Đừng kể tên tôi

Thể loại: Truyện ;Văn Học
Tác giả : Phan Thúy Hà
  • Lượt đọc : 50
  • Kích thước : 3.01 MB
  • Số trang : 361
  • Đăng lúc : 1 tháng trước
  • Số lượt tải : 33
  • Số lượt xem : 282
  • Đọc trên điện thoại :
‘Đừng kể tên tôi’ - sách về nỗi đau thời hậu chiến

Tác giả Phan Thúy Hà ghi lại những câu chuyện thật từ các cựu binh về vết thương thể xác và tinh thần của họ sau chiến tranh.

Phan Thúy Hà thuộc thế hệ cuối 7x, sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Chị là một cái tên mới trong làng văn Việt Nam dù đã có một số truyện ngắn, bài viết. Chỉ sau cuốn Đừng kể tên tôi, độc giả mới biết đến chị nhiều hơn.

Để viết cuốn sách, nữ tác giả dành thời gian đi dọc đất nước tìm gặp và ghi lại câu chuyện của những người may mắn được trở về từ cuộc chiến. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết thương trên thân thể và cả những vết thương lòng của lớp người một thời vẫn còn đó nỗi đau. Có một cuộc chiến tranh khác mà họ phải chịu đựng, lặng thầm với những di chứng trên thân thể, những đứa con của họ sinh ra không toàn vẹn bởi di chứng của chất độc da cam.

Đừng kể tên tôi là câu chuyện của 21 con người, 21 số phận với những câu chuyện do chính họ kể, mộc mạc đến xót xa. Đó là chuyện của người lính năm nào, lúc trái gió giở trời anh lên cơn động kinh, hô “xung phong” và chạy khắp làng khiến người nhà đuổi theo mệt nhoài. Bất hạnh là con trai anh cũng phát bệnh giống bố. Chuyện những cô gái trở thành vợ lính khi bước vào tuổi 20, ngày nhớ đêm mong chồng trở về. Thế mà ở nơi chiến tuyến, có những người lính trẻ không chết vì bom đạn. Họ chết vì đói, vì bệnh sốt rét, và cả bị thú dữ ăn thịt. Những nhân vật của Phan Thúy Hà đã kể cho chị nghe chuyện đời họ với yêu cầu giản dị: “Xin đừng kể tên tôi, vì so với đồng đội mười tám, hai mươi, mình được sống đến hôm nay, có con cháu vậy là may mắn rồi”.

Phan Thúy Hà đã góp thêm một đầu sách vào dòng tác phẩm Việt Nam thời hậu chiến với cách viết bám vào sự thật. Qua cuốn sách, tác giả muốn gửi đến những người trong cuộc, đến độc giả một thông điệp: “Không ai, không điều gì bị lãng quên”.