“Tám” chuyện tiếng Anh tập hợp hơn 70 bài viết trong gần hai năm cho chuyên mục cùng tên trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn do tác giả Nguyễn Vạn Phú phụ trách.
Tập sách này dẫn dắt độc giả vào thế giới ngôn từ sống động trong những bản tin tiếng Anh với nhiều đề tài phong phú trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế (thuật ngữ WTO) và kinh doanh (lương bổng giám đốc) tới giáo dục (bằng cấp tiếng Anh, trường điểm), từ chuyện vi mô (định giá iPhone) tới chuyện vĩ mô (điều chỉnh lãi suất và chính sách tiền tệ), từ ngôn ngữ ngân hàng và chứng khoán tới lối nói của nhà báo, từ chuyện chính khách và thương nhân lỡ lời tới chuyện có công ty thiệt hại 2 triệu đô chỉ vì dùng sai dấu phẩy. Độc giả cũng tìm thấy nhiều góc thư giãn như chuyện ngôn ngữ trong bộ sách Harry Potter, ca từ trong những bản nhạc lừng danh, lối dụng ngữ ngộ nghĩnh ở những xứ mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, mê tín trong đầu tư chứng khoán, tử vi trong tiếng Anh… Tiếp tục phong cách của tập sách Chuyện chữ nghĩa tiếng Anh được đón nhận nồng nhiệt hồi cuối thập niên 1990, tác giả tránh sa vào lối mòn của những cuốn sách dạy và học tiếng Anh từng xuất bản ở Việt Nam: hoặc dịch song ngữ, hoặc giảng giải theo kiểu từ chương cứng nhắc. Thay vì thế, độc giả được khuyến khích tìm hiểu văn cảnh và “read between the lines” (ý tại ngôn ngoại).
Xuyên suốt trong tập sách này là phương châm “hiểu sao cho đúng”. Để làm được điều tưởng dễ mà khó này, tác giả kéo độc giả vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của việc trau dồi sinh ngữ.
Tác giả cảnh báo những bẫy ngôn ngữ trong viết và dịch thuật tiếng Anh, phân biệt văn phong hoa mỹ sáo rỗng và tiếng Anh giản dị, hướng dẫn cách vượt qua những rào cản như thành ngữ và tục ngữ, hay nghĩa đen nghĩa bóng. Ngoài ra, độc giả còn được chỉ cách hiểu tường tận mọi ngóc ngách của một văn bản tiếng Anh với những kỹ thuật hữu ích như tìm từ chưa có trong từ điển, cách liên tưởng điển tích và sử dụng kiến thức về văn minh – văn hóa để hiểu hàm ý, dùng bài viết tiếng Anh của người bản xứ về kinh tế Việt Nam để học cách dịch những khái niệm thuần Việt sang tiếng Anh.
Một tập sách như vậy chắc chắn đòi hỏi bề dày kinh nghiệm dạy tiếng Anh và viết báo (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) cũng như hiểu biết sâu về kinh tế kinh doanh. Tác giả Nguyễn Vạn Phú đáp ứng yêu cầu này với vốn sống tích lũy trong hành trình dài từ giảng dạy tiếng Anh đến làm báo cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Tập sách này là một vườn hoa lạ và kỳ thú mà bất kể là người không chuyên hay dân trong nghề, dù là để học tiếng Anh hay tìm hiểu thêm về chuyện thương trường, độc giả cũng có thể tìm thấy một góc riêng lý thú cho mình thưởng ngoạn.
Trân trọng giới thiệu. Phạm Vũ Lửa Hạ – Canada Dễ nhầm vì khác nhau Liên quan đến việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR – Permanent Normal Trade Relations) với Việt Nam, có một ủy ban với cái tên hơi lạ nên nhiều bản tin đã có nhiều cách dịch khác nhau. Đó là Committee on Ways and Means của Hạ viện Mỹ mà thường được gọi tắt là House Ways and Means Committee. Chính thức mà nói, đây là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, thế nhưng nhiều nơi, kể cả trong giới người Việt ở Mỹ, vẫn có những cách dịch khác như Ủy ban Chính sách thương mại, Ủy ban Phương tiện và Chính sách, Ủy ban Tiện ích, Ủy ban Ngân sách tài chính, Ủy ban Đường lối và Phương cách… đủ kiểu.
Nhiệm vụ của ủy ban này là lo mọi chuyện liên quan đến tài chính về mặt lập pháp, như xem xét trước các dự luật về tăng, giảm thuế (tức là các phương tiện – means – thu ngân sách), về hệ thống an sinh xã hội (tức là cách – ways – chi tiêu ngân sách), các hiệp định thương mại quốc tế… Vì thế gọi là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ có lẽ phù hợp hơn cả.
Ở Hạ viện Mỹ còn một ủy ban khác gọi là Appropriations Committee (Ủy ban Chuẩn chi, Ủy ban Phân bổ ngân sách) với nhiệm vụ xác định mức chi tiêu ngân sách cụ thể cho bên chính quyền. Từ appropriate có hai nghĩa gần như trái ngược nhau: một bên là phân bổ, một bên là chiếm đoạt (appropriate funds for education – phân bổ ngân sách cho giáo dục; appropriate the family car – cả nhà chỉ có một xe mà một người cứ chiếm riêng cho mình).
Có một điểm cũng khá lạ. Mọi người điều biết một dự luật ở Mỹ gọi là Bill, đến khi được lưỡng viện thông qua, tổng thống ký ban hành mới gọi là Act hay Law nhưng một trong những bộ luật căn bản của Mỹ là Bill of Rights (Bộ luật Dân quyền) vẫn gọi là Bill.
Tên các cơ quan rất lạ ở Mỹ không thiếu. Ví dụ ở tiểu bang California, nơi quản lý và thu các loại thuế gọi là State Board of Equalization, còn thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp lại do Franchise Tax Board đảm nhận, nếu không cẩn thận dễ hiểu sai và dịch nhầm.
Nói về chuyện nhầm lẫn, tuần rồi đã xảy ra một chuyện khá nực cười. TextTrust, một công ty Canada chuyên đi sửa lỗi chính tả trên các trang web phát hành một thông cáo báo chí, khoe rằng năm rồi họ đã kiểm tra chính tả 16 triệu trang web và phát hiện 10 từ thường bị viết sai nhiều nhất. Câu thông báo viết nguyên văn “16 million we pages” vào buổi sáng, đến chiều họ phải đính chính, xin sửa lại là “16 million Web pages”. Họ chỉ sai chừng đó thôi cũng đã muối mặt; báo chí trong nước lại nhầm, cho rằng họ viết sai nhiều từ khác như “independant” (đúng là independent); thật ra, đấy là 10 từ viết sai phổ biến nhất trên Internet theo phát hiện của TextTrust đấy chứ.
Tờ Inquirer khi đưa tin này đã chọc quê TextTrust bằng một tít nhỏ “Shurley some mishtake” – cố tình viết sai chính tả câu “Surely some mistake”.
Trong buổi tiệc chiêu đãi nhân hội nghị thượng đỉnh G-8 gần đây, theo tường thuật của Newsweek, khi Thủ tướng Đức Merkel kể chuyện có con gấu hoang bị bắn hạ tại Đức, Thủ tướng Nhật bỗng buột miệng nói: “Teddy bear. We must bear criticism.
Unbearable”. Đầu óc liên tưởng của ông thật lạ. Teddy bear là con gấu nhồi bông (Teddy là tên thân mật của Tổng thống Theodore Roosevelt, trong một bộ phim hoạt hình, có cảnh ông cứu một con gấu con); bear trong câu thứ nhì là chịu đựng (lãnh đạo nước nào hình như cũng phải chịu cảnh bị phê bình từ khắp mọi phía); và unbearable có lẽ là cảm tưởng của ông Koizumi (không chịu nổi lời ong tiếng ve)!
Trong hội nghị lần này, Tổng thống Bush bị nhiều phen hố to.
Ngoài vụ nói riêng với Thủ tướng Anh nhưng bị các nhà báo ghi âm được: “What they need to do is get Syria to get Hizbullah to stop doing this shit, and its over” (ý nói chỉ cần buộc Syria bảo Hizbullah chấm dứt chọc phá Israel thì xung đột giữa Israel và Lebanon sẽ chấm dứt ngay, nhưng shit là từ thô lậu, không ai dùng giữa chốn ngoại giao quốc tế), ông Bush còn bị một vố khác. Lúc họp báo chung với Tổng thống Nga Putin, một nhà báo hỏi về tình hình dân chủ ở Nga, Putin đáp trả ngay: “We certainly would not want to have the same kind of democracy as they have in Iraq, I will tell you quite honestly” (Nói thiệt tình, chúng tôi không muốn có loại dân chủ như ở Iraq đâu). Câu này chưa được dịch sang tiếng Anh thì các nhà báo Nga đã cười to để tán thưởng, Tổng thống Bush cười theo thật tươi nhưng khi nghe dịch xong, miệng hết cười, cáu kỉnh bảo: “Just wait”. Có lẽ lần sau ông Bush phải chờ nghe dịch hết rồi cười.
Tập sách này dẫn dắt độc giả vào thế giới ngôn từ sống động trong những bản tin tiếng Anh với nhiều đề tài phong phú trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế (thuật ngữ WTO) và kinh doanh (lương bổng giám đốc) tới giáo dục (bằng cấp tiếng Anh, trường điểm), từ chuyện vi mô (định giá iPhone) tới chuyện vĩ mô (điều chỉnh lãi suất và chính sách tiền tệ), từ ngôn ngữ ngân hàng và chứng khoán tới lối nói của nhà báo, từ chuyện chính khách và thương nhân lỡ lời tới chuyện có công ty thiệt hại 2 triệu đô chỉ vì dùng sai dấu phẩy. Độc giả cũng tìm thấy nhiều góc thư giãn như chuyện ngôn ngữ trong bộ sách Harry Potter, ca từ trong những bản nhạc lừng danh, lối dụng ngữ ngộ nghĩnh ở những xứ mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ, mê tín trong đầu tư chứng khoán, tử vi trong tiếng Anh… Tiếp tục phong cách của tập sách Chuyện chữ nghĩa tiếng Anh được đón nhận nồng nhiệt hồi cuối thập niên 1990, tác giả tránh sa vào lối mòn của những cuốn sách dạy và học tiếng Anh từng xuất bản ở Việt Nam: hoặc dịch song ngữ, hoặc giảng giải theo kiểu từ chương cứng nhắc. Thay vì thế, độc giả được khuyến khích tìm hiểu văn cảnh và “read between the lines” (ý tại ngôn ngoại).
Xuyên suốt trong tập sách này là phương châm “hiểu sao cho đúng”. Để làm được điều tưởng dễ mà khó này, tác giả kéo độc giả vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường của việc trau dồi sinh ngữ.
Tác giả cảnh báo những bẫy ngôn ngữ trong viết và dịch thuật tiếng Anh, phân biệt văn phong hoa mỹ sáo rỗng và tiếng Anh giản dị, hướng dẫn cách vượt qua những rào cản như thành ngữ và tục ngữ, hay nghĩa đen nghĩa bóng. Ngoài ra, độc giả còn được chỉ cách hiểu tường tận mọi ngóc ngách của một văn bản tiếng Anh với những kỹ thuật hữu ích như tìm từ chưa có trong từ điển, cách liên tưởng điển tích và sử dụng kiến thức về văn minh – văn hóa để hiểu hàm ý, dùng bài viết tiếng Anh của người bản xứ về kinh tế Việt Nam để học cách dịch những khái niệm thuần Việt sang tiếng Anh.
Một tập sách như vậy chắc chắn đòi hỏi bề dày kinh nghiệm dạy tiếng Anh và viết báo (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh) cũng như hiểu biết sâu về kinh tế kinh doanh. Tác giả Nguyễn Vạn Phú đáp ứng yêu cầu này với vốn sống tích lũy trong hành trình dài từ giảng dạy tiếng Anh đến làm báo cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Tập sách này là một vườn hoa lạ và kỳ thú mà bất kể là người không chuyên hay dân trong nghề, dù là để học tiếng Anh hay tìm hiểu thêm về chuyện thương trường, độc giả cũng có thể tìm thấy một góc riêng lý thú cho mình thưởng ngoạn.
Trân trọng giới thiệu. Phạm Vũ Lửa Hạ – Canada Dễ nhầm vì khác nhau Liên quan đến việc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR – Permanent Normal Trade Relations) với Việt Nam, có một ủy ban với cái tên hơi lạ nên nhiều bản tin đã có nhiều cách dịch khác nhau. Đó là Committee on Ways and Means của Hạ viện Mỹ mà thường được gọi tắt là House Ways and Means Committee. Chính thức mà nói, đây là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, thế nhưng nhiều nơi, kể cả trong giới người Việt ở Mỹ, vẫn có những cách dịch khác như Ủy ban Chính sách thương mại, Ủy ban Phương tiện và Chính sách, Ủy ban Tiện ích, Ủy ban Ngân sách tài chính, Ủy ban Đường lối và Phương cách… đủ kiểu.
Nhiệm vụ của ủy ban này là lo mọi chuyện liên quan đến tài chính về mặt lập pháp, như xem xét trước các dự luật về tăng, giảm thuế (tức là các phương tiện – means – thu ngân sách), về hệ thống an sinh xã hội (tức là cách – ways – chi tiêu ngân sách), các hiệp định thương mại quốc tế… Vì thế gọi là Ủy ban Tài chính và Thuế vụ có lẽ phù hợp hơn cả.
Ở Hạ viện Mỹ còn một ủy ban khác gọi là Appropriations Committee (Ủy ban Chuẩn chi, Ủy ban Phân bổ ngân sách) với nhiệm vụ xác định mức chi tiêu ngân sách cụ thể cho bên chính quyền. Từ appropriate có hai nghĩa gần như trái ngược nhau: một bên là phân bổ, một bên là chiếm đoạt (appropriate funds for education – phân bổ ngân sách cho giáo dục; appropriate the family car – cả nhà chỉ có một xe mà một người cứ chiếm riêng cho mình).
Có một điểm cũng khá lạ. Mọi người điều biết một dự luật ở Mỹ gọi là Bill, đến khi được lưỡng viện thông qua, tổng thống ký ban hành mới gọi là Act hay Law nhưng một trong những bộ luật căn bản của Mỹ là Bill of Rights (Bộ luật Dân quyền) vẫn gọi là Bill.
Tên các cơ quan rất lạ ở Mỹ không thiếu. Ví dụ ở tiểu bang California, nơi quản lý và thu các loại thuế gọi là State Board of Equalization, còn thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp lại do Franchise Tax Board đảm nhận, nếu không cẩn thận dễ hiểu sai và dịch nhầm.
Nói về chuyện nhầm lẫn, tuần rồi đã xảy ra một chuyện khá nực cười. TextTrust, một công ty Canada chuyên đi sửa lỗi chính tả trên các trang web phát hành một thông cáo báo chí, khoe rằng năm rồi họ đã kiểm tra chính tả 16 triệu trang web và phát hiện 10 từ thường bị viết sai nhiều nhất. Câu thông báo viết nguyên văn “16 million we pages” vào buổi sáng, đến chiều họ phải đính chính, xin sửa lại là “16 million Web pages”. Họ chỉ sai chừng đó thôi cũng đã muối mặt; báo chí trong nước lại nhầm, cho rằng họ viết sai nhiều từ khác như “independant” (đúng là independent); thật ra, đấy là 10 từ viết sai phổ biến nhất trên Internet theo phát hiện của TextTrust đấy chứ.
Tờ Inquirer khi đưa tin này đã chọc quê TextTrust bằng một tít nhỏ “Shurley some mishtake” – cố tình viết sai chính tả câu “Surely some mistake”.
Trong buổi tiệc chiêu đãi nhân hội nghị thượng đỉnh G-8 gần đây, theo tường thuật của Newsweek, khi Thủ tướng Đức Merkel kể chuyện có con gấu hoang bị bắn hạ tại Đức, Thủ tướng Nhật bỗng buột miệng nói: “Teddy bear. We must bear criticism.
Unbearable”. Đầu óc liên tưởng của ông thật lạ. Teddy bear là con gấu nhồi bông (Teddy là tên thân mật của Tổng thống Theodore Roosevelt, trong một bộ phim hoạt hình, có cảnh ông cứu một con gấu con); bear trong câu thứ nhì là chịu đựng (lãnh đạo nước nào hình như cũng phải chịu cảnh bị phê bình từ khắp mọi phía); và unbearable có lẽ là cảm tưởng của ông Koizumi (không chịu nổi lời ong tiếng ve)!
Trong hội nghị lần này, Tổng thống Bush bị nhiều phen hố to.
Ngoài vụ nói riêng với Thủ tướng Anh nhưng bị các nhà báo ghi âm được: “What they need to do is get Syria to get Hizbullah to stop doing this shit, and its over” (ý nói chỉ cần buộc Syria bảo Hizbullah chấm dứt chọc phá Israel thì xung đột giữa Israel và Lebanon sẽ chấm dứt ngay, nhưng shit là từ thô lậu, không ai dùng giữa chốn ngoại giao quốc tế), ông Bush còn bị một vố khác. Lúc họp báo chung với Tổng thống Nga Putin, một nhà báo hỏi về tình hình dân chủ ở Nga, Putin đáp trả ngay: “We certainly would not want to have the same kind of democracy as they have in Iraq, I will tell you quite honestly” (Nói thiệt tình, chúng tôi không muốn có loại dân chủ như ở Iraq đâu). Câu này chưa được dịch sang tiếng Anh thì các nhà báo Nga đã cười to để tán thưởng, Tổng thống Bush cười theo thật tươi nhưng khi nghe dịch xong, miệng hết cười, cáu kỉnh bảo: “Just wait”. Có lẽ lần sau ông Bush phải chờ nghe dịch hết rồi cười.