế?
Nó thưa.
- Chữa vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mà được nửa chữ thôi!

Nguyện vọng của anh lười

Có một anh suốt ngày đêm chỉ nằm một chỗ, có hai bữa cơm cũng không muốn há miệng ăn. Thế là chết đói. Xuống âm phủ, Diêm Vương bắt đầu làm kiếp mèo. Anh ta bèn tâu:
- Muôn tâu Ðại Vương, Ðại Vương bắt hóa kiếp mèo, thì xin cho được một bộ lông đen tuyền, chỉ có cái mũi là lông trắng mà thôi. Diêm Vương không hiểu ý ra làm sao, hỏi lại:
- Ðể làm gì?
Anh ta tâu:
- Ðể khi con nằm trong xó tối chuột không trông thấy, chỉ thấy cái đốm trắng, uưởng là cục mỡ, chạy lại gặm, thế là con cứ việc há mồm ra ăn thịt, không mất công rình bắt nữa.

Làm theo bố vợ

Có anh chàng kia, tính rất khù khờ. Biết thế nên trước khi anh ta đi làm rể, mẹ anh ta đã đinh ninh dặn dò:
- Thất bố vợ làm gì thì con phải làm theo, chớ đừng hếch mắt lên mà nhìn, người ta cười cho, nghe không?
Nhớ lời mẹ dặn, một hôm bố vợ đang cuốc đất, anh ta chạy lại đỡ lấy cuốc nói:
- Thầy để con làm cho.
Ông bố vợ vui vẻ trao cuốc cho, rồi đi trồng chuối. Thấy thế, anh ta lại chạy theo và bảo để đó anh làm cho.
Lần này ông bố vợ không nói gì cả, bỏ đi đốn tre. Anh ta lại chạy theo giật lấy dao . Bực mình vì anh con rể giành mất việc mà chẳng làm xong việc gì, ông ta bỏ về nhà. Dọc đường cái khăn bịt đầu vướng phải cành tre, ông ta cũng không buồn nhặt, cứ thế đi. Anh con rể không có khăn cũng vộ cởi ngay áo treo lên cành tre, rồi tất tả chạy theo bố vợ về.
Về đến nhà, ông ta hầm hầm chạy vào buồng vợ sinh sự với vợ:
- Ðồ ngu! Chọn thế nào mà lại vớ phải một thằng rể điên. Sáng nay chẳng làm được việc gì với nó cả!
Hai vợ chồng cãi nhau, rồi ông ta đạp cho vợ một đạp.
Anh rể vừa hộc tốc chạy về, thấy thế cũng co cẳng đạp cho mẹ vợ thêm một đạp nữa ngã lăn kềnh.

Cô dâu thử tài chú rể

Tối hôm động phòng, cô dâu đóng cửa buồng không cho chú rể vào, ra một vế câu đối, bảo đối được mới mở cửa. Cô dâu đọc: Hang Thiên Thai, then khóa động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ
Cô dâu đã dùng điển "Lưu thần nhập Thiên Thai" để ra câu đối. Nhưng cú rể không phải tay vừa, dùng luông điển "Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc", đôi lại:
Cửa Hàm Cốc, lỏng khuôn tạo hóa, mở toang ra cho ông Bái dân quân vào.
Cô dâu chịu là đối giỏi và mở toang ngay cửa ra để đón chú rể vào.

Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Một anh thờ mộc hay chữ vào làm cho nhà một ông quan hưu trí. Ông quan thấy anh ta lanh lợi, nói năng hoạt bát, mới hỏi:
- Trước kia anh có học hành được chữ gì không?
Anh ta trả lời: - Bẩm có ạ!
Ông quan liền chỉ con ngựa bạch quí của mình đang đứng ăn ở góc sân, bảo:
- Anh thử làm bài thơ vịnh con ngựa xem, hay thì ta sẽ thưởng. Anh thợ mộc ứng khẩu đọc:
Bạch mã mao như tuyết (Ngựa trắng lông như tuyết)
Tứ túc cương như thiết (Bốn chân cứng như sắt)
Tướng công kỵ bạch mã (Ngài cưỡi ngựa trắng)
Bạch mã tẩu như phi (Ngựa trắng chạy như bay)
Quan gật gù khen hay, rồi thưởng cho một thúng thóc, một quan tiền.
Anh thợ ra về, gánh bên thúng thóc, bên đồ lề, thất bên nặng bên nhẹ, liền nói chữ: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền cho thêm một thúng thóc nữa để gánh cho cân.
Anh ta về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Có anh hàng xóm, dốt đặc cán mai, nhưng thấy được lắm tiền, lắm thóc như thế, nổi tính tham, liền bảo anh thợ mộc dạy cho bài thơ và câu nói chữ nọ. Học thuộc rồi, anh ta cũng sắp một đôi quang gánh và một ít dụng cụ vào dinh quan xin việc.
Quan cũng hỏi như lần trước và anh này hí hửng đáp mình là học trò. Quan nhìn ra sân, thất bà cụ quét sân bèn bảo anh ta làm thơ vịnh bà cụ. Anh này đã hơi lúng túng, vì chỉ thuộc mỗi bài thơ vịnh con ngựa, bây giờ biết vịnh bà ụ thế nào? Nhưng đã trót thì phải trét cũng ứng khẩu đọc:
Bà cụ mao như tuyết...
Quan gật đầu: - ừ, được đấy!
Nghe quan khen, anh ta vững bụng đọc tiếp:
Tứ túc cương như thiết.
Quan cau mày: - ý hơi ép, nhưng cũng tạm được, ngâm tiếp đi! Mừng quá, anh này đọc một mạch:
Tướng công kỵ bà cụ,
Bà cụ tẩu như phi.
Quan nghe xong giận quá, quát người nhà nọc ra đánh cho ba mươi roi vào mông. Ðứng dậy anh ta vừa xoa vừa nói: "Nhất bên trọng, nhất bên khinh". Quan nghe nói liền bảo đánh thêm ba mươi roi nữa và lưng cho cân.

Xin tiền tiên

Có hai anh hay nói láo. Một hôm, cùng đi tắm với nhau, anh nọ muốn lòe anh kia, nên mang theo năm tiền của mình rồi lặn cuống nước, lúc ngoi lên chìa năm tiền ra, nói:
- Tao lặn xuống gặp hai ông tiên đang đánh cờ. Tao vào xem thì hai ông ấy cho tao năm tiền bảo đi chỗ khác. Tao mừng quá bơi lên đây.
Anh kia biết anh này nói láo, định xỏ lại. Anh ta giả bộ tin là thật, hỏi:
- Thết à! Thết thì để tao lặn xuống xem, may ra xin được mấy tiền nữa thì hay.
Nói rồi liền lặn xuống. Một lát bơi lên:
- Tao lại gặp hai ông tiên đánh cờ. Tao mon men đến định xin tiền, thì hai ông ấy mắng, bảo: "Thằng trước xuống đây, đã cho năm tiền bảo về chia nhau. Vậy còn xuống quấy rầy gì nữa!"
Biết là bị xỏ, nhưng anh nọ cũng đành phải chia cho anh kia hai tiền rưỡi.

Cha cố và sư ông thi tài

Một ông cha thấy sư đang đăng đàn làm lễ, muốn xỏ ông sư, đọc luông một vế câu đối:
Sư ông đăng đàn, vãi ra kia, tiểu ra đấy.
Vãi vừa có ý và vãi, vừa có ý đại tiện, tiểu vừa có ý chú tiểu, vừa có ý tiểu tiện.
Nhà sư cũng không vừa, chờ hôm chủ nhật thất cho đang rửa tội mớivào nhà thờ đối lại:
Cố cha rửa tội, tra đằng trước, sờ đằng sau.
Câu đối lại cũng tài tình! Cha có hai nghĩa: ông cha, và "tra" vào; sờ cũng có hai ý: bà sờ (souer) và sờ mó.