.. Không lạ gì mà Liêu Trai Chí Dị có thể làm say mê cả những người ít học. Bởi vì trong mọi xã hội và thời đại, các yếu tố văn hóa truyền thống luôn sống cuộc sống của chúng không chỉ trong những văn hiến thư tịch hay các công trình khảo cứu của giới trí thức, mà chủ yếu và quan trọng nhất là trong cuộc sống thường nhật với những mối bận tâm chung nhất của đông đảo nhân dân.
Bản dịch trọn bộ này gồm 432 truyện trong Liêu Trai Chí Dị và 68 truyện trong Liêu Trai Chí Dị Thập Di, tất cả gồm 500 truyện.
***
Đọc Liêu Trai Chí Dị
“Liêu Trai chí dị: bút ký tiểu thuyết, Thanh Bồ Tùng Linh trước, phân thập lục quyển, tứ bách tam thập nhất thiên. Tùng Linh tự Liễu Tuyền, Sơn Đông Truy Xuyên nhân. Ấu hữu dật tài, lão nhi bất đạt, cố thử thư đa tá hồ quỷ chi sự dĩ hãn kỳ bất bình, diệc hữu tùng Đường nhân truyền kỳ chuyển hóa nhi xuất dã. Phả điêu trác tự cú, mô phỏng cổ nhã, cố văn nhân đa hy duyệt chi!” (Liêu Trai chí dị: tập truyện ký, do Bồ Tùng Linh thời Thanh trước tác, chia làm 16 quyển, có 431 truyện. Tùng Linh tự Liễu Tuyền, người huyện Truy Xuyên tỉnh Sơn Đông. Lúc trẻ có tài hơn người, nhưng về già vẫn không thành đạt, nên sách ấy phần lớn là mượn chuyện hồ quỷ để phát tiết nỗi bất bình; cũng có khi là dựa theo các truyện truyền kỳ của người . thời Đường, thay đổi lại mà soạn ra. Câu chữ ít nhiều có gọt giũa, phỏng theo lối văn chương phong nhã thời cổ, nên văn nhân nhiều người thích xem).
“Liêu Trai chí dị: tiểu thuyết danh, phàm bát quyển, hoặc tích vi thập lục quyển, kê tứ bách tam thập nhất thiên, Thanh Bồ Tùng Linh soạn. Ký thần tiên hồ quỷ tinh mị cố sự, miêu tả ủy khúc, tự thứ tỉnh nhiên; ngẫu thuật sở văn, diệc đa giản khiết. Mỗi quyển chi mạt, thường xuyết tiểu văn. Cựu thời cực phong hành, kim sảo suy hĩ” (Liêu Trai chí dị: tên tập truyện, gồm 8 quyển, có khi tách làm 16 quyển, tổng cộng 431 truyện, do Bồ Tùng Lỉnh thời Thanh soạn. Nội dung là ghi chép lại chuyện cũ về thần tiên hồ quỷ yêu quái, miêu tả chi tiết, sắp xếp phân minh; có chỗ là kể lại chuyện mình nghe, phần lớn cũng rõ ràng ngắn gọn. Ở cuối mỗi quyển thường thêm lời bình ngắn. Ngày trước được truyền tụng rất rộng rãi, đến nay có giảm đi).
"Liêu Trai chí dị: thư danh, bát quyển, hoặc tích vi thập lục quyển, kê tứ bách tam thập nhất thiên, Thanh Bồ Tùng Linh soạn. Ký thần tiên hồ quỷ tinh mị chi sự, miêu tả ủy khúc, văn từ diễm lệ, tự thứ tỉnh nhiên; ngẫu thuật sở ván, diệc đa giản khiết. Mỗi quyển chi mạt, thường xuyết tiểu văn. Cựu thời cực phong hành" (Liêu Trai chí dị: tên sách, gồm 8 quyển, có khi tách làm 16 quyển, tổng cộng 431 truyện, do Bồ Tùng Linh thời Thanh soạn. Nội dung là ghi chép lại chuyện về thần tiên hồ quỷ yêu quái, miêu tả chi tiết, lời văn đẹp đẽ, sắp xếp phân minh; có chỗ là kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, phần lớn cũng rõ ràng ngắn gọn. Ở cuối mỗi quyển thường thêm lời bình ngắn. Ngày trước được truyền tụng rất rộng rãi). "Liêu Trai chí dị: văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết tập, Thanh Bồ Tùng Linh tác. Lịch Thành Trương Hy Kiệt đích Chú Tuyết Trai sao bản Liêu Trai chí dị phân vi thập nhị quyển, hữu mục tứ bách bát thập bát thiên. Hiện tồn tối tảo khắc bản vi Thanh Càn Long tam thập nhất niên Thanh Kha Đình bản, tắc phân vi thập lục quyển, tứ bách dư thiên, đãn thiên mục tinh bất hoàn toàn. Giải phóng hậu hoàn phát hiện liễu tác giả đích bán bộ thủ cảo (định cảo bản), tằng ảnh ấn xuất bản, hựu hữu "Hội hiệu hội chú hội bình" bản, sở thu thiên mục hiệu vi hoàn bị. Tác giả dĩ phong phú đích tưởng tượng, tịnh tá giám đương thời lưu hành cố sự dữ tiền nhân chi tác, sáng tạo xuất bất thiểu ưu tú tác phẩm. Cấu tứ kỳ diệu, ngữ ngôn sinh động, dĩ đàm hồ thuyết quỷ đích biểu hiện hình thúc, đối đương thời hiện thực đích hắc ám hòa quan lại đích tội ác phả đa bộc lộ, vu khoa cử chế độ hòa lễ giáo đô hữu sở phê phán; tinh dĩ đồng tình bút điêu miêu hội liễu thanh niên nam nữ chân thành tương ái đích cố sự. Đãn thư trung dã tồn tại trước nhất ta nhân quả báo ứng chi thuyết hòa mê tín sắc thái” (Liêu Trai chí dị: tập truyện ngắn văn ngôn, do Bồ Tùng Linh thời Thanh sáng tác. "Bản sao Liêu Trai chí dị của Chú Tuyết Trai" của Trương Hy Kiệt ở Lịch Thành chia làm 12 quyển, có mục lục gồm 488 truyện. Bản in sớm nhất hiện còn là bản của Kha Đình thời Thanh in năm Càn Long thứ 31 (1766) thì chia làm 16 quyển, hơn 400 truyện, nhưng mục lục cũng không đầy đủ. Sau ngày giải phóng (tức 1949, năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) lại phát hiện được nửa bản viết tay của tác giả (bản thảo hoàn chỉnh), từng in ảnh xuất bản, lại có bản Hội hiệu hội chú hội bình thu thập mục lục đầy đủ hơn cả. Tác giả lấy trí tưởng tượng phong phú, mượn các truyện cổ lưu hành đương thời và các sáng tác của người trước mà sáng tạo ra không ít tác phẩm ưu tú. Kết cấu hay lạ, lời lẽ sinh động, lấy hình thức biểu hiện là chuyện yêu ma hồ quỷ, vạch trần sự đen tối của hiện thực và tội ác của quan lại đương thời, đối với chế độ khoa cử và lễ giáo đều có sự phê phán; lại tỏ thái độ đồng tình khi miêu tả những chuyện cổ về tình yêu chân thành của thanh niên nam nữ. Song trong sách cũng còn tồn tại một ít quan niệm nhân quả báo ứng và màu sắc mê tín). "Liêu Trai chí dị: Thanh đại kiệt xuất đích văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết tập. Tác giả Bồ Tùng Linh, thư thành vu Khang Hy niên gian. Thư phân thập nhị quyển, kê tứ bách cửu thập nhất thiên, 1962 niên Trung Hoa thư cục bài ấn bản. Thư trung cố sự đại đa dĩ hồ tiên quỷ mị vi đề tài, cấp phú lãng mạn chủ nghĩa sắc thái nhi hựu câu hữu phong phú đích nội dung hòa thâm khác đích hiện thục chủ nghĩa. Nội dung bao quát đối tham quan ô lại sĩ hào thế thân dĩ cập phủ hủ đích khoa cử chế độ đích khể lộ, đối thanh niên nam nữ chân chính ái tình hôn nhân đích nhiệt tình ca tụng; thử ngoại hoàn hữu nhất ta hữu giáo đục ý nghĩa đích ngụ ngôn cố sự đẳng. Giá ta nội dung chủ yếu bộc lộ liễu phong kiến xã hội đích hắc ám hòa hủ bại, dĩ cập tác giả đối lý tưởng thế giới hòa mỹ hảo nhân vật đích truy cầu, ca tụng. Tiểu thuyết sung mãn kỳ dị khôi lệ đích ảo tưởng, tố tạo nhân vật hủ hủ nhi sinh, hô chi dục xuất, tình tiết điệt đãng đàng ná, sinh động đa biến. Ngử ngôn tinh luyện hàm súc, văn bút lưu sướng truyền thần, “Tả quỷ tả yêu cao nhân nhất đẳng, thích tham thích ngược nhập cốt tam phân", câu hữu độc đặc đích phong cách, tại ngã quốc tiểu thuyết sử thượng chiếm hữu hẩn cao đích địa vị. Đãn thư trung dã tồn tại trước phong kiến luân lý quan niệm hòa phong kiến sắc thái" (Liêu Trai chí dị: tập truyện ngắn văn ngôn kiệt xuất thời Thanh. Tác giả là Bồ Tùng Linh, sách hoàn thành trong đời Khang Hy (1662-1722). Sách chia làm 12 quyển, gồm 491 truyện, năm 1962 Trung Hoa thư cục đã sắp xếp xuất bản. Truyện trong sách phần lớn là lấy đề tài hồ tiên ma quỷ, có nhiều màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn, lại mang nội dung phong phú và chủ nghĩa hiện thực sâu sắc. Nội dung nói chung là tố cáo bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá và chế độ khoa cử mục nát, nhiệt tình ca ngợi tình yêu và hôn nhân chân chính của thanh niên nam nữ, ngoài ra còn có một ít truyện cổ loại ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục. Nội dung nói trên chủ yếu là vạch trần sự đen tối và mục ruỗng của xã hội phong kiến đồng thời nói lên sự mong mỏi, ngợi ca của tác giả về một thế giới lý tưởng và những con người tốt đẹp. Tập truyện đầy ắp những sự tưởng tượng lạ lùng đẹp đẽ, nhân vật được sáng tạo sống động chân thực, tình tiết bất ngờ biến ảo. Lời lẽ gọt giũa hàm súc, văn chương trôi chảy linh hoạt, "Tả quỷ tả ma cao bậc nhất, châm tham châm bạo thấu vào xương” đều có phong cách độc đáo đặc biệt, chiếm địa vị rất cao trong lịch sử truyện ngắn của nước ta. Nhưng trong sách cũng còn tồn tại quan niệm luân lý phong kiến và màu sắc phong kiến).
"Liêu Trai chí dị: Thư danh, Thanh Bồ Tùng Linh (1640-1715) trước. Đoản thiên tiểu thuyết tập, thập nhị quyển, nhất tác thập lục quyển, cộng tứ bách tam thập nhất thiên. Tối tảo hữu Chú Tuyết Trai sao bản, Càn Long tam thập nhất niên (1766 niên) Thanh Kha Đình khắc bản, nhị giả phân quyển, thiên mục lược dị. 1949 niên hậu phát hiện bán bộ thủ cảo, 1955 niên do Văn học Cổ tịch san hành xã ảnh ấn, 1978 niên Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã hữu Trương Hữu Hạc tập hiệu "Hội hiệu hội chú hội bình" bản, hiệu hoàn bị. Cai thư hàm truyền kỳ, chí quái, dị sự đẳng nội dung. Nhiên đa tả hồ quỷ, yêu biến, dị quái cố sự, nghệ thuật thủy bình trăn chí văn ngôn tiểu thuyết đỉnh phong" (Liêu Trai chí dị: tên sách, Bồ Tùng Linh (1640-1715) thời Thanh sáng tác, là tập truyện ngắn, gồm 12 quyển, có khi chia làm 16 quyển, cộng 431 truyện. Cổ nhất có bản sao của Chú Tuyết Trai, năm Càn Long thứ 31 (1766) Kha Đình khắc bản, hai bản chia quyển, mục lục hơi khác nhau. Sau 1949 phát hiện được nửa bản viết tay của tác giả, năm 1955 Văn học cổ tịch san hành xã in ảnh xuất bản, năm 1978 Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã có bản "Hội hiệu hội chú hội bình" của Trương Hữu Hạc tập hợp so sánh các bản, đầy đủ hơn cả. Sách này mang nội dung truyền kỳ, chí quái, việc lạ, nhưng phần lớn kê chuyện cổ hồ quỷ, yêu ma, quái dị, về trình độ nghệ thuật thì đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn).
Trên đây là sáu định nghĩa về mục từ "Liêu Trai chí dị” nêu trong sáu quyển từ điển của Trung Hoa mà theo thứ tự là Từ nguyên (Chính tục biên hợp đính bản), Thương vụ ấn thu quán xuất bản, Thượng Hải, 1939; Từ hai (hợp đính bản), Trung Hoa thư cục xuất bản, Thượng Hải, 1948; Trung văn đại từ điển. Trung Quốc văn hóa Nghiên cứu sở xuất bản, Đài Bắc, 1962 Từ hải, Tân thư xuất bản xã, Thượng Hải, 1989; Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển, Tác giả xuất bản xã, Bắc Kinh, 1991 và Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển, Quảng Tây dân tộc xuất bản xã, 1994. Dễ nhận ra rằng đặc điểm về mục đích và hoàn cảnh biên soạn riêng biệt của mỗi quyển từ điển đã dẫn tới những khác biệt giữa các định nghĩa nói trên, sự khác biệt thể hiện và phản ảnh quá trình nhận thức và tìm hiểu của người đọc Trung Hoa về Liêu Trai chí dị, song tựu trung sáu định nghĩa ấy đều đề cập tới bốn yếu tố là văn bản, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu giá trị tác phẩm khởi đi từ tổng thể các yếu tố ấy có thể góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị và ảnh hưởng của Liêu Trai chí dị, một kiệt tác hàng trăm năm qua từng làm say mê nhiều người đọc Việt Nam.
Về văn bản, Liêu Trai chí dị có một nét đặc biệt. Theo Từ hải 1989 và Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển 1991 thì Liêu Trai chí dị gồm 12 quyển, 488 hay 491 truyện. Các con số trên rõ ràng là dựa theo bản Hội hiệu hội chú hội bình, mà bản này dựa trên cơ sở nửa bản chép tay của Bồ Tùng Linh được phát hiện sau 1949. Tuy nhiên, sự ghi nhận về văn bản Liêu Trai chí dị ở Trung Quốc cũng khá phức tạp. Chẳng hạn Từ nguyên năm 1939 kể là có 16 quyển, 431 truyện, Từ hải 1948 kể là có 8 hoặc 16 quyển, 431 truyện, đến Trung văn đại từ điển xuất bản ở Đài Loan năm 1962 thì vẫn kể ra 8 hoặc 16 quyển, 431 truyện như Tù hải 1948. Tù hải 1989 không nêu rõ, nhưng cũng cho rằng bản Hội hiệu hội chú hội bình là đầy đủ hơn cả, tức cũng tán thành con số 12 quyển, 491 truyện như Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển 1991. Nhưng Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển 1994 lại kể ra 12 (hoặc 16) quyển, 431 truyện, nghĩa là lại quay về với các văn bản truyền thống. Nét đặc biệt này không gì khác hơn là ánh phản của quá trình phổ biến Liêu Trai chí dị ở Trung Quốc nói riêng và ở các quốc gia dùng chữ Hán trước đây nói chung. Chúng tôi không có được các bản in Liêu Trai chí dị 12 quyển để đối chiếu, nhưng Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển có kể ra một số truyện thuộc "Văn hóa Ma Trung Quốc” theo mục lục của các bản này, cụ thể như sau:
Khảo Thành hoàng, Thi biến, Đồng nhân ngữ, Giáo quỷ, Vương Lục lang, Trường Thanh tăng, Tăng nghiệt, Tú thập thiên, Vương Lan, Ung hổ thần, Hoa bì, Thiểm Hữu Mỗ Công, Miếu quỷ, Lục phán, Nhiếp Tiểu Thiến, Thủy mãng thảo, Cảnh Thập bát thuộc quyển I.
Châu nhi, Liên Hương, Trương Thành, Xảo nương, Ngô huyện nhị Thành hoàng, Lâm Tứ nương thuộc quyển II.
Giang trung quỷ quái, Lỗ Công nữ, Lý Trung Chi, Lý Bá Ngôn, Liên Toa, Nê quỷ, Liên Thành, Hoắc sinh, Dụ quỷ, Lý Tư giám thuộc quyển III.
Công Tôn Cửu Nương, Xúc chức, Thổ địa phu nhân, Tục hoàng lương, Liễu Tú tài, Phong Đô Ngự sử, Kỳ quỷ, Tửu cuồng Mục sinh, Bố khách thuộc quyển IV. Chương A Đoan, Lý Thường Cửu kiến Diêm Vương, Thổ ngẫu sinh tử, Trường Trị nữ tu, Ngũ Thu Nguyệt, Liễu thị tử, Đậu thị thuộc quyển V.
Thu Dung dữ Tiếu Tạ, Ải quỷ, Khao tệ ty, Hướng Cảo, Nhiếp Chính xích quyền quý thuộc quyển VI. Mai nữ hòa Phong Vân Đình, Tư tăng bão Phật đầu, Ngưu Thành Chương, Kim Cô phu, Diêm La hoăng, Chu Thương bình oan ngục, Hoạn Nương thuộc quyển VII. Quỷ thê, Chư sinh, Tư văn lang, Trần Tích Cửu, Chu Khắc Xương thuộc quyển 8. Vu Khứ ác, ái Nô, Lưu phu nhân, Ấp nhân tao lăng trì thuộc quyển IX. Bố thương bị cứu, Tịch Phương Bình, Long Phi tướng Công, Thân thị, Nhiệm Tú thuộc quyển X. Vãn Hà dữ A Đoan, Vương Thập, Gia Bình Công tử, Chiết lâu nhân thuộc quyển XI. Lão Long thuyền hộ, Cổ bình, Nguyên Thiếu tiên sinh, Tiết Ủy nương, Điền Tử Thành, Lưu Toàn, Hoàn hầu yến tân, Cẩm Sắt, Phòng Văn Thục, Công Tôn Hạ thuộc quyển XlI.
Ngoài một số truyện có tên khác với trong các bản 16 quyển như Giang trung quỷ quái (Giang trung, quyển XIV), Lý Trung Chi (Diêm La, quyển XIV), Tửu cuồng Mục sinh (Tửu cuồng, quyển XlV), Lý Thường Cửu kiến Diêm Vương (Diêm Vương, quyển XV), Thổ ngẫu sinh tư (Thổ ngẫu, quyển XV), Thu Dung dữ Tiểu Tạ (Tiểu Tạ, quyển IX), Nhiếp Chính hách quyền quý. (Nhiếp Chính, quyển VIII), Mai nữ hòa Phong Vân Đình (Mai nữ, quyển VII), Tử tăng bão Phật đầu (Tử tăng, quyển XIV), Chu Thương bình oan ngục (Oan ngục, quyển IX), Ấp nhân tao lăng trì (ấp nhân, quyển XVI), Bố thương bị cứu (Bố thương, quyển XI), Vãn Hà dữ A Đoam (Vãn Hà, quyển IV), Hoàn hầu yến tân (Hoàn hầu, quyển XII), thì theo nội dung được tóm tắt, có một số truyện không thấy có trong các bản 16 quyển như Ngô Huyện nhị Thành hoàng, Dụ quỷ, Thô địa phu nhân (ngoài ra, bản dịch Liêu Trai chí dị ra chữ quốc ngữ la tinh vào loại sớm nhất ở miền Bắc là Tân Liêu Trai của Vũ Hi Tô[1] dịch 8 truyện Hương Ngọc, Thư si, Lỗ Công nữ, Phòng Dỹ, Phượng Tiên, Lục y nữ, Chúc Thanh, Chức Thành thì truyện Phòng Dỹ cũng không thấy có trong các bản Liêu Trai chí dị 16 quyển). Tuy nhiên, đó chính là các truyện Ngô lệnh, Dụ quỷ, Nữ quỷ trong Liêu Trai chí dị thập di[2]. Nhưng đáng nói là chính Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển cũng vừa ghi nhận các truyện Ngô Huyện nhị Thành hoàng, Dụ quỷ, Thổ địa phu nhân trong Liêu Trai chí dị vừa ghi nhận các truyện Ngô lệnh, Dụ quỷ, Nữ quỷ trong Liêu Trai chí dị thập di: rõ ràng các bản Liêu Trai chí dị 12 quyển đã gộp cả Liêu Trai chí dị thập di. Tóm lại Liêu Trai chí dị 12 quyển là sự hợp nhất Liêu Trai chí dị và Liêu Trai chí dị thập di của Bồ Tùng Linh. Có lẽ sau khi biên soạn Liêu Trai chí dị thập di, Bồ Tùng Linh đã tiến hành hợp nhất cả hai làm một với kết cấu 12 quyển có sửa chữa, bổ sung. Công việc này hoặc chưa hoàn tất, hoặc một nửa bản thảo của bản "tập đại thành” nói trên đã bị mất. Cần nói thêm rằng bản Hội hiệu hội chú hội bình cũng có những chỗ chưa hợp lý: nhan đề truyện Mai nữ đã được đổi thành Mai nữ hòa Phong Vân Đình (Cô gái họ Mai và Phong Vân Đình), từ “hòa" (và) này không phải của văn pháp văn ngôn thời Bồ Tùng Linh mà là của văn chương bạch thoại... Rõ ràng vấn đề văn bản Liêu Trai chí dị chưa phải đã chấm dứt ở bản Hội hiệu hội chú hội bình, nên tình hình nói trên cũng cho phép người ta yên tâm khi đọc các văn bản truyền thống gồm Liêu Trai chí dị và Liêu Trai chí dị thập di.
Bản dịch trọn bộ này gồm 432 truyện trong Liêu Trai Chí Dị và 68 truyện trong Liêu Trai Chí Dị Thập Di, tất cả gồm 500 truyện.
***
Đọc Liêu Trai Chí Dị
“Liêu Trai chí dị: bút ký tiểu thuyết, Thanh Bồ Tùng Linh trước, phân thập lục quyển, tứ bách tam thập nhất thiên. Tùng Linh tự Liễu Tuyền, Sơn Đông Truy Xuyên nhân. Ấu hữu dật tài, lão nhi bất đạt, cố thử thư đa tá hồ quỷ chi sự dĩ hãn kỳ bất bình, diệc hữu tùng Đường nhân truyền kỳ chuyển hóa nhi xuất dã. Phả điêu trác tự cú, mô phỏng cổ nhã, cố văn nhân đa hy duyệt chi!” (Liêu Trai chí dị: tập truyện ký, do Bồ Tùng Linh thời Thanh trước tác, chia làm 16 quyển, có 431 truyện. Tùng Linh tự Liễu Tuyền, người huyện Truy Xuyên tỉnh Sơn Đông. Lúc trẻ có tài hơn người, nhưng về già vẫn không thành đạt, nên sách ấy phần lớn là mượn chuyện hồ quỷ để phát tiết nỗi bất bình; cũng có khi là dựa theo các truyện truyền kỳ của người . thời Đường, thay đổi lại mà soạn ra. Câu chữ ít nhiều có gọt giũa, phỏng theo lối văn chương phong nhã thời cổ, nên văn nhân nhiều người thích xem).
“Liêu Trai chí dị: tiểu thuyết danh, phàm bát quyển, hoặc tích vi thập lục quyển, kê tứ bách tam thập nhất thiên, Thanh Bồ Tùng Linh soạn. Ký thần tiên hồ quỷ tinh mị cố sự, miêu tả ủy khúc, tự thứ tỉnh nhiên; ngẫu thuật sở văn, diệc đa giản khiết. Mỗi quyển chi mạt, thường xuyết tiểu văn. Cựu thời cực phong hành, kim sảo suy hĩ” (Liêu Trai chí dị: tên tập truyện, gồm 8 quyển, có khi tách làm 16 quyển, tổng cộng 431 truyện, do Bồ Tùng Lỉnh thời Thanh soạn. Nội dung là ghi chép lại chuyện cũ về thần tiên hồ quỷ yêu quái, miêu tả chi tiết, sắp xếp phân minh; có chỗ là kể lại chuyện mình nghe, phần lớn cũng rõ ràng ngắn gọn. Ở cuối mỗi quyển thường thêm lời bình ngắn. Ngày trước được truyền tụng rất rộng rãi, đến nay có giảm đi).
"Liêu Trai chí dị: thư danh, bát quyển, hoặc tích vi thập lục quyển, kê tứ bách tam thập nhất thiên, Thanh Bồ Tùng Linh soạn. Ký thần tiên hồ quỷ tinh mị chi sự, miêu tả ủy khúc, văn từ diễm lệ, tự thứ tỉnh nhiên; ngẫu thuật sở ván, diệc đa giản khiết. Mỗi quyển chi mạt, thường xuyết tiểu văn. Cựu thời cực phong hành" (Liêu Trai chí dị: tên sách, gồm 8 quyển, có khi tách làm 16 quyển, tổng cộng 431 truyện, do Bồ Tùng Linh thời Thanh soạn. Nội dung là ghi chép lại chuyện về thần tiên hồ quỷ yêu quái, miêu tả chi tiết, lời văn đẹp đẽ, sắp xếp phân minh; có chỗ là kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, phần lớn cũng rõ ràng ngắn gọn. Ở cuối mỗi quyển thường thêm lời bình ngắn. Ngày trước được truyền tụng rất rộng rãi). "Liêu Trai chí dị: văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết tập, Thanh Bồ Tùng Linh tác. Lịch Thành Trương Hy Kiệt đích Chú Tuyết Trai sao bản Liêu Trai chí dị phân vi thập nhị quyển, hữu mục tứ bách bát thập bát thiên. Hiện tồn tối tảo khắc bản vi Thanh Càn Long tam thập nhất niên Thanh Kha Đình bản, tắc phân vi thập lục quyển, tứ bách dư thiên, đãn thiên mục tinh bất hoàn toàn. Giải phóng hậu hoàn phát hiện liễu tác giả đích bán bộ thủ cảo (định cảo bản), tằng ảnh ấn xuất bản, hựu hữu "Hội hiệu hội chú hội bình" bản, sở thu thiên mục hiệu vi hoàn bị. Tác giả dĩ phong phú đích tưởng tượng, tịnh tá giám đương thời lưu hành cố sự dữ tiền nhân chi tác, sáng tạo xuất bất thiểu ưu tú tác phẩm. Cấu tứ kỳ diệu, ngữ ngôn sinh động, dĩ đàm hồ thuyết quỷ đích biểu hiện hình thúc, đối đương thời hiện thực đích hắc ám hòa quan lại đích tội ác phả đa bộc lộ, vu khoa cử chế độ hòa lễ giáo đô hữu sở phê phán; tinh dĩ đồng tình bút điêu miêu hội liễu thanh niên nam nữ chân thành tương ái đích cố sự. Đãn thư trung dã tồn tại trước nhất ta nhân quả báo ứng chi thuyết hòa mê tín sắc thái” (Liêu Trai chí dị: tập truyện ngắn văn ngôn, do Bồ Tùng Linh thời Thanh sáng tác. "Bản sao Liêu Trai chí dị của Chú Tuyết Trai" của Trương Hy Kiệt ở Lịch Thành chia làm 12 quyển, có mục lục gồm 488 truyện. Bản in sớm nhất hiện còn là bản của Kha Đình thời Thanh in năm Càn Long thứ 31 (1766) thì chia làm 16 quyển, hơn 400 truyện, nhưng mục lục cũng không đầy đủ. Sau ngày giải phóng (tức 1949, năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) lại phát hiện được nửa bản viết tay của tác giả (bản thảo hoàn chỉnh), từng in ảnh xuất bản, lại có bản Hội hiệu hội chú hội bình thu thập mục lục đầy đủ hơn cả. Tác giả lấy trí tưởng tượng phong phú, mượn các truyện cổ lưu hành đương thời và các sáng tác của người trước mà sáng tạo ra không ít tác phẩm ưu tú. Kết cấu hay lạ, lời lẽ sinh động, lấy hình thức biểu hiện là chuyện yêu ma hồ quỷ, vạch trần sự đen tối của hiện thực và tội ác của quan lại đương thời, đối với chế độ khoa cử và lễ giáo đều có sự phê phán; lại tỏ thái độ đồng tình khi miêu tả những chuyện cổ về tình yêu chân thành của thanh niên nam nữ. Song trong sách cũng còn tồn tại một ít quan niệm nhân quả báo ứng và màu sắc mê tín). "Liêu Trai chí dị: Thanh đại kiệt xuất đích văn ngôn đoản thiên tiểu thuyết tập. Tác giả Bồ Tùng Linh, thư thành vu Khang Hy niên gian. Thư phân thập nhị quyển, kê tứ bách cửu thập nhất thiên, 1962 niên Trung Hoa thư cục bài ấn bản. Thư trung cố sự đại đa dĩ hồ tiên quỷ mị vi đề tài, cấp phú lãng mạn chủ nghĩa sắc thái nhi hựu câu hữu phong phú đích nội dung hòa thâm khác đích hiện thục chủ nghĩa. Nội dung bao quát đối tham quan ô lại sĩ hào thế thân dĩ cập phủ hủ đích khoa cử chế độ đích khể lộ, đối thanh niên nam nữ chân chính ái tình hôn nhân đích nhiệt tình ca tụng; thử ngoại hoàn hữu nhất ta hữu giáo đục ý nghĩa đích ngụ ngôn cố sự đẳng. Giá ta nội dung chủ yếu bộc lộ liễu phong kiến xã hội đích hắc ám hòa hủ bại, dĩ cập tác giả đối lý tưởng thế giới hòa mỹ hảo nhân vật đích truy cầu, ca tụng. Tiểu thuyết sung mãn kỳ dị khôi lệ đích ảo tưởng, tố tạo nhân vật hủ hủ nhi sinh, hô chi dục xuất, tình tiết điệt đãng đàng ná, sinh động đa biến. Ngử ngôn tinh luyện hàm súc, văn bút lưu sướng truyền thần, “Tả quỷ tả yêu cao nhân nhất đẳng, thích tham thích ngược nhập cốt tam phân", câu hữu độc đặc đích phong cách, tại ngã quốc tiểu thuyết sử thượng chiếm hữu hẩn cao đích địa vị. Đãn thư trung dã tồn tại trước phong kiến luân lý quan niệm hòa phong kiến sắc thái" (Liêu Trai chí dị: tập truyện ngắn văn ngôn kiệt xuất thời Thanh. Tác giả là Bồ Tùng Linh, sách hoàn thành trong đời Khang Hy (1662-1722). Sách chia làm 12 quyển, gồm 491 truyện, năm 1962 Trung Hoa thư cục đã sắp xếp xuất bản. Truyện trong sách phần lớn là lấy đề tài hồ tiên ma quỷ, có nhiều màu sắc của chủ nghĩa lãng mạn, lại mang nội dung phong phú và chủ nghĩa hiện thực sâu sắc. Nội dung nói chung là tố cáo bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá và chế độ khoa cử mục nát, nhiệt tình ca ngợi tình yêu và hôn nhân chân chính của thanh niên nam nữ, ngoài ra còn có một ít truyện cổ loại ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục. Nội dung nói trên chủ yếu là vạch trần sự đen tối và mục ruỗng của xã hội phong kiến đồng thời nói lên sự mong mỏi, ngợi ca của tác giả về một thế giới lý tưởng và những con người tốt đẹp. Tập truyện đầy ắp những sự tưởng tượng lạ lùng đẹp đẽ, nhân vật được sáng tạo sống động chân thực, tình tiết bất ngờ biến ảo. Lời lẽ gọt giũa hàm súc, văn chương trôi chảy linh hoạt, "Tả quỷ tả ma cao bậc nhất, châm tham châm bạo thấu vào xương” đều có phong cách độc đáo đặc biệt, chiếm địa vị rất cao trong lịch sử truyện ngắn của nước ta. Nhưng trong sách cũng còn tồn tại quan niệm luân lý phong kiến và màu sắc phong kiến).
"Liêu Trai chí dị: Thư danh, Thanh Bồ Tùng Linh (1640-1715) trước. Đoản thiên tiểu thuyết tập, thập nhị quyển, nhất tác thập lục quyển, cộng tứ bách tam thập nhất thiên. Tối tảo hữu Chú Tuyết Trai sao bản, Càn Long tam thập nhất niên (1766 niên) Thanh Kha Đình khắc bản, nhị giả phân quyển, thiên mục lược dị. 1949 niên hậu phát hiện bán bộ thủ cảo, 1955 niên do Văn học Cổ tịch san hành xã ảnh ấn, 1978 niên Thượng Hải Cổ tịch xuất bản xã hữu Trương Hữu Hạc tập hiệu "Hội hiệu hội chú hội bình" bản, hiệu hoàn bị. Cai thư hàm truyền kỳ, chí quái, dị sự đẳng nội dung. Nhiên đa tả hồ quỷ, yêu biến, dị quái cố sự, nghệ thuật thủy bình trăn chí văn ngôn tiểu thuyết đỉnh phong" (Liêu Trai chí dị: tên sách, Bồ Tùng Linh (1640-1715) thời Thanh sáng tác, là tập truyện ngắn, gồm 12 quyển, có khi chia làm 16 quyển, cộng 431 truyện. Cổ nhất có bản sao của Chú Tuyết Trai, năm Càn Long thứ 31 (1766) Kha Đình khắc bản, hai bản chia quyển, mục lục hơi khác nhau. Sau 1949 phát hiện được nửa bản viết tay của tác giả, năm 1955 Văn học cổ tịch san hành xã in ảnh xuất bản, năm 1978 Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã có bản "Hội hiệu hội chú hội bình" của Trương Hữu Hạc tập hợp so sánh các bản, đầy đủ hơn cả. Sách này mang nội dung truyền kỳ, chí quái, việc lạ, nhưng phần lớn kê chuyện cổ hồ quỷ, yêu ma, quái dị, về trình độ nghệ thuật thì đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết văn ngôn).
Trên đây là sáu định nghĩa về mục từ "Liêu Trai chí dị” nêu trong sáu quyển từ điển của Trung Hoa mà theo thứ tự là Từ nguyên (Chính tục biên hợp đính bản), Thương vụ ấn thu quán xuất bản, Thượng Hải, 1939; Từ hai (hợp đính bản), Trung Hoa thư cục xuất bản, Thượng Hải, 1948; Trung văn đại từ điển. Trung Quốc văn hóa Nghiên cứu sở xuất bản, Đài Bắc, 1962 Từ hải, Tân thư xuất bản xã, Thượng Hải, 1989; Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển, Tác giả xuất bản xã, Bắc Kinh, 1991 và Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển, Quảng Tây dân tộc xuất bản xã, 1994. Dễ nhận ra rằng đặc điểm về mục đích và hoàn cảnh biên soạn riêng biệt của mỗi quyển từ điển đã dẫn tới những khác biệt giữa các định nghĩa nói trên, sự khác biệt thể hiện và phản ảnh quá trình nhận thức và tìm hiểu của người đọc Trung Hoa về Liêu Trai chí dị, song tựu trung sáu định nghĩa ấy đều đề cập tới bốn yếu tố là văn bản, nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của tác phẩm. Việc tìm hiểu giá trị tác phẩm khởi đi từ tổng thể các yếu tố ấy có thể góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị và ảnh hưởng của Liêu Trai chí dị, một kiệt tác hàng trăm năm qua từng làm say mê nhiều người đọc Việt Nam.
Về văn bản, Liêu Trai chí dị có một nét đặc biệt. Theo Từ hải 1989 và Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển 1991 thì Liêu Trai chí dị gồm 12 quyển, 488 hay 491 truyện. Các con số trên rõ ràng là dựa theo bản Hội hiệu hội chú hội bình, mà bản này dựa trên cơ sở nửa bản chép tay của Bồ Tùng Linh được phát hiện sau 1949. Tuy nhiên, sự ghi nhận về văn bản Liêu Trai chí dị ở Trung Quốc cũng khá phức tạp. Chẳng hạn Từ nguyên năm 1939 kể là có 16 quyển, 431 truyện, Từ hải 1948 kể là có 8 hoặc 16 quyển, 431 truyện, đến Trung văn đại từ điển xuất bản ở Đài Loan năm 1962 thì vẫn kể ra 8 hoặc 16 quyển, 431 truyện như Tù hải 1948. Tù hải 1989 không nêu rõ, nhưng cũng cho rằng bản Hội hiệu hội chú hội bình là đầy đủ hơn cả, tức cũng tán thành con số 12 quyển, 491 truyện như Trung Quốc tiểu thuyết đại từ điển 1991. Nhưng Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển 1994 lại kể ra 12 (hoặc 16) quyển, 431 truyện, nghĩa là lại quay về với các văn bản truyền thống. Nét đặc biệt này không gì khác hơn là ánh phản của quá trình phổ biến Liêu Trai chí dị ở Trung Quốc nói riêng và ở các quốc gia dùng chữ Hán trước đây nói chung. Chúng tôi không có được các bản in Liêu Trai chí dị 12 quyển để đối chiếu, nhưng Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển có kể ra một số truyện thuộc "Văn hóa Ma Trung Quốc” theo mục lục của các bản này, cụ thể như sau:
Khảo Thành hoàng, Thi biến, Đồng nhân ngữ, Giáo quỷ, Vương Lục lang, Trường Thanh tăng, Tăng nghiệt, Tú thập thiên, Vương Lan, Ung hổ thần, Hoa bì, Thiểm Hữu Mỗ Công, Miếu quỷ, Lục phán, Nhiếp Tiểu Thiến, Thủy mãng thảo, Cảnh Thập bát thuộc quyển I.
Châu nhi, Liên Hương, Trương Thành, Xảo nương, Ngô huyện nhị Thành hoàng, Lâm Tứ nương thuộc quyển II.
Giang trung quỷ quái, Lỗ Công nữ, Lý Trung Chi, Lý Bá Ngôn, Liên Toa, Nê quỷ, Liên Thành, Hoắc sinh, Dụ quỷ, Lý Tư giám thuộc quyển III.
Công Tôn Cửu Nương, Xúc chức, Thổ địa phu nhân, Tục hoàng lương, Liễu Tú tài, Phong Đô Ngự sử, Kỳ quỷ, Tửu cuồng Mục sinh, Bố khách thuộc quyển IV. Chương A Đoan, Lý Thường Cửu kiến Diêm Vương, Thổ ngẫu sinh tử, Trường Trị nữ tu, Ngũ Thu Nguyệt, Liễu thị tử, Đậu thị thuộc quyển V.
Thu Dung dữ Tiếu Tạ, Ải quỷ, Khao tệ ty, Hướng Cảo, Nhiếp Chính xích quyền quý thuộc quyển VI. Mai nữ hòa Phong Vân Đình, Tư tăng bão Phật đầu, Ngưu Thành Chương, Kim Cô phu, Diêm La hoăng, Chu Thương bình oan ngục, Hoạn Nương thuộc quyển VII. Quỷ thê, Chư sinh, Tư văn lang, Trần Tích Cửu, Chu Khắc Xương thuộc quyển 8. Vu Khứ ác, ái Nô, Lưu phu nhân, Ấp nhân tao lăng trì thuộc quyển IX. Bố thương bị cứu, Tịch Phương Bình, Long Phi tướng Công, Thân thị, Nhiệm Tú thuộc quyển X. Vãn Hà dữ A Đoan, Vương Thập, Gia Bình Công tử, Chiết lâu nhân thuộc quyển XI. Lão Long thuyền hộ, Cổ bình, Nguyên Thiếu tiên sinh, Tiết Ủy nương, Điền Tử Thành, Lưu Toàn, Hoàn hầu yến tân, Cẩm Sắt, Phòng Văn Thục, Công Tôn Hạ thuộc quyển XlI.
Ngoài một số truyện có tên khác với trong các bản 16 quyển như Giang trung quỷ quái (Giang trung, quyển XIV), Lý Trung Chi (Diêm La, quyển XIV), Tửu cuồng Mục sinh (Tửu cuồng, quyển XlV), Lý Thường Cửu kiến Diêm Vương (Diêm Vương, quyển XV), Thổ ngẫu sinh tư (Thổ ngẫu, quyển XV), Thu Dung dữ Tiểu Tạ (Tiểu Tạ, quyển IX), Nhiếp Chính hách quyền quý. (Nhiếp Chính, quyển VIII), Mai nữ hòa Phong Vân Đình (Mai nữ, quyển VII), Tử tăng bão Phật đầu (Tử tăng, quyển XIV), Chu Thương bình oan ngục (Oan ngục, quyển IX), Ấp nhân tao lăng trì (ấp nhân, quyển XVI), Bố thương bị cứu (Bố thương, quyển XI), Vãn Hà dữ A Đoam (Vãn Hà, quyển IV), Hoàn hầu yến tân (Hoàn hầu, quyển XII), thì theo nội dung được tóm tắt, có một số truyện không thấy có trong các bản 16 quyển như Ngô Huyện nhị Thành hoàng, Dụ quỷ, Thô địa phu nhân (ngoài ra, bản dịch Liêu Trai chí dị ra chữ quốc ngữ la tinh vào loại sớm nhất ở miền Bắc là Tân Liêu Trai của Vũ Hi Tô[1] dịch 8 truyện Hương Ngọc, Thư si, Lỗ Công nữ, Phòng Dỹ, Phượng Tiên, Lục y nữ, Chúc Thanh, Chức Thành thì truyện Phòng Dỹ cũng không thấy có trong các bản Liêu Trai chí dị 16 quyển). Tuy nhiên, đó chính là các truyện Ngô lệnh, Dụ quỷ, Nữ quỷ trong Liêu Trai chí dị thập di[2]. Nhưng đáng nói là chính Trung Quốc Quỷ văn hóa đại từ điển cũng vừa ghi nhận các truyện Ngô Huyện nhị Thành hoàng, Dụ quỷ, Thổ địa phu nhân trong Liêu Trai chí dị vừa ghi nhận các truyện Ngô lệnh, Dụ quỷ, Nữ quỷ trong Liêu Trai chí dị thập di: rõ ràng các bản Liêu Trai chí dị 12 quyển đã gộp cả Liêu Trai chí dị thập di. Tóm lại Liêu Trai chí dị 12 quyển là sự hợp nhất Liêu Trai chí dị và Liêu Trai chí dị thập di của Bồ Tùng Linh. Có lẽ sau khi biên soạn Liêu Trai chí dị thập di, Bồ Tùng Linh đã tiến hành hợp nhất cả hai làm một với kết cấu 12 quyển có sửa chữa, bổ sung. Công việc này hoặc chưa hoàn tất, hoặc một nửa bản thảo của bản "tập đại thành” nói trên đã bị mất. Cần nói thêm rằng bản Hội hiệu hội chú hội bình cũng có những chỗ chưa hợp lý: nhan đề truyện Mai nữ đã được đổi thành Mai nữ hòa Phong Vân Đình (Cô gái họ Mai và Phong Vân Đình), từ “hòa" (và) này không phải của văn pháp văn ngôn thời Bồ Tùng Linh mà là của văn chương bạch thoại... Rõ ràng vấn đề văn bản Liêu Trai chí dị chưa phải đã chấm dứt ở bản Hội hiệu hội chú hội bình, nên tình hình nói trên cũng cho phép người ta yên tâm khi đọc các văn bản truyền thống gồm Liêu Trai chí dị và Liêu Trai chí dị thập di.