Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
Có lẽ là phái đoàn của Hòa thượng Kim Cang Tử nhận được phần quà này, thấy hay nên Hòa thượng đã phát tâm dịch ra rồi để tên mình bên dưới, vô tình làm cho những người phổ biến những điều răn này dưới dạng thư pháp và tranh ảnh treo tường tưởng rằng Hòa thượng là tác giả. Đã gọi là 14 điều răn của Phật thì tác giả không thể là người phàm được. Do đó ta phải hiểu là không có bản kinh nào tên là “Kinh 14 điều răn”. Chỉ biết là chùa Thiếu Lâm - Trung Quốc đã tuyển chọn được 14 câu tư tưởng, mà theo họ là có nội dung hay để
chia sẻ như những danh ngôn dành cho mọi người.
Khi tiếp nhận tác phẩm này, ta phải phân tích dưới góc độ hiện đại sẽ có hiệu quả cao hơn là sử dụng ngôn ngữ gốc.
Bởi vì ta thấy trong bản dịch tiếng Việt, từ ngữ hiện đại được sử dụng nhiều và từ ngữ truyền thống ít được sử dụng. Đây cũng là dụng ý mà Hòa thượng Kim Cang Tử đã gởi gắm qua bản dịch mà tôi cho rằng rất thành công.
Có lẽ là phái đoàn của Hòa thượng Kim Cang Tử nhận được phần quà này, thấy hay nên Hòa thượng đã phát tâm dịch ra rồi để tên mình bên dưới, vô tình làm cho những người phổ biến những điều răn này dưới dạng thư pháp và tranh ảnh treo tường tưởng rằng Hòa thượng là tác giả. Đã gọi là 14 điều răn của Phật thì tác giả không thể là người phàm được. Do đó ta phải hiểu là không có bản kinh nào tên là “Kinh 14 điều răn”. Chỉ biết là chùa Thiếu Lâm - Trung Quốc đã tuyển chọn được 14 câu tư tưởng, mà theo họ là có nội dung hay để
chia sẻ như những danh ngôn dành cho mọi người.
Khi tiếp nhận tác phẩm này, ta phải phân tích dưới góc độ hiện đại sẽ có hiệu quả cao hơn là sử dụng ngôn ngữ gốc.
Bởi vì ta thấy trong bản dịch tiếng Việt, từ ngữ hiện đại được sử dụng nhiều và từ ngữ truyền thống ít được sử dụng. Đây cũng là dụng ý mà Hòa thượng Kim Cang Tử đã gởi gắm qua bản dịch mà tôi cho rằng rất thành công.