Khi “Cái chết của người chào hàng” công diễn lần đầu, rất nhiều khán giả đã khóc vì quá xúc động. Nó như một bi kịch điển hình cho mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Nhân vật chính, ông già Willy Loman 60 tuổi cô đơn, trên đường rong ruổi bán hàng được Miller xây dựng bằng những nét khắc họa sắc sảo không kém những nhân vật trong bi kịch của Shakespeare. Trong thế giới của Loman, quan hệ giữa con người bị biến thành hàng hóa và bi kịch của ông, như lời người bạn Charley nhận xét: “Điều duy nhất ta có trên cuộc đời này là những gì ta có thể bán được. Thật buồn cười, anh là người chào hàng mà lại không biết điều đó”.
Cho tận đến ngày nay, vở kịch vẫn được đón nhận vì nó miêu tả chính xác tâm trạng bất an của con người trong một thế giới bị qui luật đồng tiền chi phối.
Phần nhiều những tác phẩm kịch của Arthur Miller đều được ông lấy nguyên mẫu từ cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ. Trên cơ sở đó, ông đã tái tạo hình tượng nhân vật và chi tiết để tạo nên kịch tính cho từng vở kịch…Vì vậy, trong nhiều vở kịch của Arthur Miller như “Con vịt trời”, “Nhà búp bê hay hồn ma bóng quỷ của Ibsen”... khán giả bắt gặp không khí mơ màng, huyền ảo nhưng lại rất hiện thực.
Nhân vật của Miller có đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính… tất cả là người Mỹ được cô đúc lại với đầy đủ tâm lý của một dân tộc trong xã hội tiêu dùng và hậu công nghiệp. Ông đề ra nguyên tắc cho mình: “Trước khi viết ra giấy một chữ nào, tôi cần nắm được chắn chắn các hình tượng này đã nảy sinh trong tôi, khi tôi nhìn thấy mọi ngóc ngách của tâm hồn. Bao giờ tôi cũng xuất phát từ một cá nhân cụ thể. Các sự kiện và các hồi lớp của sân khấu, tính tổng hợp của kịch trường - rồi chúng sẽ đến sau, tôi không hề quan tâm đến điều đó khi tôi đã nắm chắc được tất cả đặc điểm nhân vật đó”.
Cho tận đến ngày nay, vở kịch vẫn được đón nhận vì nó miêu tả chính xác tâm trạng bất an của con người trong một thế giới bị qui luật đồng tiền chi phối.
Phần nhiều những tác phẩm kịch của Arthur Miller đều được ông lấy nguyên mẫu từ cuộc sống hằng ngày của nước Mỹ. Trên cơ sở đó, ông đã tái tạo hình tượng nhân vật và chi tiết để tạo nên kịch tính cho từng vở kịch…Vì vậy, trong nhiều vở kịch của Arthur Miller như “Con vịt trời”, “Nhà búp bê hay hồn ma bóng quỷ của Ibsen”... khán giả bắt gặp không khí mơ màng, huyền ảo nhưng lại rất hiện thực.
Nhân vật của Miller có đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính… tất cả là người Mỹ được cô đúc lại với đầy đủ tâm lý của một dân tộc trong xã hội tiêu dùng và hậu công nghiệp. Ông đề ra nguyên tắc cho mình: “Trước khi viết ra giấy một chữ nào, tôi cần nắm được chắn chắn các hình tượng này đã nảy sinh trong tôi, khi tôi nhìn thấy mọi ngóc ngách của tâm hồn. Bao giờ tôi cũng xuất phát từ một cá nhân cụ thể. Các sự kiện và các hồi lớp của sân khấu, tính tổng hợp của kịch trường - rồi chúng sẽ đến sau, tôi không hề quan tâm đến điều đó khi tôi đã nắm chắc được tất cả đặc điểm nhân vật đó”.