Cuốn sách Giải Mã Các Giấc Mộng Qua Ánh Sáng Phân Tâm Học nguyên tác có tựa đề Interpre tation des Rêves là một cuốn sách khảo luận nghiêm túc nhằm giải thích một cách đúng đắn các giấc mộng dựa trên cơ sở lý luận của Phân tâm học, đánh đổ những kiểu Đoán điềm giải mộng thần bí vu vơ và cả những kiểu giải thích duy sinh lý thô thiển.
Đây là một tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu giáo dục trẻ thơ cũng như soi sáng và trị liệu những bất ổn tinh thần trong người lớn, đồng thời góp phần khơi nguồn cho cảm hứng sáng tạo và phê bình văn nghệ...
***
Giấc mộng là hành lang nối liền những căn hầm mênh mông của vô thức với những tầng trên của ý thức chúng ta, hiển thị nhân cách sâu xa, chân ngã thực tướng cốt yếu của chúng ta. Như thế, giấc mộng đặt chúng ta trực kiến hiện tiền với chính mình.
Tác giả Pierre Daco là một chuyên gia về Phân tâm học nổi tiếng của thế giới, người tiếp thu và vận dụng những lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, Carl Gustav Jung, Alfred Adler… vào việc kiến giải một cách sâu sắc những hiện tượng tâm lý và ứng dụng một cách hiệu quả các phương pháp tâm trị liệu. Ông dẫn dắt chúng ta tiến vào hành trình khám phá những ý nghĩa của các giấc mộng. Xuyên qua nhiều giấc mộng rút ra từ kho tư liệu nghề nghiệp độ sộ của mình, tác giả cho ta thấy bằng cách nào người ta có thể đạt đến việc giải thích một cách chính xác những giấc mộng của chính mình và sử dụng một cách hữu ích những dấu hiệu mà chúng trao gửi đến cho chúng ta.
Nguyên tác có tựa đề “L’ Interprétation des Rêves” là một quyển sách khảo luận nghiêm túc nhằm giải thích một cách đúng đắn các giấc mộng, dựa trên cơ sở lý luận của Phân tâm học, đánh đổ những kiểu “đoán điềm giải mộng” thần bí vu vơ và cả những kiểu giải thích duy sinh lý thô thiển.
Một lập trường nhân bản rất sáng tỏ và dứt khoát: “Không phải thần linh nói trong giấc mộng của tôi, cũng không phải thân xác tôi nằm mộng, mà chính Tôi mộng”.
Vấn đề là giải thích sao cho hợp lý, chính xác, căn nguyên và ý nghĩa của những dấu hiệu trong giấc mộng để hiểu rõ bản thân, để giải tỏa những ức chế và vướng mắc trong nội tâm, để đạt đến một trạng thái tinh thần quân bình, hài hòa và lành mạnh.
Đây là một tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu và giáo dục trẻ thơ cũng như soi sáng và trị liệu những bất ổn tinh thần nơi người lớn, đồng thời góp phần khơi nguồn mạch cho cảm hứng sáng tạo và phê bình văn nghệ… Dứt khoát là một phản đề của những quyển sách mê tín nhảm nhí bạn luận lăng nhăng về đề tài này!
Quyển “L’ Interprétation des Rêves” nằm trong tủ sách “Savoir Pratique” của nhà xuất bản Marabout, một nhà xuất bản uy tín, đứng đắn với những đầu sách chọn lọc, giá trị.
Nhà xuất bản chúng tôi cho ra đời bản Việt ngữ của tác phẩm trên nhằm phục vụ cho nhu cầu chính đáng hiểu mình hiểu người của tất cả bạn đọc gần xa.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
***
NĂM NĂM SONG HÀNH…
Nếu ta đem sắp nối tiếp nhau những giấc mộng ban đêm của một người 50 tuổi, ta có thể nói rằng ông ta đã nằm mộng trong khoảng 5 năm. Năm năm! nghĩa là khoảng 1800 ngày, 45000 giờ…
Như vậy trong khoảng 5 năm cuộc đời mình, ông ta đã sống trong một thế giới khác, rất khác với thực tại thường ngày. Người ấy liên hệ với những con người, những nơi chốn, những đồ vật, những con thú… mà trong lúc nằm mơ, người ấy coi là những thực thể, cũng giống như những hiện tượng trong đời sống thực khi thức. Vì thế mà Trang Tử trong Nam Hoa Kinh có chuyện nằm mơ thấy mình hóa bướm, thức giấc lại thấy mình là Trang Chu nên không biết mình là Trang Chu nằm mơ thành bướm hay mình là bướm nằm mơ thành Trang Chu…
Hơn thế nữa: con người ấy trong 5 năm nằm mơ, đã biết đến một sự gấp mình hoàn toàn lên tự thân (un total repli sur soi), Và từ đó, người ấy đã khám phá những sức mạnh tiềm ẩn hiện hữu nơi mình. Hơn nữa người ấy còn thường thấy mình đứng trước một cánh cửa khép hờ hé mở ra vũ trụ.
Trong cuộc sống đêm tối dày đặc đó, không gian và thời gian như không còn hiện hữu nữa hay nói đúng hơn là bị xáo trộn hẳn đi. Nhưng những hành động được thực hiện: người nằm mộng bay lượn, bơi lội, điều khiển dàn nhạc, lao vào bầu trời… một cách rất tự nhiên vì mọi chuyện trong giấc mộng được cảm nghiệm như là thực. Người nằm mộng đã đắm mình vào thời gian: anh ta thấy mình trở thành trẻ thơ hoặc sống lại những nơi chốn của thời thơ ấu. Những người chết sống lại và nói chuyện với anh ta. Những tiếng nói vang lên và đôi khi những ác mộng nẩy sinh.
Như vậy có một đời sống thứ hai, song hành với đời sống ban ngày. Nhưng thường thì lúc thức giấc, nhiều giấc mộng lại biến hẳn gọi trí nhớ hoặc ít ra dường như biến hẳn. Chúng biến đi đâu?
Một cuộc phiêu lưu cá nhân
Không gì có tính cá nhân hơn là giấc mộng. Giấc mộng là sự thân mật tuyệt đối, là tình trạng khỏa thân toàn diện của chúng ta. Những tầng sâu kín nhất trong nhân cách chúng ta trồi lên trên bề mặt. Giấc mộng vượt thoát chúng ta: chúng ta không kiểm soát được một khi nó diễn ra. Chúng ta chẳng thể làm gì được và trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng không thể chịu trách nhiệm về các giấc mộng, từ những giấc mộng thiêng liêng nhất cho đến những giấc mộng kinh khiếp nhất… Giấc mộng lôi kéo chúng ta vào những ngóc ngách hiểm hóc của nó mà chúng ta chẳng thể cưỡng lại được.
Nhưng giấc mộng chẳng phải là tiến trình bí mật nhất của chúng ta, động thái tích cực nhất của chúng ta đấy sao? Chính từ những hậu trường của đêm tối sẽ xuất hiện những chân lý thâm sâu. Nhưng với ánh quang huy của buổi rạng đông thì những hoạt cảnh đời, những giao tế xã hội, những động thái giả tạo - nói chung là hiển thể (le paraitre) lại trở về và ta đánh mất đi những chân lý cơ bản. Và đấy là lý do tại sao không nên cắt đứt những giấc mộng mà phải tìm cách giải mã những ý nghĩa của chúng.
Những điều dối trá, vu vơ?
Phải chăng mộng mị chỉ là hư huyễn, chiêm bao là lời nói dối trong đêm? Không còn ai tin như thế trong thời đại chúng ta. Nếu nhiều giấc mộng hình như chẳng có ý nghĩa nào thì trái lại, phần lớn các giấc mộng cần được xem xét nghiêm túc, dầu chỉ bởi vì chúng ta đã tuyệt đối coi chúng là nghiêm túc khi chúng ta đang nằm mộng. Nhưng cũng cần nói thêm rằng tất cả những gì mà một người thực hiện đều có một ý nghĩa và rằng tất cả những gì nó làm đều nhằm đáp ứng một yêu cầu. Nếu không nó đã không làm. Không có một giấc mộng nào lại không bao hàm ý nghĩa đặc thù. Những giấc mộng diễn tả (hay tố cáo) những ước muốn bị vùi lấp của chúng ta, những khó khăn bị che giấu của chúng ta; nó đưa ra những đích ngắm; nó thông báo những tình huống xuất phát từ động thái hiện tại của chúng ta.
Giấc mộng có tầm quan trọng lớn lao trong việc chỉ ra cho chúng ta biết thực sự chúng ta là gì, và chúng ta có thể trở thành cái gì, nhờ vào chiều hướng hiếm khi được khai phá.
Hãy nói cho tôi biết anh nằm mơ thấy những gì…
Những giấc mộng ban đêm luôn mê hoặc người ta. Cho nên chẳng lấy gì làm lạ là từ xa xưa cho đến giờ con người luôn tìm kiếm ý nghĩa ngẫu nhiên của cái vũ trụ dị kỳ đó.
Những hình tượng thường rất mãnh liệt kia, thấm vào ý thức như một chất sáp nóng bỏng, có ý nghĩa gì? Và ý nghĩa của những giấc mộng được cảm nhận như những điềm tiên báo, thực ra là gì?
Các công trình của những vùng huyền bí của nhân cách, tạo ra những thông điệp để rồi đến sáng mai lại rơi vào bóng tối, bán chất của nó là gì?
Đây là một giấc mộng nêu ra làm ví dụ. Một giấc mộng chói loà, rực rỡ:
- Tôi thấy mình thấy trên một mũi đất cao, phóng tầm mắt nhìn vào một thung lũng xanh tươi chập chờn như sóng lượn, đẹp mê hồn. Những hình thể sóng lượn như một khúc giao hưởng biến ảo, tạo nên Thung Lũng Địa Đàng. Tôi thấy cơ man nào là những thân cây với cành quả trĩu vàng rực hay hồng tươi nhìn đến ngon mắt và những cành bên trên vẫn còn tiếp tục nở đầy hoa. Bao nhiêu là cây hoa đào, bao nhiêu là bụi hoa hồng. Thung lũng đầy cỏ tươi xanh mơn mởn; hàng đàn bỏ gặm cỏ yên lành, trải dài đến mút mắt. Đây đó những nhóm nam thanh nữ tú quây quần khiêu vũ với nhịp khoan thai; họ khiêu vũ theo điều nhạc ba thì, một thứ Valse chậm, ở bên ngoài thời gian. Thật huyền hoặc… Tôi cảm nhận âm nhạc với khiểu thẩm âm tinh tế; âm nhạc êm đềm bàng bạc khắp nơi; đó là phần đầu trong một bài “Cantat” của Bach; bài: Wie schon leuchtet der Morgenstern (Đẹp diệu kỳ, ngời rạng ánh Sao Mai). Những người đó tươi cười nắm tay nhau và ra hiệu cho tôi. Tôi cảm thấy lâng lâng hạnh phúc, và tôi tin rằng tôi sẵn lòng đánh đổi cả phần đời còn lại của tôi cho một giờ hạnh phúc tuyệt vời đến như vậy.
Tiếp đó, từ cuối chân trời, đằng sau tôi, ba chiếc phi cơ phản lực bay đến, với hình dáng thuôn thả, xinh xắn. Rồi bỗng nhiên tôi thấy mình ngồi vào chiếc phi cơ ở giữa, hai chiếc kia hộ tống hai bên thành đội hình tam giác, và bay đi thật chậm, lững lờ như mây trôi, êm đềm như cánh gió; tất cả cơ lực của chúng vẫn còn đang ở tiềm thể. Chúng bay êm như ru và chỉ ở độ cao cách mặt đất chừng 10 mét. Tất cả cảnh vật bên dưới diễu hành khoan thai, dịu dàng trước mặt tôi: cỏ cây, hoa lá, con người, đàn bò,… tất cả đều hiền lành, dễ thương chi lạ… âm nhạc vẫn tiếp tục văng vẳng. Sẽ không bao giờ tôi quên được giấc mơ kì diệu đã cho tôi năng lượng và niềm vui mà tôi chưa từng tưởng tượng ra…
Chúng ta đọc các giấc mộng này một cách thản nhiên vì đó là giấc mộng của một người khác. Nhưng cảm giác của chính người nằm mơ giấc mộng đó, sống thực sự giấc mộng huy hoàng đó, trong chiều sâu viên mãn của nó, sẽ như thế nào? Một cuộc đào thoát vào cảnh phi thực, có người sẽ nói như thế. Không đâu. Hẳn nhiên là có “điều gì đó” nơi anh ta đã tạo ra giấc mộng đó, một điều gì đó đã âm thầm “làm việc” trong những niềm u ẩn sâu xa nhất của tồn thể. Tôi sẽ phân tích kĩ giấc mộng này ở chương VI.
Giấc mộng đã gây nên ấn tượng sâu xa nên dĩ nhiên người đó khao khát tìm hiểu ý nghĩa. Vả chăng, nhiều giấc mộng khác cũng đủ sức mạnh khiến người nằm mộng cảm thấy bị thôi thúc phải kể lại cho người khác nghe, ngay cả khi không tìm được ý nghĩa nào.
Tất cả những nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mộng, tất cả những toan tính giải thích, đều phải đi đến, một đàng là rất nhiều loại chìa khác “đoán điềm giải mộng” và đàng khác là tâm lý học các miền sâu nhờ vào những tên tuổi uy tín lẫy lừng, nếu kể ra cho đủ sẽ quá dài, nhưng hai khuôn mặt chính có lẽ vẫn là Sigmund Freud và Gustave Jung.
***
Dịch giả Phan Quang Định (Phan Nhân Phương) nay đã 61 tuổi (sinh năm 1945 tại Quảng Nam), là giáo sư triết học và ngoại ngữ tại nhiều trường ở Sài Gòn, Blao và Bình Dương từ những năm 1967 - 1975, phiên dịch và cộng tác biên dịch với nhiều nhà xuất bản (NXB) như NXB Trẻ, NXB Văn Nghệ - NXB Văn hóa - Thông tin trong hơn 30 năm qua. Đến nay, ông xuất bản hơn 40 cuốn, phần lớn là sách văn học dịch như: Thế giới đàn ông không có đàn bà (E.Hemingway), Lịch sử văn hóa Pháp (Xavier Darcos), Tuyển tập truyện ngắn các nhà văn trẻ Hoa Kỳ (nhiều tác giả), Những người hành hương kỳ lạ (Gabriel Marquez), Mắt biếc (Tony Morrison), Mây trời kỳ diệu (Francoise Sagan). Trong số đó, cuốn biên khảo về những bí ẩn của các giấc chiêm bao nhan đề Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học đã được bạn đọc nhiều giới đón nhận khá nồng nhiệt, phải chăng vì sức hấp dẫn và sự gần gũi của đề tài này đối với bất cứ một ai?
Đây là một tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu giáo dục trẻ thơ cũng như soi sáng và trị liệu những bất ổn tinh thần trong người lớn, đồng thời góp phần khơi nguồn cho cảm hứng sáng tạo và phê bình văn nghệ...
***
Giấc mộng là hành lang nối liền những căn hầm mênh mông của vô thức với những tầng trên của ý thức chúng ta, hiển thị nhân cách sâu xa, chân ngã thực tướng cốt yếu của chúng ta. Như thế, giấc mộng đặt chúng ta trực kiến hiện tiền với chính mình.
Tác giả Pierre Daco là một chuyên gia về Phân tâm học nổi tiếng của thế giới, người tiếp thu và vận dụng những lý thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud, Carl Gustav Jung, Alfred Adler… vào việc kiến giải một cách sâu sắc những hiện tượng tâm lý và ứng dụng một cách hiệu quả các phương pháp tâm trị liệu. Ông dẫn dắt chúng ta tiến vào hành trình khám phá những ý nghĩa của các giấc mộng. Xuyên qua nhiều giấc mộng rút ra từ kho tư liệu nghề nghiệp độ sộ của mình, tác giả cho ta thấy bằng cách nào người ta có thể đạt đến việc giải thích một cách chính xác những giấc mộng của chính mình và sử dụng một cách hữu ích những dấu hiệu mà chúng trao gửi đến cho chúng ta.
Nguyên tác có tựa đề “L’ Interprétation des Rêves” là một quyển sách khảo luận nghiêm túc nhằm giải thích một cách đúng đắn các giấc mộng, dựa trên cơ sở lý luận của Phân tâm học, đánh đổ những kiểu “đoán điềm giải mộng” thần bí vu vơ và cả những kiểu giải thích duy sinh lý thô thiển.
Một lập trường nhân bản rất sáng tỏ và dứt khoát: “Không phải thần linh nói trong giấc mộng của tôi, cũng không phải thân xác tôi nằm mộng, mà chính Tôi mộng”.
Vấn đề là giải thích sao cho hợp lý, chính xác, căn nguyên và ý nghĩa của những dấu hiệu trong giấc mộng để hiểu rõ bản thân, để giải tỏa những ức chế và vướng mắc trong nội tâm, để đạt đến một trạng thái tinh thần quân bình, hài hòa và lành mạnh.
Đây là một tác phẩm rất hữu ích trong việc tìm hiểu và giáo dục trẻ thơ cũng như soi sáng và trị liệu những bất ổn tinh thần nơi người lớn, đồng thời góp phần khơi nguồn mạch cho cảm hứng sáng tạo và phê bình văn nghệ… Dứt khoát là một phản đề của những quyển sách mê tín nhảm nhí bạn luận lăng nhăng về đề tài này!
Quyển “L’ Interprétation des Rêves” nằm trong tủ sách “Savoir Pratique” của nhà xuất bản Marabout, một nhà xuất bản uy tín, đứng đắn với những đầu sách chọn lọc, giá trị.
Nhà xuất bản chúng tôi cho ra đời bản Việt ngữ của tác phẩm trên nhằm phục vụ cho nhu cầu chính đáng hiểu mình hiểu người của tất cả bạn đọc gần xa.
NHÀ XUẤT BẢN TRẺ
***
NĂM NĂM SONG HÀNH…
Nếu ta đem sắp nối tiếp nhau những giấc mộng ban đêm của một người 50 tuổi, ta có thể nói rằng ông ta đã nằm mộng trong khoảng 5 năm. Năm năm! nghĩa là khoảng 1800 ngày, 45000 giờ…
Như vậy trong khoảng 5 năm cuộc đời mình, ông ta đã sống trong một thế giới khác, rất khác với thực tại thường ngày. Người ấy liên hệ với những con người, những nơi chốn, những đồ vật, những con thú… mà trong lúc nằm mơ, người ấy coi là những thực thể, cũng giống như những hiện tượng trong đời sống thực khi thức. Vì thế mà Trang Tử trong Nam Hoa Kinh có chuyện nằm mơ thấy mình hóa bướm, thức giấc lại thấy mình là Trang Chu nên không biết mình là Trang Chu nằm mơ thành bướm hay mình là bướm nằm mơ thành Trang Chu…
Hơn thế nữa: con người ấy trong 5 năm nằm mơ, đã biết đến một sự gấp mình hoàn toàn lên tự thân (un total repli sur soi), Và từ đó, người ấy đã khám phá những sức mạnh tiềm ẩn hiện hữu nơi mình. Hơn nữa người ấy còn thường thấy mình đứng trước một cánh cửa khép hờ hé mở ra vũ trụ.
Trong cuộc sống đêm tối dày đặc đó, không gian và thời gian như không còn hiện hữu nữa hay nói đúng hơn là bị xáo trộn hẳn đi. Nhưng những hành động được thực hiện: người nằm mộng bay lượn, bơi lội, điều khiển dàn nhạc, lao vào bầu trời… một cách rất tự nhiên vì mọi chuyện trong giấc mộng được cảm nghiệm như là thực. Người nằm mộng đã đắm mình vào thời gian: anh ta thấy mình trở thành trẻ thơ hoặc sống lại những nơi chốn của thời thơ ấu. Những người chết sống lại và nói chuyện với anh ta. Những tiếng nói vang lên và đôi khi những ác mộng nẩy sinh.
Như vậy có một đời sống thứ hai, song hành với đời sống ban ngày. Nhưng thường thì lúc thức giấc, nhiều giấc mộng lại biến hẳn gọi trí nhớ hoặc ít ra dường như biến hẳn. Chúng biến đi đâu?
Một cuộc phiêu lưu cá nhân
Không gì có tính cá nhân hơn là giấc mộng. Giấc mộng là sự thân mật tuyệt đối, là tình trạng khỏa thân toàn diện của chúng ta. Những tầng sâu kín nhất trong nhân cách chúng ta trồi lên trên bề mặt. Giấc mộng vượt thoát chúng ta: chúng ta không kiểm soát được một khi nó diễn ra. Chúng ta chẳng thể làm gì được và trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng không thể chịu trách nhiệm về các giấc mộng, từ những giấc mộng thiêng liêng nhất cho đến những giấc mộng kinh khiếp nhất… Giấc mộng lôi kéo chúng ta vào những ngóc ngách hiểm hóc của nó mà chúng ta chẳng thể cưỡng lại được.
Nhưng giấc mộng chẳng phải là tiến trình bí mật nhất của chúng ta, động thái tích cực nhất của chúng ta đấy sao? Chính từ những hậu trường của đêm tối sẽ xuất hiện những chân lý thâm sâu. Nhưng với ánh quang huy của buổi rạng đông thì những hoạt cảnh đời, những giao tế xã hội, những động thái giả tạo - nói chung là hiển thể (le paraitre) lại trở về và ta đánh mất đi những chân lý cơ bản. Và đấy là lý do tại sao không nên cắt đứt những giấc mộng mà phải tìm cách giải mã những ý nghĩa của chúng.
Những điều dối trá, vu vơ?
Phải chăng mộng mị chỉ là hư huyễn, chiêm bao là lời nói dối trong đêm? Không còn ai tin như thế trong thời đại chúng ta. Nếu nhiều giấc mộng hình như chẳng có ý nghĩa nào thì trái lại, phần lớn các giấc mộng cần được xem xét nghiêm túc, dầu chỉ bởi vì chúng ta đã tuyệt đối coi chúng là nghiêm túc khi chúng ta đang nằm mộng. Nhưng cũng cần nói thêm rằng tất cả những gì mà một người thực hiện đều có một ý nghĩa và rằng tất cả những gì nó làm đều nhằm đáp ứng một yêu cầu. Nếu không nó đã không làm. Không có một giấc mộng nào lại không bao hàm ý nghĩa đặc thù. Những giấc mộng diễn tả (hay tố cáo) những ước muốn bị vùi lấp của chúng ta, những khó khăn bị che giấu của chúng ta; nó đưa ra những đích ngắm; nó thông báo những tình huống xuất phát từ động thái hiện tại của chúng ta.
Giấc mộng có tầm quan trọng lớn lao trong việc chỉ ra cho chúng ta biết thực sự chúng ta là gì, và chúng ta có thể trở thành cái gì, nhờ vào chiều hướng hiếm khi được khai phá.
Hãy nói cho tôi biết anh nằm mơ thấy những gì…
Những giấc mộng ban đêm luôn mê hoặc người ta. Cho nên chẳng lấy gì làm lạ là từ xa xưa cho đến giờ con người luôn tìm kiếm ý nghĩa ngẫu nhiên của cái vũ trụ dị kỳ đó.
Những hình tượng thường rất mãnh liệt kia, thấm vào ý thức như một chất sáp nóng bỏng, có ý nghĩa gì? Và ý nghĩa của những giấc mộng được cảm nhận như những điềm tiên báo, thực ra là gì?
Các công trình của những vùng huyền bí của nhân cách, tạo ra những thông điệp để rồi đến sáng mai lại rơi vào bóng tối, bán chất của nó là gì?
Đây là một giấc mộng nêu ra làm ví dụ. Một giấc mộng chói loà, rực rỡ:
- Tôi thấy mình thấy trên một mũi đất cao, phóng tầm mắt nhìn vào một thung lũng xanh tươi chập chờn như sóng lượn, đẹp mê hồn. Những hình thể sóng lượn như một khúc giao hưởng biến ảo, tạo nên Thung Lũng Địa Đàng. Tôi thấy cơ man nào là những thân cây với cành quả trĩu vàng rực hay hồng tươi nhìn đến ngon mắt và những cành bên trên vẫn còn tiếp tục nở đầy hoa. Bao nhiêu là cây hoa đào, bao nhiêu là bụi hoa hồng. Thung lũng đầy cỏ tươi xanh mơn mởn; hàng đàn bỏ gặm cỏ yên lành, trải dài đến mút mắt. Đây đó những nhóm nam thanh nữ tú quây quần khiêu vũ với nhịp khoan thai; họ khiêu vũ theo điều nhạc ba thì, một thứ Valse chậm, ở bên ngoài thời gian. Thật huyền hoặc… Tôi cảm nhận âm nhạc với khiểu thẩm âm tinh tế; âm nhạc êm đềm bàng bạc khắp nơi; đó là phần đầu trong một bài “Cantat” của Bach; bài: Wie schon leuchtet der Morgenstern (Đẹp diệu kỳ, ngời rạng ánh Sao Mai). Những người đó tươi cười nắm tay nhau và ra hiệu cho tôi. Tôi cảm thấy lâng lâng hạnh phúc, và tôi tin rằng tôi sẵn lòng đánh đổi cả phần đời còn lại của tôi cho một giờ hạnh phúc tuyệt vời đến như vậy.
Tiếp đó, từ cuối chân trời, đằng sau tôi, ba chiếc phi cơ phản lực bay đến, với hình dáng thuôn thả, xinh xắn. Rồi bỗng nhiên tôi thấy mình ngồi vào chiếc phi cơ ở giữa, hai chiếc kia hộ tống hai bên thành đội hình tam giác, và bay đi thật chậm, lững lờ như mây trôi, êm đềm như cánh gió; tất cả cơ lực của chúng vẫn còn đang ở tiềm thể. Chúng bay êm như ru và chỉ ở độ cao cách mặt đất chừng 10 mét. Tất cả cảnh vật bên dưới diễu hành khoan thai, dịu dàng trước mặt tôi: cỏ cây, hoa lá, con người, đàn bò,… tất cả đều hiền lành, dễ thương chi lạ… âm nhạc vẫn tiếp tục văng vẳng. Sẽ không bao giờ tôi quên được giấc mơ kì diệu đã cho tôi năng lượng và niềm vui mà tôi chưa từng tưởng tượng ra…
Chúng ta đọc các giấc mộng này một cách thản nhiên vì đó là giấc mộng của một người khác. Nhưng cảm giác của chính người nằm mơ giấc mộng đó, sống thực sự giấc mộng huy hoàng đó, trong chiều sâu viên mãn của nó, sẽ như thế nào? Một cuộc đào thoát vào cảnh phi thực, có người sẽ nói như thế. Không đâu. Hẳn nhiên là có “điều gì đó” nơi anh ta đã tạo ra giấc mộng đó, một điều gì đó đã âm thầm “làm việc” trong những niềm u ẩn sâu xa nhất của tồn thể. Tôi sẽ phân tích kĩ giấc mộng này ở chương VI.
Giấc mộng đã gây nên ấn tượng sâu xa nên dĩ nhiên người đó khao khát tìm hiểu ý nghĩa. Vả chăng, nhiều giấc mộng khác cũng đủ sức mạnh khiến người nằm mộng cảm thấy bị thôi thúc phải kể lại cho người khác nghe, ngay cả khi không tìm được ý nghĩa nào.
Tất cả những nghiên cứu về giấc ngủ và giấc mộng, tất cả những toan tính giải thích, đều phải đi đến, một đàng là rất nhiều loại chìa khác “đoán điềm giải mộng” và đàng khác là tâm lý học các miền sâu nhờ vào những tên tuổi uy tín lẫy lừng, nếu kể ra cho đủ sẽ quá dài, nhưng hai khuôn mặt chính có lẽ vẫn là Sigmund Freud và Gustave Jung.
***
Dịch giả Phan Quang Định (Phan Nhân Phương) nay đã 61 tuổi (sinh năm 1945 tại Quảng Nam), là giáo sư triết học và ngoại ngữ tại nhiều trường ở Sài Gòn, Blao và Bình Dương từ những năm 1967 - 1975, phiên dịch và cộng tác biên dịch với nhiều nhà xuất bản (NXB) như NXB Trẻ, NXB Văn Nghệ - NXB Văn hóa - Thông tin trong hơn 30 năm qua. Đến nay, ông xuất bản hơn 40 cuốn, phần lớn là sách văn học dịch như: Thế giới đàn ông không có đàn bà (E.Hemingway), Lịch sử văn hóa Pháp (Xavier Darcos), Tuyển tập truyện ngắn các nhà văn trẻ Hoa Kỳ (nhiều tác giả), Những người hành hương kỳ lạ (Gabriel Marquez), Mắt biếc (Tony Morrison), Mây trời kỳ diệu (Francoise Sagan). Trong số đó, cuốn biên khảo về những bí ẩn của các giấc chiêm bao nhan đề Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học đã được bạn đọc nhiều giới đón nhận khá nồng nhiệt, phải chăng vì sức hấp dẫn và sự gần gũi của đề tài này đối với bất cứ một ai?