Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Góp Phần Xóa Đói Giảm Nghèo - Chiến Lược Và Biện Pháp Triển Khai

Thể loại: Nông – Lâm – Ngư
Tác giả : Bộ Thuỷ Sản
  • Lượt đọc : 76
  • Kích thước : 7.65 MB
  • Số trang : 84
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 10
  • Số lượt xem : 230
  • Đọc trên điện thoại :
Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đều cho rằng nuôi trồng và quản lý hữu hiệu nguồn lợi thủy sản có thể hỗ trợ trực tiếp và đáng kể đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Nhưng vấn để chính là ở chỗ, trên cơ sở hiểu biết về sinh kế, làm sao để các hỗ trợ đó có lợi nhất cho những cộng đồng nghèo có cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc có thể hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản. Để giải quyết vấn đề đó, Bộ Thủy sản đã hình thành Chiến lược “Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững góp phần Xóa đói Giảm nghèo”- SAPA, gọi tắt là Chiến lược SAPA".

Chiến lược SAPA cho rằng cần phải nâng cao nhận thức và tăng cường trao đổi thông tin về vai trò của nuôi trồng và nguồn lợi thủy sản để ổn định cuộc sống của dân nghèo ở Việt Nam, để hiểu biết tốt hơn về phương pháp tham gia cộng đồng, để nâng cao năng lực tổ chức hỗ trợ người nghèo. Chiến lược SAPA cũng thừa nhận sự cần thiết phải tìm các biện pháp để xóa đi sự cách biệt giữa một bên là nhu cầu của nông ngư dân và bên kia là năng lực dịch vụ của các tổ chức khuyến ngư. Đồng thời, Chiến lược đánh giá cao về sự tham gia một cách rộng rãi của những tác nhân liên đới, các cơ quan hữu quan trong vấn đề quản lý nguồn lợi thủy sản và giải quyết những bất cập liên quan tới vấn đề tiếp cận thị trường và dịch vụ tài chính cho người nghèo.

Để giải quyết những vấn đề trên, Chiến lược SAPA được hình thành, nhằm góp phần cùng Chiến lược Mục tiêu Quốc gia “ Xóa đói Giảm nghèo” triển khai hoạt động xóa đói nghèo cho một bộ phận nhân dân có cuộc sống phụ thuộc vào nuôi trồng và nguồn lợi thủy sản. Chiến lược SAPA có mục tiêu cụ thể, đó là: Cải thiện sinh kế của người nghèo và người dân có cuộc sống dễ bị tổn thương, thông qua nuôi trồng thủy sản. Chiến lược có bốn nội dung: (1) Củng cố năng lực tổ chức đặc biệt cấp địa phương và cộng đồng để hiểu biết và đáp ứng các nhu cầu sinh kế của dân nghèo, dễ bị tổn hại, những người có cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn hoặc có thể hưởng lợi từ nguồn lợi thủy sản; (2) Nâng cao mức độ tiếp cận của người nghèo với hạ tầng cơ sở, vật tư thiết bị, thông tin, tín dụng, khuyến ngư và thị trường; (3) Cải thiện trao đổi thông tin giữa các tác nhân liên đới 2 thông qua việc nâng cao nhận thức, lập mạng lưới, điều phối các hoạt động của các nhà tài trợ, mở rộng quy mô đào tạo học tập để trao đổi kinh nghiệm thông tin, phát triển phương pháp giám sát và đánh giá cũng như xây dựng các chính sách phát triển; và (4) Phát triển công nghệ nuôi thủy hải sản an toàn, ít rủi ro, đầu tư thấp.

Đối tượng của Chiến lược SAPA là dân nghèo ở các vùng nông thôn, những vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần đa dạng và cải thiện các sinh kế. Chiến lược sẽ dành mối quan tâm đặc biệt cho nhóm người có cuộc sống bấp bênh, dễ bị tổn hại, thường gặp rủi ro. Về mặt địa lý, Chiến lược đặt mối quan tâm đầu tiên cho vùng núi phía bắc, vùng cao nguyên Trung Bộ, các tỉnh bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Mê Kông. Ngoài ra, Chiến lược sẽ thiết lập mối quan hệ mật thiết với tất cả các cơ quan có nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ở các cấp huyện, tỉnh, trung ương cũng như các tổ chức khu vực, các cơ quan, tổ chức tài trợ quốc tế.
Chiến lược SAPA là một quá trình liên tục, vì vậy những kinh nghiệm, hiểu biết sẽ được nhân lên nhờ các phân tích đánh giá về sinh kế và thực hiện các dự án điểm ở địa phương. Chiến -lược SAPA là một phần hoạt động của Bộ Thủy sản và Ban chỉ đạo triển khai sẽ điều hành chung các hoạt động phát triển, còn Nhóm hỗ trợ triển khai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động của Chiến lược. Chiến lược này được xem là một phần lồng ghép trong các nội dung của Chiến lược Mục tiêu Quốc gia “Xóa đói giảm nghèo“.

CƠ SỞ LUẬN CHỨNG
Các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng "song song với việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần phải tập trung các nỗ lực cho các hoạt động Xóa Đói Giảm Nghèo". Trên cơ sở các nghị quyết đó, Bộ Lao Động Thương Binh Xã hội (LĐTBXH) đã xây dựng Chương trình Quốc gia “Xóa đói Giảm nghèo (HEPR)”. Chương trình này đã được Việt Nam và quốc tế đánh giá là một mô hình thành công trong hoạt động xóa đói nghèo. Hơn 10 năm qua, nhiều chính sách, nhiều thay đổi cơ chế, tổ chức, các chương trình, dự án đã được hình thành nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường chính sách tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm, và nói chung là cải thiện mức sống cho nhân dân, đặc biệt cho dân nghèo nông thôn.
Chiến lược mục tiêu Quốc gia “Xóa đói Giảm nghèo” trong giai đoạn 2001- 2010 là sự kế thừa và mở rộng nội dung của chương trình “Xóa đói Giảm nghèo” trước đây, đồng thời bổ sung các chính sách mới để khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ phù hợp, tăng cường và đa dạng các nguồn đầu tư, giảm thiểu các tác động rủi ro đối với người nghèo. Bộ LĐTBXH có trách nhiệm điều phối quan hệ liên bộ, còn các bộ ngành liên quan sẽ xây dựng các chính sách, cơ chế chuyên ngành và chỉ đạo các cấp triển khai.

Trong thập niên qua, Bộ Thủy sản chưa có vai trò đáng kể trong chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo (HEPR), vì Bộ Thủy sản tập trung cao độ cho phát triển nuôi trồng thủy sản thương phẩm. Gần đây, sau các cuộc thảo luận giữa các chuyên gia của Bộ Thủy sản với chuyên gia của các cơ quan hữu quan, và với sự hỗ trợ tích cực của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, của cơ quan Phát triển Hải ngoại Nauy (NORAD), Bộ Thủy sản đã tổ chức hội nghị: Xác định Quy mô và Phạm vi của Chiến lược “ Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững Góp phần Xóa đói giảm nghèo- SAPA”, tại Hà nội trong ba ngày 23- 25 tháng 5 năm 2000. Tham dự hội nghị có trên 100 đại biểu, là đại diện cho các bộ: Thủy sản, Kế Hoạch và Đầu Tư (KH&ĐT), LĐTBXH, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), cũng như đại diện của các tỉnh, các tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế và các tổ chức tài trợ. Cơ quan Phát triển Hải ngoại của Nauy (NORAD), của Vương quốc Anh (DFID) và mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản châu Á (NACA), Học viện Công nghệ châu Á (AIT) là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình chuẩn bị. Ngoài ra, đại diện của nhiều tổ chức quốc tế khác như, Cơ quan Phát triển Hải ngoại Đan Mạch (DANIDA), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc (ACIAR), Chương trình Phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), Tổ chức Nông lương của Liên Hợp quốc (FAO), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), và một số Đại sứ quán của các nước cũng tham dự hội nghị. Hội nghị đã xem xét vai trò của phát triển nuôi trồng thủy sản (nuôi nước ngọt, lợi mặn) trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, xem xét các thông tin hiện có về tình trạng sinh kế của dân nghèo, đặc biệt là các cộng đồng nuôi và khai thác thủy sản, xác định chiến lược sử dụng hữu hiệu nuôi trồng thủy sản cho xóa đói giảm nghèo, đồng thời đề xuất phương án đối thoại giữa các tổ chức tham gia vào hoạt động xóa đói nghèo thông qua phát triển nuôi trồng thủy sản. Hội nghị cũng chuẩn bị kế hoạch hành động cho giai đoạn sau hội nghị.

Hội nghị cũng đã xác định một số vấn đề then chốt cần giải quyết, như : phải xây dựng các phương pháp tiếp cận mới đối với đói nghèo để hiểu biết tốt hơn về các hoạt động sinh sống của người nghèo. Trên cơ sở đó, xác định các nhu cầu cần phải tác động, nhằm cải thiện những yếu kém về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của nông dân; nâng cao năng lực của các cơ quan các cấp; cải thiện hạ tầng cơ sở; và tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan tham gia triển khai và trợ giúp hoạt động xóa đói nghèo trong lĩnh vực Nuôi trồng Thủy sản (biên bản của hội nghị: Xác định quy mô và phạm vi của Chiến lược “Phát triển Nuôi trồng Thủy sản Bền vững Góp phần Xóa đói Giảm nghèo” 20003). Hội nghị cũng thống nhất đề ra chương trình hành động nhằm phân tích thông tin hiện có về hiện trạng đói nghèo và nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam, trên cơ sở đó, xác định các khu vực địa lý, nơi có các hộ nghèo có thể được hưởng lợi hoặc sẽ được hưởng lợi nhờ cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản. Phân tích này sẽ cho phép hiểu biết tốt hơn về sinh kế của dân nghèo, giúp cho việc hình thành Chiến lược SAPA phù hợp hơn. Chương trình hành động cũng đề ra nhiệm vụ hoàn thành văn bản Chiến lược SAPA và trình Văn phòng Chính phủ xem xét, sau đó chuyển tới Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội nghiên cứu để hỗ trợ về vấn đề kinh phí.

Hội nghị đề nghị Bộ Thủy sản lập nhóm công tác gồm 8 thành viên, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ông Thứ trưởng để giúp Bộ hình thành văn bản Chiến lược SAPA. Các thành viên của nhóm Công tác là đại diện của : Bộ Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (RIA- 1), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Đại học Thủy sản Nha Trang, Đại học Cần thơ, NORAD, DFID, NACA và chương trình Phát triển mở rộng Nuôi trồng Thủy sản của AIT (SIDA). Ngoài ra, nhóm công tác dự phòng bao gồm 12 thành viên từ các tổ chức và các cơ quan khác nhau, cũng được hình thành nhằm giúp đỡ nhóm công tác hoàn thành nhiệm vụ. Thành viên của nhóm công tác dự phòng là đại diện của: Bộ Thủy sản, Bộ LĐTBXH, Bộ NN&PTNT, Viện 1, DANIDA, FAO, NORAD, ACIAR. Những kết quả đánh giá nguồn lợi thủy sản và hiện trạng nghèo đói (do DFID tài trợ nghiên cứu từ tháng 6 tới tháng 9 năm 2000) cũng như thông tin về các dự án tài trợ cho ngành Thủy sản và các thông tin về nuôi trồng thủy sản và đói nghèo (do FAO xây dựng) đã được thông báo cho nhóm Công tác.

Tháng 9 năm 2000, Bộ Thủy sản đã tổ chức cuộc họp xem xét tiến độ triển khai công việc của nhóm công tác và thẩm định văn bản Chiến lược SAPA. Nội dung chiến lược SAPA lại được sửa chữa hiệu chỉnh trên cơ sở các thảo luận và các góp ý của cuộc họp nói trên. Văn bản chiến lược nói về sự hợp lý của nuôi trồng thủy sản trong xóa đói giảm nghèo, cũng như mô tả quá trình tham gia cộng đồng và các nguyên tắc sẽ được tuân thủ trong giai đoạn triển khai chiến lược. Văn bản cũng đề ra chương trình hành động tiếp theo để từng bước triển khai Chiến lược. Vấn đề tổ chức triển khai, mối quan hệ đối tác với các dự án và các nhà tài trợ, cũng như nhu cầu của Bộ Thủy sản trong phối kết hợp chặt chẽ với các Bộ LĐTBXH, Hội Phụ nữ Việt Nam, Bộ NN&PTTNT cũng đã được nêu bổ sung trong văn bản này.

Văn bản Chiến lược SAPA được phân thành hai phần:

Phần 1: Chiến lược SAPA. Phần này chủ yếu nói về chiến lược xóa đói giảm nghèo của ngành thông qua nuôi trồng thủy sản và phương thức phối kết hợp với Chiến lược Mục tiêu Quốc gia “ Xóa đói Giảm nghèo”, để có thể triển khai ngay từ năm 2001.

Phần 2: Triển khai Chiến lược SAPA. Phần này đề cập tới những trợ giúp cho Bộ Thủy sản để triển khai Chiến lược. Trong phần này nêu cả những thông tin về quá trình triển khai, cơ cấu tổ chức và các hoạt động cần thiết trong 5 năm tới kể từ 2001, tương ứng với pha đầu của Chiến lược Mục tiêu Quốc gia “Xóa đói giảm nghèo”.