Mỗi khoa học đều có những thuật ngữ, những khái niệm riêng của mình, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và nhu cầu biểu đạt những thành quả nghiên cứu. Khoa học càng phát triển thì số lượng thuật ngữ khoa học của khoa học đó càng nhiều, càng đa dạng. Khoa học lịch sử là một khoa học nghiên cứu và phục dựng toàn bộ lịch sử loài người từ trước đến nay với một nội dung rất rộng, bao quát tất cả mọi hoạt động của con người, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hoá, xã hội... Điều đó làm cho sử học phải dùng đến hàng ngàn, hàng vạn thuật ngữ để biểu đạt những thành tựu của mình, để phản ánh một cách ngắn gọn nhất những gì đã diễn ra, đã tồn tại, từ đó, giúp người đọc, người học lịch sử có thể nhận thức đúng được những hoạt động của người xưa. Hơn nữa, nếu chúng ta hiểu rằng, bên cạnh những điểm chung nhất của lịch sử loài người do quá trình khái quát khoa học tạo nên, mỗi dân tội, mỗi khu vực đều có những nét riêng, phương Đông và phương Tây có những đặc điểm của mình, mỗi thời đại có những sự kiện, những chức danh... của mình thì chúng ta lại thấy cần đến những thuật ngữ phù hợp để ghi lại những cái chung và cái riêng đó. Người đọc, người học lịch sử, đến lượt mình, cần phải có những tài liệu tra cứu để hiểu đúng nghĩa của những thuật ngữ gặp phải.
Quyển "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" của tập thể tác giả, do Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên chủ biên, là sản phẩm không chỉ của lao động chuyên môn miệt mài của nhiều nhà sử học, giáo dục lịch sử mà còn là một bước phát triển của chuyên ngành thuật ngữ sử học của chúng ta và của chính bản thân các tác giả. Đây là một tập "Từ điển phổ thông”, nghĩa là chưa nhắm mục tiêu phục vụ các nhà nghiên cứu, các độc giả uyên bác, mà chỉ nhằm phục vụ rộng rãi, đông đảo những người học, người đọc lịch sử, đặc biệt là các thầy, cô giáo, các em học sinh, sinh viên. Nhưng điều này không có nghĩa là nó chỉ dừng lại ở trình độ phổ thông, phổ cập trung bình mà đã vượt qua được yêu cầu đó, nâng mức phổ thông lên một trình độ trung gian giữa thể loại bách khoa toàn thư và tài liệu thuật ngữ thông thường. Các tác giả khi biên soạn quyển “Từ điển" này không chỉ nhằm thể hiện một bước tiến mới của ngành lịch sử nước nhà mà còn thể hiện nhận thức của mình về sự phát triển của sử học Việt Nam, giới sử học và ham thích lịch sử nói chung và của thế hệ học sinh, sinh viên nói riêng. Chính vì vậy mà giá trị phục vụ của tập sách được nâng lên.
Đọc và học lịch sử, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở trình độ hiểu biết chung chung các sự kiện về lịch sử phát triển chung của thế giới hoặc từng nước mà còn cần phải thông qua các tên gọi, các chức danh, các học thuyết, các thành tựu nghệ thuật, các chế độ chính trị, các loại hình kinh tế, các tôn giáo, tín ngưỡng... để hiểu sâu hơn, đúng hơn thực trạng xã hội của từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, từng dân tộc, từng khu vực... Quả là đôi khi người học, người đọc lịch sử xem thường hoặc bỏ qua các thuật ngữ, khái niệm lịch sử mà mình gặp phải, nhưng bỗng nhiên ở một lúc khác, lại thấy xuất hiện một trường hợp tương tự ở một nơi khác, một thời khác nhưng lại được biểu đạt bằng một thuật ngữ, một khái niệm khác thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy bỡ ngỡ, hoặc nghĩ rằng mình biết sử còn sơ lược quá hoặc hoài nghi cách dùng thuật ngữ của tác giả của trang sử vừa đọc. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc hay hoài nghi đó.
Đối với người đọc, người học lịch sử là như vậy, còn đối với các thầy, cô giáo dạy sử thì thế nào? Có thể nói, yêu cầu nói trên rất khẩn thiết, dạy tức là trình bày bằng lời trước đông đảo người học, có thể là học sinh phổ thông, sinh viên Đại học hay Cao đẳng mà cũng có thể là cán bộ lớn tuổi. Nếu người dạy dùng sai thuật ngữ hay lẫn lộn thuật ngữ thì rõ ràng chất lượng bài giảng chịu ảnh hưởng Mặc dù sách giáo khoa phổ thông hoặc giáo trình Cao đẳng, Đại học cố gắng hạn chế việc dùng các thuật ngữ khó, xa lạ hoặc quá nặng tính địa phương, các thầy, cô giáo vẫn gặp phải hàng hạt thuật ngữ sử học khó. Đây sẽ là một khó khăn lớn của các thầy, cô giáo nói chung ở tất cả các cấp, vì ngay khi đi học, chúng ta cũng chưa đủ quan tâm, rồi đến lúc ra đời, đứng trên bục giảng, biết bao điều đòi hỏi chúng ta, khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua sự chính xác trong việc hiểu và dùng thuật ngữ khó và mới, nhất là ở những năm đầu. Nhưng, sau một số năm giảng dạy, khi chúng ta có thì giờ bình tâm lại, tự đặt cho mình một yêu cầu cao hơn trong giảng dạy, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn, bức xúc. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" sẽ giúp các thầy, cô giáo sử học vượt qua những khó khăn đó, nghĩa là giúp các thầy, cô giáo) hiểu đúng thuật ngữ được dùng trong sách giáo khoa hay trong giáo trình. Trên cơ sở đó hiểu đúng các sự kiện lịch sử và hoàn thành tốt nhiệm vụ hình thành khái niệm cho học sinh.
Đối với các nhà nghiên cứu trẻ, việc dùng đúng thuật ngữ là một yêu cầu cần thiết vì điều này không chỉ là sự khẳng định trình độ của chính mình mà còn giúp cho người đọc hiểu đúng giá trị khoa học của công trình do mình nghiên cứu. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông", tuy với tư cách một quyển sách phổ thông, nhưng như trên đã nói, vẫn có thể giúp bạn trong những bước đầu của sự nghiệp khoa học.
"Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” là một công trình khoa học tập thể có ý nghĩa và có giá trị, cần thiết cho đông đảo người đọc, người học cũng như người dạy lịch sử, có thể còn có một số hạn chế, nhưng thực sự bổ ích, xin được giới thiệu cùng độc giả.
Trương Hữu Quýnh
GS. TS Sử học.
Quyển "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" của tập thể tác giả, do Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên chủ biên, là sản phẩm không chỉ của lao động chuyên môn miệt mài của nhiều nhà sử học, giáo dục lịch sử mà còn là một bước phát triển của chuyên ngành thuật ngữ sử học của chúng ta và của chính bản thân các tác giả. Đây là một tập "Từ điển phổ thông”, nghĩa là chưa nhắm mục tiêu phục vụ các nhà nghiên cứu, các độc giả uyên bác, mà chỉ nhằm phục vụ rộng rãi, đông đảo những người học, người đọc lịch sử, đặc biệt là các thầy, cô giáo, các em học sinh, sinh viên. Nhưng điều này không có nghĩa là nó chỉ dừng lại ở trình độ phổ thông, phổ cập trung bình mà đã vượt qua được yêu cầu đó, nâng mức phổ thông lên một trình độ trung gian giữa thể loại bách khoa toàn thư và tài liệu thuật ngữ thông thường. Các tác giả khi biên soạn quyển “Từ điển" này không chỉ nhằm thể hiện một bước tiến mới của ngành lịch sử nước nhà mà còn thể hiện nhận thức của mình về sự phát triển của sử học Việt Nam, giới sử học và ham thích lịch sử nói chung và của thế hệ học sinh, sinh viên nói riêng. Chính vì vậy mà giá trị phục vụ của tập sách được nâng lên.
Đọc và học lịch sử, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở trình độ hiểu biết chung chung các sự kiện về lịch sử phát triển chung của thế giới hoặc từng nước mà còn cần phải thông qua các tên gọi, các chức danh, các học thuyết, các thành tựu nghệ thuật, các chế độ chính trị, các loại hình kinh tế, các tôn giáo, tín ngưỡng... để hiểu sâu hơn, đúng hơn thực trạng xã hội của từng giai đoạn, từng thời kì lịch sử, từng dân tộc, từng khu vực... Quả là đôi khi người học, người đọc lịch sử xem thường hoặc bỏ qua các thuật ngữ, khái niệm lịch sử mà mình gặp phải, nhưng bỗng nhiên ở một lúc khác, lại thấy xuất hiện một trường hợp tương tự ở một nơi khác, một thời khác nhưng lại được biểu đạt bằng một thuật ngữ, một khái niệm khác thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy bỡ ngỡ, hoặc nghĩ rằng mình biết sử còn sơ lược quá hoặc hoài nghi cách dùng thuật ngữ của tác giả của trang sử vừa đọc. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc hay hoài nghi đó.
Đối với người đọc, người học lịch sử là như vậy, còn đối với các thầy, cô giáo dạy sử thì thế nào? Có thể nói, yêu cầu nói trên rất khẩn thiết, dạy tức là trình bày bằng lời trước đông đảo người học, có thể là học sinh phổ thông, sinh viên Đại học hay Cao đẳng mà cũng có thể là cán bộ lớn tuổi. Nếu người dạy dùng sai thuật ngữ hay lẫn lộn thuật ngữ thì rõ ràng chất lượng bài giảng chịu ảnh hưởng Mặc dù sách giáo khoa phổ thông hoặc giáo trình Cao đẳng, Đại học cố gắng hạn chế việc dùng các thuật ngữ khó, xa lạ hoặc quá nặng tính địa phương, các thầy, cô giáo vẫn gặp phải hàng hạt thuật ngữ sử học khó. Đây sẽ là một khó khăn lớn của các thầy, cô giáo nói chung ở tất cả các cấp, vì ngay khi đi học, chúng ta cũng chưa đủ quan tâm, rồi đến lúc ra đời, đứng trên bục giảng, biết bao điều đòi hỏi chúng ta, khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua sự chính xác trong việc hiểu và dùng thuật ngữ khó và mới, nhất là ở những năm đầu. Nhưng, sau một số năm giảng dạy, khi chúng ta có thì giờ bình tâm lại, tự đặt cho mình một yêu cầu cao hơn trong giảng dạy, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn, bức xúc. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông" sẽ giúp các thầy, cô giáo sử học vượt qua những khó khăn đó, nghĩa là giúp các thầy, cô giáo) hiểu đúng thuật ngữ được dùng trong sách giáo khoa hay trong giáo trình. Trên cơ sở đó hiểu đúng các sự kiện lịch sử và hoàn thành tốt nhiệm vụ hình thành khái niệm cho học sinh.
Đối với các nhà nghiên cứu trẻ, việc dùng đúng thuật ngữ là một yêu cầu cần thiết vì điều này không chỉ là sự khẳng định trình độ của chính mình mà còn giúp cho người đọc hiểu đúng giá trị khoa học của công trình do mình nghiên cứu. "Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông", tuy với tư cách một quyển sách phổ thông, nhưng như trên đã nói, vẫn có thể giúp bạn trong những bước đầu của sự nghiệp khoa học.
"Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” là một công trình khoa học tập thể có ý nghĩa và có giá trị, cần thiết cho đông đảo người đọc, người học cũng như người dạy lịch sử, có thể còn có một số hạn chế, nhưng thực sự bổ ích, xin được giới thiệu cùng độc giả.
Trương Hữu Quýnh
GS. TS Sử học.