“Lịch sử nhà Nguyễn - một cách tiếp cận mới” là công trình nghiên cứu lịch sử của các nhà sử học và nhiều nhà giáo giảng dạy lịch sử Việt Nam thời đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Sự tồn tại của vương triều Nguyễn suốt 143 năm trong dòng chảy lịch sử dân tộc đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học nói riêng và giới khoa học xã hội Việt Nam nói chung: Từ cách tiếp cận khác nhau đã tạo ra cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn, công và tội của vương triều này đôi khi rất khác nhau. Chẳng hạn. vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Nguyễn, một số nhà sử học cho rằng, đây là giai đoạn lịch sử đi xuống nhà Nguyễn vẫn lấy tư tưởng Nho giáo, Khổng - Mạnh lỗi thời làm nền tảng. Đó là một chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, tham nhũng, thần phục phong kiến Trung Hoa lạc hậu nhưng lại “bế quan tỏa cảng” với thế giới phương Tây, đàn áp và cấm dạo. Vua quan thì bạc nhược. có tư tướng đầu hàng dẫn tới mất nước. Ngược lại một số ý kiến cho rằng: dưới triều nhà Nguyễn đã thống nhất hành chính chặc chẽ hơn trước nhiều, về dân trí đã mở mang thi cử, tuyên chọn người tài đều đặn. khai khẩn đất hoang ở phía Nam và lấn biển ở phía Bắc, vv... Nhận định vai trò lịch sử của các vua nhà Nguyễn cũng là một vấn đề quan trọng và cần phải khách quan, vì tính lịch sử của họ đối với đất nước. Có vua nhà Nguyễn như Minh Mệnh đàn áp phong trào khởi nghĩa dữ dội. nhưng ông thực sự củng cố được đất nước, mở mang được bờ cõi. Tự Đức có chính sách bạc nhược. Nhà Nguyễn cũng có những vị vua quyết tâm chống giặc ngoại xâm giữ gìn đất nước như Hàm Nghi, Duy Tân...