Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gia Súc - Nuôi Heo Hướng Nạc

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Việt Chương
  • Lượt đọc : 58
  • Kích thước : 8.76 MB
  • Số trang : 96
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 12
  • Số lượt xem : 237
  • Đọc trên điện thoại :
Nước ta, xưa là nước chuyên về nông nghiệp nên việc chăn nuôi nói chung, nghề nuôi heo nói riêng được coi là nghề truyền thống có từ lâu đời của mọi người, mọi nhà.

Nuôi heo theo quan niệm xưa nay là hình thức bỏ ống, như cách “tích cốc phòng cơ” vậy. Do đó, trừ những người quá nghèo, còn những ai dù chỉ đủ ăn họ cũng cố gắng nuôi một vài con heo để hy vọng có chút vốn tiếng về sau. Người ta chắt chiu từng chút nước vo gạo, từng miếng cơm thừa, cơm cháy, đến năm cảm, mở rau... làm thực phẩm nuôi heo, rồi mong chờ năm bảy tháng sau, nếu được “Trời ngó lại” họ sẽ có trong tay một số tiền kha khá đủ lợp lại mái nhà, hay dựng lại mấy bức vách.
Với người nghèo, tiền bản con heo, dù đó là con heo có chỉ nặng hơn nửa tạ, cũng được coi là thứ tài sản đáng giá mà trong đời chưa chắc lúc nào họ cũng dễ dàng kiếm được.

Người xưa, nuôi heo với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài việc nuôi heo “bỏ ống”, còn nuôi để lấy phân bón ruộng. Có người chờ heo lớn để dùng vào việc giỗ kị trả nợ miệng với bà con xóm làng, hoặc làm cỗ bàn cưới vợ cho con…

Người nghèo thì nuôi ít, một vài con. Ai giàu thì nuôi năm bảy con, chứ không nơi nào nuôi cả trại heo lớn một vài trăm con như cách nuôi của ta ngày nay, Điều này rất dễ hiểu, vì trong thời buổi “Thịt cá là hương hoa, tương cà là gia bản” thì nuôi heo cho nhiều sẽ lấy thị trường đầu tiêu thụ cho hết?

Do lẽ đó nên tuy nuôi heo đã lâu đời nhưng ít ai nghĩ đến việc cải thiện giống. Gần như mọi người vẫn tỏ ra bằng lòng với những giống heo nội địa, dù biết chúng nhỏ con, bán được không bao nhiêu tiền. Nhiều người còn ưng bụng khi thấy heo nội địa của mình hợp phong thổ nên dễ nuôi, lại tạp ăn và ít bị bệnh tật.

Và do chỉ nuôi với số lượng ít, trong phạm vi gia đình nên những kinh nghiệm về xây cất chuồng trại, về việc tạo khẩu phần ăn nhiều dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của heo, nhất là phần kỹ thuật nuôi cùng phương pháp phòng và trị bệnh hữu hiệu cho heo thì chắc chắn ít người biết được đến nơi đến chốn !

Thế nhưng, có điều may, là khi tiếp xúc với kỹ thuật chăn nuôi heo mới của Tây phương, từ những ngày đầu, giới chăn nuôi mình không những không bị bỡ ngỡ mà còn tiếp thu nhanh, và mọi người hãng hải nhập cuộc.

Trước đây hơn 70 năm, giới chăn nuôi heo của ta đã bắt đầu làm quen với kỹ thuật nuôi heo cao sản. Đó là những giống heo thuộc loại “Bồ tượng” như giống Yorkshire large white, kể đó là giống Berkshire được nhập về, mà không những nhập một đợt mà nhiều đợt. Và khoảng 20 năm sau đó, các giống heo khác như Landrace, Duroc, Hampshire từ nhiều nước lại được du nhập vào nước ta.

Có điều chúng tôi không hiểu tại sao (mà cũng không thấy một tài liệu nào giải thích) những giống heo nhập từ đợt đầu, từ năm 1932 như Yorkshire large White và Berkshire không được nuôi phổ biến sâu rộng trong cả nước (?). Mà phải chờ đến năm 1950 trở đi, phong trào nuôi loại heo “Bồ tượng” này mới được nhiều người chọn nuôi.

Đa số những giống heo ngoại nhập này đều lớn con, khoẻ mạnh, lưng thẳng, bốn chân cứng cáp, nuôi màu lớn lại nặng cân (tối đa 500kg); giống siêu nạc nên nhiều người thích nuôi, mặc dù giá khá đắt so với heo nội địa của mình.

Cũng may là nhờ vào nền kinh tế quốc dân càng ngày càng phát triển mạnh, nên thị trường thịt heo cũng càng ngày càng mở rộng thêm. Nhờ đó mà nghề chăn nuôi heo mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh hơn.

Thế là khắp nơi các trại heo lớn lần lượt xuất hiện: phía nhà nước có mà tư nhân cũng có. Nhiều người đảm đầu tư bạc triệu vào việc xây dựng chuồng trại qui mô trên năm bảy công đất để nuôi vài ba trăm heo nái trở lên. Và đa số họ đã làm giàu mau chóng với nghề chăn nuôi béo bở này.

Mà thật, nghề nuôi heo dễ tạo cho ta nguồn lợi lớn, nhất là trong điều kiện vô cùng thuận lợi của một quốc gia chuyên về nông nghiệp như nước ta: đất đai rộng, thực phẩm nuôi heo dồi dào, nhân công lại động và trẻ…

Trong khi đó, thời nay, thuốc thú y đặc trị cho heo như thuốc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, trụ sinh, kháng sinh và các thuốc bổ dành cho heo lại dồi dào. Điều đó giúp cho người nuôi heo an tâm hơn.

Chỉ cần chúng ta nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi heo thì nguồn lợi to lớn từ nghề chăn nuôi này sẽ không vượt khỏi tầm tay của ta. Mà kỹ thuật nuôi heo không khó như nhiều người lầm tưởng. Trong tập sách nhỏ này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày từng điểm một về phương pháp nuôi heo thành công nhằm giúp quý vị mới vào nghề nắm bắt được dễ dàng.

Kính chúc quý vị gặt hái được thành công như ý.