Năm 1986, tôi chuyển công tác từ Viện Dân tộc học về Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa). Điều đầu tiên mà tôi nhận thức được là muốn hiểu văn hóa dân gian, tức là hiểu tâm hồn, tình cảm, bản sắc văn hóa của dân tộc thi không thể không tiếp cận nó từ góc độ đời sống tâm linh nói chung và tín ngưỡng tôn giáo nói riêng. Bởi thế, tôi có thêm một mối quan tâm mới, đó là nghiên cứu tín ngưỡng của các dân tộc, điều mà trước đấy tôi chưa có dịp nghĩ tới.
Không cần phải suy nghĩ, tìm kiếm nhiều, vấn đề đầu tiên mà tôi chọn cho hướng nghiên cứu này là đồng bóng. Khi còn nhỏ tôi từng lên chùa chăm chú xem các bà lên đồng trước điện Mẫu, thấy nó hay hay. Hơn thế nữa, vào các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, chủ trương của Nhà nước là cấm đồng bóng, tuy nhiên trong đời sống dân gian, nó vẫn diễn ra lén lút và không kém phần sôi động. Tôi tự hỏi, cái gì đã lôi cuốn họ như vậy? Thế là tôi “nhảy vào” để lý giải hiện tượng này vừa cho bản thân và cũng là góp phần cho nhận thức xã hội.
Năm 1992, tôi xuất bản chuyên khảo đầu tiên về hát văn. Thực ra, tên của sách là lên đồng mới đúng, nhưng do thời đó, cái tên lên đồng còn “húy kỵ”, nên đành làm cải việc “treo cái này bán cái kia”! Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, tôi hiểu ra rằng, lên đồng không phải là một loại hình tín ngưỡng độc lập, riêng lẻ, mà là nghi lễ điển hình và tiêu biểu của một tín ngưỡng dân gian độc đáo, mà sau đó tôi đặt tên cho nó là Đạo Mẫu. Khi học ở trường đại học, các Thầy dạy tôi rằng, khi nghiên cứu phải đi từ tổng thể đến bộ phận, nhưng trong trường hợp này, tôi lại đi ngược. Chính vì vậy, mà tới năm 1996, cuốn chuyên khảo Đạo Mẫu ở Việt Nam (hai tập) ra đời. Đây là cuốn chuyên khảo đầu tiên về Đạo Mẫu, trong đó vấn đề lên đống được nhìn nhận trong bối cảnh của Đạo Mẫu nói chung. Cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và dư luận xã hội quan tâm, nên tới năm 2001 nó lại được tái bản.
Do được nhiều người quan tâm, nhất là khi đặt vấn đề Đạo Mẫu và lên đồng của Việt Nam trong hình thức Shaman giáo của thế giới và nhất là thế giới hiện đại. Năm 2001, được phép của Chính phủ, Viện Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Nam Định, nơi cỏ Phủ Giấy là trung tâm của Đạo Mẫu ở Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đạo Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, với sự tham gia của trên 100 các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nội dung của hội thảo đã được công bố trong cuốn sách Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, do Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 2004.
Chúng tôi nhận thức thêm một điều, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng đơn nhất, mà thực ra nó là một hệ thống các tín ngưỡng, ít nhất gồm ba lớp: Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Với cuốn chuyển khảo Đạo Mẫu ở Việt Nam xuất bản năm 1996, thực ra nó mới đi vào nghiên cứu một lớp của Đạo Mẫu, đó là đi từ hệ thống chung, từ góc độ tôn giáo học, còn các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, vấn đề giới, nhất là tiếp cận với tín ngưỡng này từ góc độ cá nhân thì chưa được quan tâm đúng mức.
Chính vì thế, hiện nay tôi đang nỗ lực để tiếp cận Đạo Mẫu toàn diện hơn, với ba lớp Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mang sắc thái các địa phương: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, cũng như các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa... nhìn từ hình thức tín ngưỡng này. Hy vọng, chuyên khảo này sẽ được xuất bản vào thời gian tới.
Cùng với nghiên cứu Đạo Mẫu, nhóm các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian còn đi sâu nghiên cứu các hình thức tín ngưỡng dân gian khác, như thờ Tổ tiên, Thành Hoàng, Tứ bất tử, tôn thờ các Anh hùng dân tộc, các tín ngưỡng nghề nghiệp, tin ngưỡng vòng đời..., khiến cho trong nhiều thập kỷ Viện Nghiên cứu VHDG trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu có uy tin về tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ấy đã được công bố trong một số chuyên khảo: Vân Cát thần nữ (1990), Tử Bất tử (1990), hát văn (1992), Thờ cúng Thành Hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ (1995), Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996, 2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng (2001), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á (2004)...
Bên cạnh các chuyên khảo, chúng tôi cũng đã công bố nhiều bài nghiên cứu riêng lẻ từ năm 1986 tới nay, trên nhiều tạp chí khoa học và công trình tập thể, nay được tập hợp lại dưới tên sách Vẽ tín ngưỡng và lễ hội, coi đó như là sự bổ sung cho các chuyên khảo kể trên của chúng tôi.
Về tín ngưỡng và lễ hội, bao gồm nhiều bài nghiên cứu, nội dung tập trung vào một số cụm vấn đề sau:
- Phần thứ nhất, gồm 10 bài, nêu khái quát về tín ngưỡng dân gian các dân tộc ở Việt Nam, và đi sâu nghiên cứu một số tín ngưỡng riêng lẻ. Đặc biệt, thông qua các bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tản Viên, Chủ Đạo Tổ, Bà Chúa Kho, thờ Tà thần..., chúng tôi thử áp dụng phương pháp bóc tách các lớp văn hóa và biểu tượng tiềm ẩn trong mỗi hình thức thờ cúng.
Phần thứ hai, gồm 8 bài, đề cập tới các vấn đề tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Shaman (Lên đồng) của người Việt, Chăm và Tây, Nùng.
- Phần thứ ba, gồm 10 bài, đề cập chủ yếu tới vấn đề Lễ hội và văn hóa tín ngưỡng. Ngoài ra, còn có một số bài tổng thuật về tinh hình nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam và nước ngoài.
Đây là cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu từ nhiều năm, khi lựa chọn in, về cơ bản chung tôi vẫn giữ nguyên những tư liệu và nhận xét ở thời điểm công bó, do vậy, không khỏi có phần bất cập so với thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, điều đó cũng có điểm tiện lợi cho việc dõi theo nhận thức của bản thân trong quá trình nghiên cứu của mình. Chắc chắn cuốn sách còn có nhiều khiếm khuyết, xin bạn đọc lượng thứ và chỉ giáo.
Để tập hợp và công bố cuốn sách này, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của Viện Văn hóa (thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội) và Nhà xuất bản Tri Thức.
Xin chân thành cảm ơn.
Không cần phải suy nghĩ, tìm kiếm nhiều, vấn đề đầu tiên mà tôi chọn cho hướng nghiên cứu này là đồng bóng. Khi còn nhỏ tôi từng lên chùa chăm chú xem các bà lên đồng trước điện Mẫu, thấy nó hay hay. Hơn thế nữa, vào các thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX, chủ trương của Nhà nước là cấm đồng bóng, tuy nhiên trong đời sống dân gian, nó vẫn diễn ra lén lút và không kém phần sôi động. Tôi tự hỏi, cái gì đã lôi cuốn họ như vậy? Thế là tôi “nhảy vào” để lý giải hiện tượng này vừa cho bản thân và cũng là góp phần cho nhận thức xã hội.
Năm 1992, tôi xuất bản chuyên khảo đầu tiên về hát văn. Thực ra, tên của sách là lên đồng mới đúng, nhưng do thời đó, cái tên lên đồng còn “húy kỵ”, nên đành làm cải việc “treo cái này bán cái kia”! Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, tôi hiểu ra rằng, lên đồng không phải là một loại hình tín ngưỡng độc lập, riêng lẻ, mà là nghi lễ điển hình và tiêu biểu của một tín ngưỡng dân gian độc đáo, mà sau đó tôi đặt tên cho nó là Đạo Mẫu. Khi học ở trường đại học, các Thầy dạy tôi rằng, khi nghiên cứu phải đi từ tổng thể đến bộ phận, nhưng trong trường hợp này, tôi lại đi ngược. Chính vì vậy, mà tới năm 1996, cuốn chuyên khảo Đạo Mẫu ở Việt Nam (hai tập) ra đời. Đây là cuốn chuyên khảo đầu tiên về Đạo Mẫu, trong đó vấn đề lên đống được nhìn nhận trong bối cảnh của Đạo Mẫu nói chung. Cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và dư luận xã hội quan tâm, nên tới năm 2001 nó lại được tái bản.
Do được nhiều người quan tâm, nhất là khi đặt vấn đề Đạo Mẫu và lên đồng của Việt Nam trong hình thức Shaman giáo của thế giới và nhất là thế giới hiện đại. Năm 2001, được phép của Chính phủ, Viện Khoa học Xã hội (KHXH) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Nam Định, nơi cỏ Phủ Giấy là trung tâm của Đạo Mẫu ở Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Đạo Mẫu và lễ hội Phủ Giầy”, với sự tham gia của trên 100 các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nội dung của hội thảo đã được công bố trong cuốn sách Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, do Nhà xuất bản KHXH xuất bản năm 2004.
Chúng tôi nhận thức thêm một điều, Đạo Mẫu không phải là một hình thức tín ngưỡng đơn nhất, mà thực ra nó là một hệ thống các tín ngưỡng, ít nhất gồm ba lớp: Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ. Với cuốn chuyển khảo Đạo Mẫu ở Việt Nam xuất bản năm 1996, thực ra nó mới đi vào nghiên cứu một lớp của Đạo Mẫu, đó là đi từ hệ thống chung, từ góc độ tôn giáo học, còn các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa, vấn đề giới, nhất là tiếp cận với tín ngưỡng này từ góc độ cá nhân thì chưa được quan tâm đúng mức.
Chính vì thế, hiện nay tôi đang nỗ lực để tiếp cận Đạo Mẫu toàn diện hơn, với ba lớp Thờ Nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mang sắc thái các địa phương: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, cũng như các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa... nhìn từ hình thức tín ngưỡng này. Hy vọng, chuyên khảo này sẽ được xuất bản vào thời gian tới.
Cùng với nghiên cứu Đạo Mẫu, nhóm các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian còn đi sâu nghiên cứu các hình thức tín ngưỡng dân gian khác, như thờ Tổ tiên, Thành Hoàng, Tứ bất tử, tôn thờ các Anh hùng dân tộc, các tín ngưỡng nghề nghiệp, tin ngưỡng vòng đời..., khiến cho trong nhiều thập kỷ Viện Nghiên cứu VHDG trở thành một trong các trung tâm nghiên cứu có uy tin về tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ấy đã được công bố trong một số chuyên khảo: Vân Cát thần nữ (1990), Tử Bất tử (1990), hát văn (1992), Thờ cúng Thành Hoàng ở đồng bằng Bắc Bộ (1995), Đạo Mẫu ở Việt Nam (1996, 2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng (2001), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á (2004)...
Bên cạnh các chuyên khảo, chúng tôi cũng đã công bố nhiều bài nghiên cứu riêng lẻ từ năm 1986 tới nay, trên nhiều tạp chí khoa học và công trình tập thể, nay được tập hợp lại dưới tên sách Vẽ tín ngưỡng và lễ hội, coi đó như là sự bổ sung cho các chuyên khảo kể trên của chúng tôi.
Về tín ngưỡng và lễ hội, bao gồm nhiều bài nghiên cứu, nội dung tập trung vào một số cụm vấn đề sau:
- Phần thứ nhất, gồm 10 bài, nêu khái quát về tín ngưỡng dân gian các dân tộc ở Việt Nam, và đi sâu nghiên cứu một số tín ngưỡng riêng lẻ. Đặc biệt, thông qua các bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tản Viên, Chủ Đạo Tổ, Bà Chúa Kho, thờ Tà thần..., chúng tôi thử áp dụng phương pháp bóc tách các lớp văn hóa và biểu tượng tiềm ẩn trong mỗi hình thức thờ cúng.
Phần thứ hai, gồm 8 bài, đề cập tới các vấn đề tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Shaman (Lên đồng) của người Việt, Chăm và Tây, Nùng.
- Phần thứ ba, gồm 10 bài, đề cập chủ yếu tới vấn đề Lễ hội và văn hóa tín ngưỡng. Ngoài ra, còn có một số bài tổng thuật về tinh hình nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam và nước ngoài.
Đây là cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu từ nhiều năm, khi lựa chọn in, về cơ bản chung tôi vẫn giữ nguyên những tư liệu và nhận xét ở thời điểm công bó, do vậy, không khỏi có phần bất cập so với thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, điều đó cũng có điểm tiện lợi cho việc dõi theo nhận thức của bản thân trong quá trình nghiên cứu của mình. Chắc chắn cuốn sách còn có nhiều khiếm khuyết, xin bạn đọc lượng thứ và chỉ giáo.
Để tập hợp và công bố cuốn sách này, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của Viện Văn hóa (thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội) và Nhà xuất bản Tri Thức.
Xin chân thành cảm ơn.