Tiểu luận này là tuyển tập những bài viết của tôi về Kim Dung, đăng trên các báo Kiến thức ngày nay, Pháp luật. Tôi có bổ sung thêm một vài bài, và có sửa chữa đôi chút cho phù hợp, khi in ra dưới dạng sách. Viết về Kim Dung, với tôi, là cách để nói lên những suy niệm riêng của mình. Và cũng là cách nói hộ cho rất nhiều người khác, những gì họ mà họ đã ấp ủ từ lâu trong tâm niệm. Đọc các tác giả lớn như Kim Dung, ta phải nên luôn luôn tư niệm một điều "Nhà tư tưởng luôn luôn suy tư về một điều duy nhất".
Tác phẩm Kim Dung làm người đọc say mê không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện tài hoa, hoặc ở chỗ đưa người đọc đến với môt thế giới rộng lớn bao la và thiên nhiên huyền bí, mà còn ở chỗ nó đặt ra những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng. Các bộ sách đồ sộ của ông âm thầm kết tập vô số dư vang, dưới ánh sáng lung linh của Đông Phương Sơ Thủy, và mở ra một thông đạo thênh thang cho tư tưởng, để đón nhận nhiều dư hưởng mênh mông khác từ bốn phương vọng lại. Để lịch hành trên thông đạo đó, thì cách hay nhất là đọc trực tiếp các tác phẩm của ông, bởi vì "Shakespeare will never be made by the study of Shakespeare" 1(Chân tướng của Shakespeare sẽ không bao giờ hiển lộ bởi Shakespeare học). Điều đó cũng đúng với Kim Dung, và đúng với các tác giả lớn khác, suốt dưới vòm trời Đông Tây kim cổ.
Đi vào thế giới Kim Dung bằng những suy niệm chân thành, chúng ta sẽ dễ nhận ra mối “nhất dĩ quán” trong hàng chục bộ sách của ông. Nhưng nhận ra ở mức độ nào, hoặc nhận ra được điều gì, thì điều đó còn tuỳ thuộc vào cơ duyên của từng người. Và đi vào thế giới Kim Dung cũng có nhiều thể cách : hoặc bỡn cợt phiêu bồng, hoặc trầm ổn túc mục, hoặc lai rai khoái hoạt, hoặc đăm chiêu tư niệm.
Và xin mượn lời thi sĩ Bùi Giáng để kết thúc cho phần tựa:
"Đọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng kí ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên, hoặc vừa đọc vừa suy gẫm. Chưởng lực, kiếm thế, nội kình phát ra có thể là tinh thể của tinh thần phát hiện.
Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ. Điều đó không có chi lạ : ban sơ vũ học,văn học, thi nhạc cùng phát khởi tại một cỗi nguồn: uyên nguyên của tinh thần xuất phóng".
Như thế phải chăng là đã nói rất nhiều?
Quảng Nam, cuối năm con Rồng, 2000
Tác giả Huỳnh Ngọc Chiến (1955) vừa mất vì ung thư thực quản ngày 1/6/21 vừa rồi. Anh là thạc sĩ công nghệ thông tin nhưng đồng thời cũng là một người tài hoa trong nhiều lĩnh vực thi ca, nhạc, văn viết và dịch thuật. Vài dòng để mọi người thêm thông tin về anh, cùng gọi là tưởng nhớ đến tác giả với những đóng góp trân quí của anh cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật !
Tác phẩm Kim Dung làm người đọc say mê không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện tài hoa, hoặc ở chỗ đưa người đọc đến với môt thế giới rộng lớn bao la và thiên nhiên huyền bí, mà còn ở chỗ nó đặt ra những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng. Các bộ sách đồ sộ của ông âm thầm kết tập vô số dư vang, dưới ánh sáng lung linh của Đông Phương Sơ Thủy, và mở ra một thông đạo thênh thang cho tư tưởng, để đón nhận nhiều dư hưởng mênh mông khác từ bốn phương vọng lại. Để lịch hành trên thông đạo đó, thì cách hay nhất là đọc trực tiếp các tác phẩm của ông, bởi vì "Shakespeare will never be made by the study of Shakespeare" 1(Chân tướng của Shakespeare sẽ không bao giờ hiển lộ bởi Shakespeare học). Điều đó cũng đúng với Kim Dung, và đúng với các tác giả lớn khác, suốt dưới vòm trời Đông Tây kim cổ.
Đi vào thế giới Kim Dung bằng những suy niệm chân thành, chúng ta sẽ dễ nhận ra mối “nhất dĩ quán” trong hàng chục bộ sách của ông. Nhưng nhận ra ở mức độ nào, hoặc nhận ra được điều gì, thì điều đó còn tuỳ thuộc vào cơ duyên của từng người. Và đi vào thế giới Kim Dung cũng có nhiều thể cách : hoặc bỡn cợt phiêu bồng, hoặc trầm ổn túc mục, hoặc lai rai khoái hoạt, hoặc đăm chiêu tư niệm.
Và xin mượn lời thi sĩ Bùi Giáng để kết thúc cho phần tựa:
"Đọc truyện vũ hiệp là một trong những phép tu dưỡng kí ức và khơi dẫn nguồn vui ẩn mật trong mình. Đọc theo lối hồn nhiên, hoặc vừa đọc vừa suy gẫm. Chưởng lực, kiếm thế, nội kình phát ra có thể là tinh thể của tinh thần phát hiện.
Riêng đối với bạn thi sĩ, sách vũ hiệp có thể giúp bạn làm thơ lai láng một cách không ngờ. Điều đó không có chi lạ : ban sơ vũ học,văn học, thi nhạc cùng phát khởi tại một cỗi nguồn: uyên nguyên của tinh thần xuất phóng".
Như thế phải chăng là đã nói rất nhiều?
Quảng Nam, cuối năm con Rồng, 2000
Tác giả Huỳnh Ngọc Chiến (1955) vừa mất vì ung thư thực quản ngày 1/6/21 vừa rồi. Anh là thạc sĩ công nghệ thông tin nhưng đồng thời cũng là một người tài hoa trong nhiều lĩnh vực thi ca, nhạc, văn viết và dịch thuật. Vài dòng để mọi người thêm thông tin về anh, cùng gọi là tưởng nhớ đến tác giả với những đóng góp trân quí của anh cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật !