Ba ngôi của người, cuốn tiểu thuyết thứ ba của Nguyễn Việt Hà, trước hết là cuốn sách của không gian và thời gian vô cùng Hà Nội. Tiếp nối mạch chủ đề của Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, cuốn tiểu thuyết một lần nữa bóc ra những lớp đan cài phức tạp của một Hà Nội dồn dập những “sóng lớp phế hưng” trong thời gian tồn tại. Không chỉ dừng ở một Hà Nội những năm gần đây, cuốn tiểu thuyết còn tham vọng trải thời gian trên cùng mảnh đất, ngược lên 600 năm trước, thông qua 10 kiếp “luân sinh” của nhân vật chính. Những kiếp đời này tựa như những mũi khoan thăm dò thời đại đã qua, bằng những chấm phá của lớp trầm tích khảo lên mà tác giả phác thảo một đôi nét đặc thù của thời ấy - cố nhiên là thủ pháp giả lịch sử, hư cấu quyện với những trích dẫn nằm trong mạch viết, tạo nên một không gian xa mà gần, rất đắc dụng để một nhân vật có lý lịch đi xuyên thời gian tung hoành.
***
Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội
1- Không gian nhị nguyên, thời gian đa chiều
Khi tìm hiểu về một nhà văn, tôi thường chú ý đến nguồn cội hay nơi cư trú của họ. Dù viết thể loại giả tưởng đi chăng nữa, cách họ quan sát và tái hiện không gian sống xung quanh vào tác phẩm vẫn bộc lộ xuất xứ của họ. Trong nhiều trường hợp, đây lại là mảng sinh động nhất, bộc lộ cách nhìn thế giới xung quanh của người viết. Vì thế, tôi không ngạc nhiên khi Nguyễn Việt Hà trở đi trở lại con phố Nhà Chung nơi anh ở trong các tác phẩm của mình, hoặc rộng hơn một chút là những phố cổ chật hẹp gắn với Hồ Gươm, từ các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn hay các tập tản văn rất ăn khách gần đây – Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu, và cuốn tiểu thuyết mới nhất này – Ba ngôi của người. Phố xá, nhà cửa, cây cối và những không gian công cộng của Hà Nội quanh mấy khu vực này dường như là sân bóng của Nguyễn Việt Hà, để anh như một tiền đạo cắm sẽ ghi bàn vào những phút quan trọng. Hình dung được quang cảnh không gian tác giả hít thở sẽ hiểu cách anh ta cho nhân vật sinh tồn ra sao.
Phố Nhà Chung đi qua nền ngôi chùa Báo Thiên xa xưa có từ thời Lý, lại cũng là nơi Nhà thờ Lớn được dựng lên, và trong quy hoạch thời Pháp, nó là một con đường nối khu 36 phố phường của người Việt với khu phố Tây. Gần ngay Hồ Gươm, trung tâm của đô thị Hà Nội hơn trăm năm qua, nó chứng kiến những va chạm giữa thần quyền và thế quyền, giữa “phảng phất như là có đức tin” và “chẳng cần có cái đếch gì” (lời nhân vật trong Ba ngôi của người). Mang một vai trò nhị nguyên ở nhiều khía cạnh như thế, vùng phố xá Nguyễn Việt Hà rất thông thạo này đã ảnh hưởng lên không gian trang viết của anh. Một cuốn tiểu thuyết có không gian, có chiều sâu thời gian, luôn hứa hẹn là cuốn sách tầm cỡ. Ba ngôi của người, cuốn tiểu thuyết thứ ba của Nguyễn Việt Hà, trước hết là cuốn sách của không gian và thời gian vô cùng Hà Nội.
Ba ngôi của người, tiếp nối mạch chủ đề của Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, một lần nữa bóc ra những lớp đan cài phức tạp của một Hà Nội dồn dập những “sóng lớp phế hưng” trong thời gian tồn tại. Không chỉ dừng ở một Hà Nội những năm gần đây, cuốn tiểu thuyết còn tham vọng trải thời gian trên cùng mảnh đất, ngược lên 600 năm trước, thông qua 10 kiếp “luân sinh” của nhân vật chính. Những kiếp đời này tựa như những mũi khoan thăm dò thời đại đã qua, bằng những chấm phá của lớp trầm tích khảo lên mà tác giả phác thảo một đôi nét đặc thù của thời ấy – cố nhiên là thủ pháp giả lịch sử, hư cấu quyện với những trích dẫn nằm trong mạch viết, chẳng hạn những ghi chép của Hoàng Lê nhất thống chí, tạo nên một không gian xa mà gần, rất đắc dụng để một nhân vật có lí lịch đi xuyên thời gian tung hoành. “Luân sinh” là chữ Nguyễn Việt Hà tạo ra trong tiểu thuyết này, nó cố gắng tránh chữ luân hồi trong Phật giáo và tránh áp một hàm nghĩa đạo đức nào. Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà cũng vậy, không bám vào các thang giá trị đạo đức cứng nhắc, họ linh hoạt trong ứng xử, nhiều khi có tính bản năng và tỏ ra cực mạnh về trực giác. Bảo rằng họ tốt cũng không hẳn, mà cũng khó thể nói họ là người xấu. Ở mỗi kẻ có một lương tri riêng, tự nhiên và gắng gỏi tránh sự suy đồi dưới sức ép mặt trái xã hội.
Ba ngôi của người diễn tiến ở thì hiện tại theo quá trình đứa con có tên hay biệt danh là Kun sinh năm 1982 tìm lại cha mình – kẻ yếm thế trốn đời tên Tôi – chính là nhân vật đi xuyên thời gian đã nói. Người đàn ông sinh năm 1956 này có khả năng nhớ ngẫu nhiên những gì ở các kiếp luân sinh trước, đấy là một phép lạ nhưng cũng là một gánh nặng. Gần 30 năm trước, người vợ hai mươi tuổi vì một cơn ghen đã dứt khoát chia tay bằng việc nói dối rằng mình đã phá bỏ cái thai. Tất nhiên như kiểu Nguyễn Việt Hà nói, ba người trong cuộc đều là người tử tế nên cuộc đoàn viên sẽ diễn ra. Nhưng cũng tất nhiên như lối viết Nguyễn Việt Hà, cuộc đoàn viên ấy không có màn hân hoan dung tục trào nước mắt, nó tiếp theo bằng sự biến mất của người cha, kẻ chấm dứt kiếp luân sinh thứ 10 của hắn với niềm an ủi rằng đứa con trai mình là một kẻ tử tế và sẽ còn phải trải nhiều duyên nợ với đời.
2-Sự can dự thần bí của kẻ khác Bên cạnh mối quan hệ tam giác đó là ngôi còn lại của “người”
– tay tài phiệt trẻ Quang Anh, là em của mẹ Kun, sinh ra vào giữa cuộc chiến tranh khốc liệt năm 1972. Anh ta có phải là “Các Thánh Thần” bên cạnh “Cha-Con” không, điều này là một khả năng bỏ ngỏ, nhưng Quang Anh là kẻ sống với hiện tại. Khác với Tôi hay Kun, nếu có nhớ chuyện đã rồi, anh ta không dành thời gian để dằn vặt nhiều, cho dù là vô tình phát hiện ra mình ngủ với bạn gái của cháu hay sơ sẩy trong làm ăn để thành tay trắng. Điều này ít nhiều có liên quan đến xuất thân học vấn. Nhân vật Tôi hoàn toàn là một trí thức lỡ dở, tuổi xuân nằm gần trọn trong giai đoạn chiến tranh và bao cấp, không rõ làm nghề gì, mà như nhận xét của cậu con trai họa sĩ khi gặp cha lần đầu: “Đấy là một trung niên phong độ bình thường, mặt mũi cũng bình thường, nhưng nếu nhìn thật kỹ thì có nhiều nét lạ”, thì quả thực anh ta khó nắm bắt. Kun là một họa sĩ nhiều năng lực sáng tạo vẫn đang đi tìm một cái đích, mọi suy nghĩ đều xuất phát từ trực quan thiên phú. Còn Quang Anh sinh ra trong gia đình bố hàm Thứ trưởng, có những điều kiện lý tưởng nhất, du học Mỹ, làm việc toàn hợp đồng có vốn tài chính lớn, con đường dù có lúc gập ghềnh bất trắc nhưng anh ta luôn tự tin trí tuệ của mình đang cầm lái đúng hướng.
Quang Anh có thể xem như một mẫu hình đàn ông thời thượng, một người hùng kinh tế của xã hội hiện tại. Nhưng khác với Tâm của Cơ hội của Chúa bỏ vốn để lập công xưởng sản xuất, Quang Anh là một nhà đầu cơ tài chính, gần với hình ảnh giới văn phòng cổ trắng, có vẻ sạch sẽ và đẳng cấp.
***
Không gian và thời gian của vô cùng Hà Nội
1- Không gian nhị nguyên, thời gian đa chiều
Khi tìm hiểu về một nhà văn, tôi thường chú ý đến nguồn cội hay nơi cư trú của họ. Dù viết thể loại giả tưởng đi chăng nữa, cách họ quan sát và tái hiện không gian sống xung quanh vào tác phẩm vẫn bộc lộ xuất xứ của họ. Trong nhiều trường hợp, đây lại là mảng sinh động nhất, bộc lộ cách nhìn thế giới xung quanh của người viết. Vì thế, tôi không ngạc nhiên khi Nguyễn Việt Hà trở đi trở lại con phố Nhà Chung nơi anh ở trong các tác phẩm của mình, hoặc rộng hơn một chút là những phố cổ chật hẹp gắn với Hồ Gươm, từ các tiểu thuyết Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn hay các tập tản văn rất ăn khách gần đây – Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu, và cuốn tiểu thuyết mới nhất này – Ba ngôi của người. Phố xá, nhà cửa, cây cối và những không gian công cộng của Hà Nội quanh mấy khu vực này dường như là sân bóng của Nguyễn Việt Hà, để anh như một tiền đạo cắm sẽ ghi bàn vào những phút quan trọng. Hình dung được quang cảnh không gian tác giả hít thở sẽ hiểu cách anh ta cho nhân vật sinh tồn ra sao.
Phố Nhà Chung đi qua nền ngôi chùa Báo Thiên xa xưa có từ thời Lý, lại cũng là nơi Nhà thờ Lớn được dựng lên, và trong quy hoạch thời Pháp, nó là một con đường nối khu 36 phố phường của người Việt với khu phố Tây. Gần ngay Hồ Gươm, trung tâm của đô thị Hà Nội hơn trăm năm qua, nó chứng kiến những va chạm giữa thần quyền và thế quyền, giữa “phảng phất như là có đức tin” và “chẳng cần có cái đếch gì” (lời nhân vật trong Ba ngôi của người). Mang một vai trò nhị nguyên ở nhiều khía cạnh như thế, vùng phố xá Nguyễn Việt Hà rất thông thạo này đã ảnh hưởng lên không gian trang viết của anh. Một cuốn tiểu thuyết có không gian, có chiều sâu thời gian, luôn hứa hẹn là cuốn sách tầm cỡ. Ba ngôi của người, cuốn tiểu thuyết thứ ba của Nguyễn Việt Hà, trước hết là cuốn sách của không gian và thời gian vô cùng Hà Nội.
Ba ngôi của người, tiếp nối mạch chủ đề của Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, một lần nữa bóc ra những lớp đan cài phức tạp của một Hà Nội dồn dập những “sóng lớp phế hưng” trong thời gian tồn tại. Không chỉ dừng ở một Hà Nội những năm gần đây, cuốn tiểu thuyết còn tham vọng trải thời gian trên cùng mảnh đất, ngược lên 600 năm trước, thông qua 10 kiếp “luân sinh” của nhân vật chính. Những kiếp đời này tựa như những mũi khoan thăm dò thời đại đã qua, bằng những chấm phá của lớp trầm tích khảo lên mà tác giả phác thảo một đôi nét đặc thù của thời ấy – cố nhiên là thủ pháp giả lịch sử, hư cấu quyện với những trích dẫn nằm trong mạch viết, chẳng hạn những ghi chép của Hoàng Lê nhất thống chí, tạo nên một không gian xa mà gần, rất đắc dụng để một nhân vật có lí lịch đi xuyên thời gian tung hoành. “Luân sinh” là chữ Nguyễn Việt Hà tạo ra trong tiểu thuyết này, nó cố gắng tránh chữ luân hồi trong Phật giáo và tránh áp một hàm nghĩa đạo đức nào. Các nhân vật của Nguyễn Việt Hà cũng vậy, không bám vào các thang giá trị đạo đức cứng nhắc, họ linh hoạt trong ứng xử, nhiều khi có tính bản năng và tỏ ra cực mạnh về trực giác. Bảo rằng họ tốt cũng không hẳn, mà cũng khó thể nói họ là người xấu. Ở mỗi kẻ có một lương tri riêng, tự nhiên và gắng gỏi tránh sự suy đồi dưới sức ép mặt trái xã hội.
Ba ngôi của người diễn tiến ở thì hiện tại theo quá trình đứa con có tên hay biệt danh là Kun sinh năm 1982 tìm lại cha mình – kẻ yếm thế trốn đời tên Tôi – chính là nhân vật đi xuyên thời gian đã nói. Người đàn ông sinh năm 1956 này có khả năng nhớ ngẫu nhiên những gì ở các kiếp luân sinh trước, đấy là một phép lạ nhưng cũng là một gánh nặng. Gần 30 năm trước, người vợ hai mươi tuổi vì một cơn ghen đã dứt khoát chia tay bằng việc nói dối rằng mình đã phá bỏ cái thai. Tất nhiên như kiểu Nguyễn Việt Hà nói, ba người trong cuộc đều là người tử tế nên cuộc đoàn viên sẽ diễn ra. Nhưng cũng tất nhiên như lối viết Nguyễn Việt Hà, cuộc đoàn viên ấy không có màn hân hoan dung tục trào nước mắt, nó tiếp theo bằng sự biến mất của người cha, kẻ chấm dứt kiếp luân sinh thứ 10 của hắn với niềm an ủi rằng đứa con trai mình là một kẻ tử tế và sẽ còn phải trải nhiều duyên nợ với đời.
2-Sự can dự thần bí của kẻ khác Bên cạnh mối quan hệ tam giác đó là ngôi còn lại của “người”
– tay tài phiệt trẻ Quang Anh, là em của mẹ Kun, sinh ra vào giữa cuộc chiến tranh khốc liệt năm 1972. Anh ta có phải là “Các Thánh Thần” bên cạnh “Cha-Con” không, điều này là một khả năng bỏ ngỏ, nhưng Quang Anh là kẻ sống với hiện tại. Khác với Tôi hay Kun, nếu có nhớ chuyện đã rồi, anh ta không dành thời gian để dằn vặt nhiều, cho dù là vô tình phát hiện ra mình ngủ với bạn gái của cháu hay sơ sẩy trong làm ăn để thành tay trắng. Điều này ít nhiều có liên quan đến xuất thân học vấn. Nhân vật Tôi hoàn toàn là một trí thức lỡ dở, tuổi xuân nằm gần trọn trong giai đoạn chiến tranh và bao cấp, không rõ làm nghề gì, mà như nhận xét của cậu con trai họa sĩ khi gặp cha lần đầu: “Đấy là một trung niên phong độ bình thường, mặt mũi cũng bình thường, nhưng nếu nhìn thật kỹ thì có nhiều nét lạ”, thì quả thực anh ta khó nắm bắt. Kun là một họa sĩ nhiều năng lực sáng tạo vẫn đang đi tìm một cái đích, mọi suy nghĩ đều xuất phát từ trực quan thiên phú. Còn Quang Anh sinh ra trong gia đình bố hàm Thứ trưởng, có những điều kiện lý tưởng nhất, du học Mỹ, làm việc toàn hợp đồng có vốn tài chính lớn, con đường dù có lúc gập ghềnh bất trắc nhưng anh ta luôn tự tin trí tuệ của mình đang cầm lái đúng hướng.
Quang Anh có thể xem như một mẫu hình đàn ông thời thượng, một người hùng kinh tế của xã hội hiện tại. Nhưng khác với Tâm của Cơ hội của Chúa bỏ vốn để lập công xưởng sản xuất, Quang Anh là một nhà đầu cơ tài chính, gần với hình ảnh giới văn phòng cổ trắng, có vẻ sạch sẽ và đẳng cấp.