Không chỉ là tác phẩm trinh thám với những án mạng rùng rợn, tiểu thuyết của Sái Tuấn còn kể câu chuyện nhân văn, ấm áp tình người.
Nhân vật chính trong tác phẩm là cô gái xinh đẹp Thôi Thiện. Một ngày, cô tỉnh giấc và nhận ra mình đang nằm trên sân thượng một tòa nhà bỏ hoang, xung quanh là các bức tường vây bủa. Cô không thể thoát ra ngoài, phải tìm mọi cách để sinh tồn như bẫy chim, ăn gián sống... Không chống lại được cơn đói khát và cái lạnh, cô đánh mất đứa con mới hình thành trong bụng.
Đúng lúc tuyệt vọng, Thôi Thiện nhận ra có một nhân vật bí ẩn đang dõi theo mình. Cô đặt tên kẻ bí ẩn là X. Hàng ngày, X đều dùng trực thăng đồ chơi điều khiển từ xa chở thức ăn và vật dụng cho cô.
Sống trong bức tường bao, Thôi Thiện nhìn lại mình. Vốn là một cô gái nghèo nhưng cô luôn tạo cho mình vỏ bọc là tiểu thư danh giá. Cô tìm mọi cách chen chân vào giới phù hoa, rồi ngã vào vòng tay người đàn ông đã có vợ. Mù quáng trong tình yêu, Thôi Thiện tìm cách thủ tiêu vợ của người tình.
Sau 120 ngày bị nhốt, Thôi Thiện thoát ra khỏi bốn bức tường nhờ sự giúp đỡ của X. Nhưng sự việc không dừng ở đó. Khu vườn trên cao với những bức tường từng là nơi vây hãm nhiều người lại có mối liên hệ mật thiết với "Hội những người vợ cả đau khổ". Các mối liên hệ chằng chịt khiến người đọc đặt ra nhiều nghi vấn: "Kẻ giết người có thực sự là Thôi Thiện?", "Ai là thủ phạm của những cái chết tưởng rất ngẫu nhiên?"...
Bên cạnh những chi tiết ly kỳ, tác phẩm còn kể câu chuyện nhân văn. 120 ngày nhìn trộm khắc họa tình yêu thương con vô hạn của mẹ Thôi Thiện. Bà hy sinh cuộc sống bình thường, êm ấm để ở lại thành phố làm thuê, giúp con gái đạt được khát vọng phù hoa. Nhận về mình những cay đắng, tủi cực, người mẹ chấp nhận tất cả chỉ để con gái được vui. Cùng đó, nhân vật X bí ẩn đã thức dậy trong trái tim tưởng chừng chai sạn của Thôi Thiện những mầm thiện.
Tác giả của tiểu thuyết là Sái Tuấn - cây bút có nhiều tác phẩm ăn khách Trung Quốc hiện nay. Với khoảng 10 triệu bản sách bán ra, anh nhận danh hiệu Cây viết mới xuất sắc của giải "Bertelsmann - Văn học Nhân dân". Xuất thân từ một sĩ quan an ninh, Sái Tuấn có nhiều kiến thức khi viết truyện trinh thám, kinh dị. Anh có khoảng năm tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam. 120 ngày nhìn trộm mới được nhà xuất bản Văn học phát hành.
***
Nếu như ngày tận thế giáng xuống đầu, chỉ có thể mang theo một con vật lên chiếc thuyền Noah[1] - ngựa, hổ, khổng tước, dê, bạn sẽ chọn loài nào?
[1] Noah là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Noah đóng con tàu này theo ý Chúa để cứu ông và gia đình cùng các loài động vật nhằm khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.
Bầu trời quạnh vắng.
Nhũng chấm đen lớn như vẩy mực ở giữa tầng mây, có cái gì đó vụt qua, không biết là sóng âm hay một chiếc máy bay trống khách. Tiếng ma sát giữa động cơ với luồng khí trên cao, giống như tiếng sóng biển va vào vách núi, xuyên qua ngàn vạn thước để gọi cô ta tỉnh lại.
Thôi Thiện nằm sõng soài trên nền đất thô ráp, đối mặt với không gian khô cằn.
Giới hạn của bầu trời là một bức tường đen kịt, bao phú lấy những luồng sáng trắng xám nhức mắt. Hõm xương cô ma sát phát ra tiếng kêu răng rắc. Khi xoay tròn được gần 180 độ, cuối cùng bị một đường thẳng tắp chặt ngang - vẫn là bức tường xi măng đen. Giữa hai bức tường cao ngất, giống như con đường hành lang thật dài. Chống khuỷu tay xuống mặt đất, đứng dậy, bầu trời giống nhu một bức tranh cuốn trục được dàn trải, để lộ ra phần khung tranh sậm màu.
Cô ta đang ở trong thế giới hình chữ U.
Yết hầu phát ra tiếng thở gấp, là âm thanh nhỏ nhẹ của phụ nữ. Hít thở sâu, lồng ngực có một thứ đội lên, phập phồng rất nhịp nhàng, trên vai là mái tóc dài óng ả, còn cả khung xương ở giữa cặp chân dài.
Phía sau lưng vẫn là tường. Dưới màu xám ngắt của những đám mây đen, bốn bức tường nối nhau khép kín lại, từ chữ U biến thành chữ khẩu, giống như khảm nạm trên khung đen của bức ảnh, khiến người ta liên tưởng bức vải đen trắng được trùm lên di ảnh của người chết trong lễ truy điệu.
Nhân vật chính trong tác phẩm là cô gái xinh đẹp Thôi Thiện. Một ngày, cô tỉnh giấc và nhận ra mình đang nằm trên sân thượng một tòa nhà bỏ hoang, xung quanh là các bức tường vây bủa. Cô không thể thoát ra ngoài, phải tìm mọi cách để sinh tồn như bẫy chim, ăn gián sống... Không chống lại được cơn đói khát và cái lạnh, cô đánh mất đứa con mới hình thành trong bụng.
Đúng lúc tuyệt vọng, Thôi Thiện nhận ra có một nhân vật bí ẩn đang dõi theo mình. Cô đặt tên kẻ bí ẩn là X. Hàng ngày, X đều dùng trực thăng đồ chơi điều khiển từ xa chở thức ăn và vật dụng cho cô.
Sống trong bức tường bao, Thôi Thiện nhìn lại mình. Vốn là một cô gái nghèo nhưng cô luôn tạo cho mình vỏ bọc là tiểu thư danh giá. Cô tìm mọi cách chen chân vào giới phù hoa, rồi ngã vào vòng tay người đàn ông đã có vợ. Mù quáng trong tình yêu, Thôi Thiện tìm cách thủ tiêu vợ của người tình.
Sau 120 ngày bị nhốt, Thôi Thiện thoát ra khỏi bốn bức tường nhờ sự giúp đỡ của X. Nhưng sự việc không dừng ở đó. Khu vườn trên cao với những bức tường từng là nơi vây hãm nhiều người lại có mối liên hệ mật thiết với "Hội những người vợ cả đau khổ". Các mối liên hệ chằng chịt khiến người đọc đặt ra nhiều nghi vấn: "Kẻ giết người có thực sự là Thôi Thiện?", "Ai là thủ phạm của những cái chết tưởng rất ngẫu nhiên?"...
Bên cạnh những chi tiết ly kỳ, tác phẩm còn kể câu chuyện nhân văn. 120 ngày nhìn trộm khắc họa tình yêu thương con vô hạn của mẹ Thôi Thiện. Bà hy sinh cuộc sống bình thường, êm ấm để ở lại thành phố làm thuê, giúp con gái đạt được khát vọng phù hoa. Nhận về mình những cay đắng, tủi cực, người mẹ chấp nhận tất cả chỉ để con gái được vui. Cùng đó, nhân vật X bí ẩn đã thức dậy trong trái tim tưởng chừng chai sạn của Thôi Thiện những mầm thiện.
Tác giả của tiểu thuyết là Sái Tuấn - cây bút có nhiều tác phẩm ăn khách Trung Quốc hiện nay. Với khoảng 10 triệu bản sách bán ra, anh nhận danh hiệu Cây viết mới xuất sắc của giải "Bertelsmann - Văn học Nhân dân". Xuất thân từ một sĩ quan an ninh, Sái Tuấn có nhiều kiến thức khi viết truyện trinh thám, kinh dị. Anh có khoảng năm tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam. 120 ngày nhìn trộm mới được nhà xuất bản Văn học phát hành.
***
Nếu như ngày tận thế giáng xuống đầu, chỉ có thể mang theo một con vật lên chiếc thuyền Noah[1] - ngựa, hổ, khổng tước, dê, bạn sẽ chọn loài nào?
[1] Noah là con thuyền được nhắc đến ở chương 6 đến chương 9 của Sách Sáng thế trong Kinh Thánh. Văn bản đó mô tả việc ông Noah đóng con tàu này theo ý Chúa để cứu ông và gia đình cùng các loài động vật nhằm khỏi bị diệt vong bởi trận trừng phạt đại hồng thủy của Thiên Chúa.
Bầu trời quạnh vắng.
Nhũng chấm đen lớn như vẩy mực ở giữa tầng mây, có cái gì đó vụt qua, không biết là sóng âm hay một chiếc máy bay trống khách. Tiếng ma sát giữa động cơ với luồng khí trên cao, giống như tiếng sóng biển va vào vách núi, xuyên qua ngàn vạn thước để gọi cô ta tỉnh lại.
Thôi Thiện nằm sõng soài trên nền đất thô ráp, đối mặt với không gian khô cằn.
Giới hạn của bầu trời là một bức tường đen kịt, bao phú lấy những luồng sáng trắng xám nhức mắt. Hõm xương cô ma sát phát ra tiếng kêu răng rắc. Khi xoay tròn được gần 180 độ, cuối cùng bị một đường thẳng tắp chặt ngang - vẫn là bức tường xi măng đen. Giữa hai bức tường cao ngất, giống như con đường hành lang thật dài. Chống khuỷu tay xuống mặt đất, đứng dậy, bầu trời giống nhu một bức tranh cuốn trục được dàn trải, để lộ ra phần khung tranh sậm màu.
Cô ta đang ở trong thế giới hình chữ U.
Yết hầu phát ra tiếng thở gấp, là âm thanh nhỏ nhẹ của phụ nữ. Hít thở sâu, lồng ngực có một thứ đội lên, phập phồng rất nhịp nhàng, trên vai là mái tóc dài óng ả, còn cả khung xương ở giữa cặp chân dài.
Phía sau lưng vẫn là tường. Dưới màu xám ngắt của những đám mây đen, bốn bức tường nối nhau khép kín lại, từ chữ U biến thành chữ khẩu, giống như khảm nạm trên khung đen của bức ảnh, khiến người ta liên tưởng bức vải đen trắng được trùm lên di ảnh của người chết trong lễ truy điệu.