“x^n + y^n = z^n, trong đó n = 3, 4, 5… vô nghiệm
Tôi đã có một chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, nhưng do lề quá hẹp không thể viết hết ra được.”
Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định lý cuối cùng của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định lý cuối cùng của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.
Tôi đã có một chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, nhưng do lề quá hẹp không thể viết hết ra được.”
Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định lý cuối cùng của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định lý cuối cùng của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.