Rất nhiều xã hội Phi châu quan niệm rằng có ba thế giới: thế giới của những người còn sống trên mặt đất, thế giới của những người-chết-đang-sống và thế giới của những người chết. Nhiều người, sau khi lìa trần, vẫn chưa hoàn toàn chết vì họ vẫn sống trong ký ức của những người đang sống - họ có thể được tái tạo trong nghệ thuật, được nhắc đến trong các câu chuyện kể, hoặc đơn giản là sống trong tâm trí của một người nào đó. Sau khi người cuối cùng biết về người-chết-đang-sống đó chết đi, họ trở thành những người chết thực sự. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều người chết vẫn còn lưu danh lại, nhưng họ cũng không còn là người-chết-đang-sống nữa.
Lược sử cái chết là một câu chuyện huyễn tưởng không chỉ gây băn khoăn về ngày tận thế mà còn đặt ra những vẫn đề rất thực và những suy ngẫm rất sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ...
- "Một cuốn sách khiến ta không thể dừng mở trang kế tiếp" - Rocky Mountain News.
- "Một tiểu thuyết ly kỳ được viết với một trái tim giàu lòng nhân ái" - O, The Oprah Magazine.
- "Một tiểu thuyết đầy sức mê hoặc và gợi nhiều suy nghĩ về ký ức của con người, về sự giao thoa giữa những tâm hồn, về cuộc sống sau khi chết, và về hiện tại" - Tucson Citizen.
- "Có sức lay động mạnh... Ngay từ chương đầu, cuốn tiểu thuyết đã tạo ra một sức thu hút khác lạ, và chắc chắn nó sẽ còn đọng lại trong lòng độc giả sau khi trang sách cuối cùng khép lại. Là một câu chuyện ngụ ngôn, một câu chuyện cổ, một câu chuyện thần thoại đương đại... Trong lịch sử cái chết, Brokmeier đã đưa ra một cái nhìn giả thuyết về kết thúc của nhân loại... Nếu sự vĩnh hằng tồn tại, thì đây chính là một định nghĩa sắc nét cho thời đại của chúng ta"... - Beacon Journal.
- "Không chỉ là một câu chuyện gây băn khoăn về tận cùng của thế giới. Đó là một sự suy ngẫm sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ. Với bối cảnh viễn tưởng ly kỳ và các nhân vật đa diện, Lược sử cái chết không tuân theo các thể văn truyền thống. Tác giả đã rất khôn ngoan "đứng cả hai dòng nước", một bên là dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng và một bên là các truyền thống văn học để tạo nên một tác phẩm độc nhất vô nhị - đầy ám ảnh, gây xáo trộn, và thú vị về mọi mặt." - The Charlotte Pbserver.
"Lung linh huyền ảo... Đánh động tâm thức."
- The Seatle Times
"Brockmeier có văn phong gây ấn tượng sâu sắc, cốt truyện vô cùng độc đáo, các mẩu chuyện trong sách có sức ám ảnh kéo dài phải đến nhiều tuần sau khi đọc xong tác phẩm."
- Lexington Herald - Leader (Kentucky)
"Một tác phẩm văn chương ngập tràn tưởng tượng... Hãy tưởng tượng một thành phố của những người đã chết. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học còn sống bị mắc kẹt lại một mình ở Nam Cực và nhận ra cô có thể là một trong số ít những người còn sót lại trên Trái Đất sau một trận đại dịch. Và rồi hãy tưởng tượng một tiểu thuyết gia đủ sắc sảo để có thể xây một chiếc cầu nối hai thực tại hư cấu khó tưởng đó."
- Newsweek
"Một cuốn sách khiến ta không thể dừng mở trang kế tiếp"
- Rocky Mountain News.
"(Brockmeier) không gì hơn là một nhiệt thành thiết tha sống, và những sáng tác tuyệt diệu của ông, những trang sách đầy yêu thương và đáng được yêu thương, là một nguồn năng lượng sống dồi dào đáng kinh ngạc trong một thế giới mệt mỏi và dễ làm con người ta mệt mỏi."
- Chicago Tribune
"Một tiểu thuyết ly kỳ được viết với một trái tim giàu lòng nhân ái"
- O, The Oprah Magazine.
"Một tiểu thuyết đầy sức mê hoặc và gợi nhiều suy nghĩ về ký ức của con người, về sự giao thoa giữa những tâm hồn, về cuộc sống sau khi chết, và về hiện tại."
- Tucson Citizen.
"Có sức lay động mạnh... Ngay từ chương đầu, cuốn tiểu thuyết đã tạo ra một sức thu hút khác lạ, và chắc chắn nó sẽ còn đọng lại trong lòng độc giả sau khi trang sách cuối cùng khép lại. Là một câu chuyện ngụ ngôn, một câu chuyện cổ, một câu chuyện thần thoại đương đại... Trong Lược sử cái chết, Brockmeier đã đưa ra một cái nhìn giả thuyết về kết thúc của nhân loại... Nếu sự vĩnh hằng tồn tại, thì đây chính là một định nghĩa sắc nét cho thời đại của chúng ta"...
- Akron Beacon Journal.
"Rất ấn tượng... Không ai có thể tung hứng với lối xử lý tình tiết hài hước, mang đầy tính triết lý và lại gây suy nghĩ như Brockmeier."
- The Plain Dealer
"Đầy sáng tạo... Lôi cuốn... Trữ tình."
- Newsday
"Điều đáng sợ về câu chuyện của Brockmeier là tính thuyết phục như thật của tác phẩm. Giống Borges, nhưng thật hơn."
- Los Angeles Times Book Review
"Không chỉ là một câu chuyện gây băn khoăn về tận cùng của thế giới. Đó là một sự suy ngẫm sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ. Với bối cảnh viễn tưởng ly kỳ và các nhân vật đa diện, Lược sử cái chết không tuân theo các thể văn truyền thống. Tác giả đã rất khôn ngoan "đứng cả hai dòng nước", một bên là dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng và một bên là các truyền thống văn học để tạo nên một tác phẩm độc nhất vô nhị - đầy ám ảnh, gây xáo trộn, và thú vị về mọi mặt."
- The Charlotte Observer.
"Đầy mê hoặc... Rất lôi cuốn."
- USA Today
"Kỳ lạ và gần gũi.... Chính không khí truyện và nỗi lòng tha thiết, chân thành mà không phô trương ồn ã của Brockmeier... đã khiến Lược sử cái chết có sức mê hoặc như vậy... Một tác phẩm đẹp, chứa đựng nhiều khám phá."
- Salon
Kevin Brockmeier là tác giả của cuốn Sự thật về Celia, Những thứ rơi từ trời, và hai tiểu thuyết cho thiếu nhi là Thành phố của những cái tên và Grooves: Một điều bí mật. Các sáng tác của ông đã xuất hiện trong nhiều ấn phẩm, như: The New Yorker, McSweeney’s, The Georgia Review, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của nước Mỹ, Các tiểu thuyết kinh dị và viễn tưởng hay nhất của năm… và nhiều số phát hành của Hợp tuyển các tác phẩm được trao giải O.Henry. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Nelson Algren, Giải thưởng Italo Calvino cho tiểu thuyết ngắn, Học bổng James Michener – Paul Engle, ba lần được trao tặng Giải thưởng O.Henry – một trong số đó là một giải nhất – và Học bổng Tài trợ Nghiên cứu sinh Quốc gia về Nghệ thuật. Ông đã giảng dạy tại Hội thảo Nhà văn bang Iowa và sinh sống tại Little Rock, Arkansas.
***
Khi người mù vào đến thành phố, lão kể đã vượt qua một sa mạc cát lún. Lúc đấy ta đã chết, lão kể, nhưng rồi “tách!”, sa mạc lại hiện ra. Lão kể cho bất cứ ai sẵn lòng nghe trong khi đầu gật gù theo tiếng bước chân người qua lại. Những hạt sạn đỏ hung li ti rơi xuống từ bộ râu cằm. Lão kể: Sa mạc hoang vu và cô độc. Nó hướng về lão, rít lên như một con rắn. Lão đã đi bộ ròng rã suốt ngày này qua ngày khác cho đến khi những đụn cát lở ra dưới chân, cồn lên vây lấy lão, đập vào mặt lão. Rồi, mọi thứ đột nhiên trở nên im bặt, và bắt đầu có tiếng đập nhè nhẹ như nhịp tim. Âm thanh đó rất rõ ràng, y hệt nhịp tim trước giờ lão vẫn biết. Chỉ đến lúc đó, lão kể, vào cái khoảnh khắc một triệu hạt cát sắc lẻm như những mũi tên đồng loạt tấn công, lão mới thật sự nhận ra mình đã chết.
Jim Singer, chủ cửa hàng sandwich ở khu đài tưởng niệm, kể rằng bác có cảm giác như có kiến bò trên các ngón tay, rồi, bác ngừng thở. “Đó là do tim tôi có vấn đề - bác nhấn giọng trong khi ấn ngón tay cái vào ngực – nên tôi mới nằm liệt giường như vậy.” Tay đã xuôi, mắt đã nhắm, rồi đột nhiên bác mở mắt ra, thấy mình đang ở trên một chiếc tàu lửa, loại tàu chuyên chở trẻ con chạy quanh khu giải trí. Đường ray dẫn đến một khu rừng rậm toàn những cây màu vàng nâu. Hóa ra đó là những con hươu cao cổ, những chiếc cổ dài ngoẳng vươn lên trời như những thân cây. Một ngọn gió nổi lên thổi bay các đốm lông màu trên lưng những con hươu. Những đốm màu lả tả rơi xuống, lửng lơ xung quanh bác, xoay mòng mòng rồi rơi xuống chạm vào đường bánh xe do con tàu để lại. Phải mất một lúc bác mới hiểu ra âm thanh bác nghe thấy không phải là tiếng bánh xe nghiến vào đường sắt.
Cô gái hay thích đứng dưới cây dương trong công viên kể: Cô đã chết trong một biển màu sắc các trái sơ ri khô. Nước giúp em nổi được một lúc, cô nói, rồi em nằm ngửa, xoay tròn trong những vòng tròn vô nghĩa và hát đoạn điệp khúc của tất cả những bài hát pop em có thể nhớ ra. Rồi đột nhiên, một tiếng sấm vang lên. Các đám mây mở ra, những ổ bi bắt đầu trút ào xuống xung quanh – phải có đến hàng ngàn hàng vạn ổ. Em cố hết sức nuốt chửng các viên bi nhưng những cành cây dương gãy rơi xuống làm em mắc nghẹn, cô kể. Bị nhồi đầy như một chiếc bao tải, cô từ từ chìm xuống xuyên qua các tầng đại dương. Nhiều đàn cá bơi ngang qua, những chiếc vảy xanh biếc, vàng óng là những điểm sáng rực rỡ duy nhất ánh lên trong làn nước. Rồi cô nghe thấy âm thanh đấy ở mọi nơi xung quanh, âm thanh đó, âm thanh mà những người khác đều nghe thấy, nhịp đập đều đặn của một trái tim khổng lồ.
Những câu chuyện được kể lại về khoảnh khắc vượt qua giao lộ sống-chết rất khác nhau, cũng như mười tỉ người trên thế giới này không ai sống một cuộc sống giống ai khác. Chỉ có điều khi kể về cái chết của mình, người ta có khuynh hướng miêu tả chi tiết hơn, tường tận hơn. Rốt cuộc, đâu có bao nhiêu cách: nếu không phải do trái tim thì cái đầu của một người mang người ta vào cõi chết, không ai giống ai. Lev Paley kể lúc đó anh ngồi nhìn các phân tử của mình phân rã ra thành từng mẩu li ti như cẩm thạch, lăn khắp vũ trụ, rồi sau đó bỗng chốc quay trở lại dính lấy nhau. Hanbing Li kể anh thức dậy, thấy mình là một con rệp sống suốt đời trong một trái lê. Graciella Cavazos chỉ kể đoạn cô bắt đầu biến thành tuyết và khi người ta đòi biết chi tiết hơn, Graciella chỉ bẽn lẽn cười.
Không bao giờ có hai câu chuyện giống nhau. Tuy vậy, ai cũng kể về một âm thanh giống như tiếng sấm. Một số khăng khăng khẳng định âm thanh đó không bao giờ ngừng, nếu anh tập trung chú ý không rời tai khỏi nó, anh luôn nghe thấy nó lẩn khuất mơ mồ sau mọi tiếng ồn trong thành phố - đằng sau tiếng còi, tiếng phanh xe, tiếng chuông nhà hàng, tiếng lộp cộp của hàng trăm loại gót giày khác nhau bước trên đường phố. Nhiều người tụ tập cùng nhau trong công viên hay trên tầng thượng các tòa nhà cao tầng để lắng nghe. Họ ngồi lặng lẽ, lưng quay vào nhau. Ba-đum. Ba-đum. Ba-đum. Cảm giác giống như cố gắng nhìn theo bóng chim bay lên, nhòa đi và mờ dần thành một chấm nhỏ.
Luka Sims đã tìm thấy một chiếc máy roneo ngay tuần đầu tiên anh đến sống ở thành phố và quyết định sẽ sử dụng nó để in tạp chí. Mỗi buổi sáng, anh đứng bên ngoài tiệm cà phê Đường Bờ Sông để phát các bản in tự chế. Có lần tờ Tin tức & Nghiên cứu L. Sims của anh, hay Báo Sims như mọi người vẫn gọi, có bàn về thứ âm thanh này. Không đến hai mươi phần trăm những thứ được Luka phỏng vấn cho biết sau khi chết, họ vẫn có thể nghe thấy nó, nhưng hầu như tất cả thảy mọi người đều đồng ý: nó nghe giống như tiếng tim đập hơn là bất cứ âm thanh nào khác. Vậy vấn đề là: nó từ đâu đến? Không thể là nhịp đập của chính trái tim họ. Vì tim họ không đập nửa. Mahmoud Qassim thì tin rằng đó không phải là âm thanh của trái tim lão đập mà có thể là âm thanh còn lưu lại trong ký ức, âm thanh mà dù không thật sự để ý lão cũng đã nghe trong suốt một thời gian dài nên âm hưởng của nó vẫn còn lưu lại trong tai lão. Người phụ nữ bán vòng tay bên bờ sông lại nói đó là nhịp đập từ tâm quả đất, cái nơi chói lóa, sục sôi chị đã vượt qua trên đường vào thành phố. Riêng bản thân người viết”, bài báo kết luận, “tán thành ý kiến của đa số.
Lược sử cái chết là một câu chuyện huyễn tưởng không chỉ gây băn khoăn về ngày tận thế mà còn đặt ra những vẫn đề rất thực và những suy ngẫm rất sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ...
- "Một cuốn sách khiến ta không thể dừng mở trang kế tiếp" - Rocky Mountain News.
- "Một tiểu thuyết ly kỳ được viết với một trái tim giàu lòng nhân ái" - O, The Oprah Magazine.
- "Một tiểu thuyết đầy sức mê hoặc và gợi nhiều suy nghĩ về ký ức của con người, về sự giao thoa giữa những tâm hồn, về cuộc sống sau khi chết, và về hiện tại" - Tucson Citizen.
- "Có sức lay động mạnh... Ngay từ chương đầu, cuốn tiểu thuyết đã tạo ra một sức thu hút khác lạ, và chắc chắn nó sẽ còn đọng lại trong lòng độc giả sau khi trang sách cuối cùng khép lại. Là một câu chuyện ngụ ngôn, một câu chuyện cổ, một câu chuyện thần thoại đương đại... Trong lịch sử cái chết, Brokmeier đã đưa ra một cái nhìn giả thuyết về kết thúc của nhân loại... Nếu sự vĩnh hằng tồn tại, thì đây chính là một định nghĩa sắc nét cho thời đại của chúng ta"... - Beacon Journal.
- "Không chỉ là một câu chuyện gây băn khoăn về tận cùng của thế giới. Đó là một sự suy ngẫm sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ. Với bối cảnh viễn tưởng ly kỳ và các nhân vật đa diện, Lược sử cái chết không tuân theo các thể văn truyền thống. Tác giả đã rất khôn ngoan "đứng cả hai dòng nước", một bên là dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng và một bên là các truyền thống văn học để tạo nên một tác phẩm độc nhất vô nhị - đầy ám ảnh, gây xáo trộn, và thú vị về mọi mặt." - The Charlotte Pbserver.
"Lung linh huyền ảo... Đánh động tâm thức."
- The Seatle Times
"Brockmeier có văn phong gây ấn tượng sâu sắc, cốt truyện vô cùng độc đáo, các mẩu chuyện trong sách có sức ám ảnh kéo dài phải đến nhiều tuần sau khi đọc xong tác phẩm."
- Lexington Herald - Leader (Kentucky)
"Một tác phẩm văn chương ngập tràn tưởng tượng... Hãy tưởng tượng một thành phố của những người đã chết. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học còn sống bị mắc kẹt lại một mình ở Nam Cực và nhận ra cô có thể là một trong số ít những người còn sót lại trên Trái Đất sau một trận đại dịch. Và rồi hãy tưởng tượng một tiểu thuyết gia đủ sắc sảo để có thể xây một chiếc cầu nối hai thực tại hư cấu khó tưởng đó."
- Newsweek
"Một cuốn sách khiến ta không thể dừng mở trang kế tiếp"
- Rocky Mountain News.
"(Brockmeier) không gì hơn là một nhiệt thành thiết tha sống, và những sáng tác tuyệt diệu của ông, những trang sách đầy yêu thương và đáng được yêu thương, là một nguồn năng lượng sống dồi dào đáng kinh ngạc trong một thế giới mệt mỏi và dễ làm con người ta mệt mỏi."
- Chicago Tribune
"Một tiểu thuyết ly kỳ được viết với một trái tim giàu lòng nhân ái"
- O, The Oprah Magazine.
"Một tiểu thuyết đầy sức mê hoặc và gợi nhiều suy nghĩ về ký ức của con người, về sự giao thoa giữa những tâm hồn, về cuộc sống sau khi chết, và về hiện tại."
- Tucson Citizen.
"Có sức lay động mạnh... Ngay từ chương đầu, cuốn tiểu thuyết đã tạo ra một sức thu hút khác lạ, và chắc chắn nó sẽ còn đọng lại trong lòng độc giả sau khi trang sách cuối cùng khép lại. Là một câu chuyện ngụ ngôn, một câu chuyện cổ, một câu chuyện thần thoại đương đại... Trong Lược sử cái chết, Brockmeier đã đưa ra một cái nhìn giả thuyết về kết thúc của nhân loại... Nếu sự vĩnh hằng tồn tại, thì đây chính là một định nghĩa sắc nét cho thời đại của chúng ta"...
- Akron Beacon Journal.
"Rất ấn tượng... Không ai có thể tung hứng với lối xử lý tình tiết hài hước, mang đầy tính triết lý và lại gây suy nghĩ như Brockmeier."
- The Plain Dealer
"Đầy sáng tạo... Lôi cuốn... Trữ tình."
- Newsday
"Điều đáng sợ về câu chuyện của Brockmeier là tính thuyết phục như thật của tác phẩm. Giống Borges, nhưng thật hơn."
- Los Angeles Times Book Review
"Không chỉ là một câu chuyện gây băn khoăn về tận cùng của thế giới. Đó là một sự suy ngẫm sâu sắc về sự tồn tại của chúng ta, về sự giao thoa giữa tâm hồn ta với những bản thể khác và với toàn vũ trụ. Với bối cảnh viễn tưởng ly kỳ và các nhân vật đa diện, Lược sử cái chết không tuân theo các thể văn truyền thống. Tác giả đã rất khôn ngoan "đứng cả hai dòng nước", một bên là dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng và một bên là các truyền thống văn học để tạo nên một tác phẩm độc nhất vô nhị - đầy ám ảnh, gây xáo trộn, và thú vị về mọi mặt."
- The Charlotte Observer.
"Đầy mê hoặc... Rất lôi cuốn."
- USA Today
"Kỳ lạ và gần gũi.... Chính không khí truyện và nỗi lòng tha thiết, chân thành mà không phô trương ồn ã của Brockmeier... đã khiến Lược sử cái chết có sức mê hoặc như vậy... Một tác phẩm đẹp, chứa đựng nhiều khám phá."
- Salon
Kevin Brockmeier là tác giả của cuốn Sự thật về Celia, Những thứ rơi từ trời, và hai tiểu thuyết cho thiếu nhi là Thành phố của những cái tên và Grooves: Một điều bí mật. Các sáng tác của ông đã xuất hiện trong nhiều ấn phẩm, như: The New Yorker, McSweeney’s, The Georgia Review, Tuyển tập truyện ngắn hay nhất của nước Mỹ, Các tiểu thuyết kinh dị và viễn tưởng hay nhất của năm… và nhiều số phát hành của Hợp tuyển các tác phẩm được trao giải O.Henry. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Nelson Algren, Giải thưởng Italo Calvino cho tiểu thuyết ngắn, Học bổng James Michener – Paul Engle, ba lần được trao tặng Giải thưởng O.Henry – một trong số đó là một giải nhất – và Học bổng Tài trợ Nghiên cứu sinh Quốc gia về Nghệ thuật. Ông đã giảng dạy tại Hội thảo Nhà văn bang Iowa và sinh sống tại Little Rock, Arkansas.
***
Khi người mù vào đến thành phố, lão kể đã vượt qua một sa mạc cát lún. Lúc đấy ta đã chết, lão kể, nhưng rồi “tách!”, sa mạc lại hiện ra. Lão kể cho bất cứ ai sẵn lòng nghe trong khi đầu gật gù theo tiếng bước chân người qua lại. Những hạt sạn đỏ hung li ti rơi xuống từ bộ râu cằm. Lão kể: Sa mạc hoang vu và cô độc. Nó hướng về lão, rít lên như một con rắn. Lão đã đi bộ ròng rã suốt ngày này qua ngày khác cho đến khi những đụn cát lở ra dưới chân, cồn lên vây lấy lão, đập vào mặt lão. Rồi, mọi thứ đột nhiên trở nên im bặt, và bắt đầu có tiếng đập nhè nhẹ như nhịp tim. Âm thanh đó rất rõ ràng, y hệt nhịp tim trước giờ lão vẫn biết. Chỉ đến lúc đó, lão kể, vào cái khoảnh khắc một triệu hạt cát sắc lẻm như những mũi tên đồng loạt tấn công, lão mới thật sự nhận ra mình đã chết.
Jim Singer, chủ cửa hàng sandwich ở khu đài tưởng niệm, kể rằng bác có cảm giác như có kiến bò trên các ngón tay, rồi, bác ngừng thở. “Đó là do tim tôi có vấn đề - bác nhấn giọng trong khi ấn ngón tay cái vào ngực – nên tôi mới nằm liệt giường như vậy.” Tay đã xuôi, mắt đã nhắm, rồi đột nhiên bác mở mắt ra, thấy mình đang ở trên một chiếc tàu lửa, loại tàu chuyên chở trẻ con chạy quanh khu giải trí. Đường ray dẫn đến một khu rừng rậm toàn những cây màu vàng nâu. Hóa ra đó là những con hươu cao cổ, những chiếc cổ dài ngoẳng vươn lên trời như những thân cây. Một ngọn gió nổi lên thổi bay các đốm lông màu trên lưng những con hươu. Những đốm màu lả tả rơi xuống, lửng lơ xung quanh bác, xoay mòng mòng rồi rơi xuống chạm vào đường bánh xe do con tàu để lại. Phải mất một lúc bác mới hiểu ra âm thanh bác nghe thấy không phải là tiếng bánh xe nghiến vào đường sắt.
Cô gái hay thích đứng dưới cây dương trong công viên kể: Cô đã chết trong một biển màu sắc các trái sơ ri khô. Nước giúp em nổi được một lúc, cô nói, rồi em nằm ngửa, xoay tròn trong những vòng tròn vô nghĩa và hát đoạn điệp khúc của tất cả những bài hát pop em có thể nhớ ra. Rồi đột nhiên, một tiếng sấm vang lên. Các đám mây mở ra, những ổ bi bắt đầu trút ào xuống xung quanh – phải có đến hàng ngàn hàng vạn ổ. Em cố hết sức nuốt chửng các viên bi nhưng những cành cây dương gãy rơi xuống làm em mắc nghẹn, cô kể. Bị nhồi đầy như một chiếc bao tải, cô từ từ chìm xuống xuyên qua các tầng đại dương. Nhiều đàn cá bơi ngang qua, những chiếc vảy xanh biếc, vàng óng là những điểm sáng rực rỡ duy nhất ánh lên trong làn nước. Rồi cô nghe thấy âm thanh đấy ở mọi nơi xung quanh, âm thanh đó, âm thanh mà những người khác đều nghe thấy, nhịp đập đều đặn của một trái tim khổng lồ.
Những câu chuyện được kể lại về khoảnh khắc vượt qua giao lộ sống-chết rất khác nhau, cũng như mười tỉ người trên thế giới này không ai sống một cuộc sống giống ai khác. Chỉ có điều khi kể về cái chết của mình, người ta có khuynh hướng miêu tả chi tiết hơn, tường tận hơn. Rốt cuộc, đâu có bao nhiêu cách: nếu không phải do trái tim thì cái đầu của một người mang người ta vào cõi chết, không ai giống ai. Lev Paley kể lúc đó anh ngồi nhìn các phân tử của mình phân rã ra thành từng mẩu li ti như cẩm thạch, lăn khắp vũ trụ, rồi sau đó bỗng chốc quay trở lại dính lấy nhau. Hanbing Li kể anh thức dậy, thấy mình là một con rệp sống suốt đời trong một trái lê. Graciella Cavazos chỉ kể đoạn cô bắt đầu biến thành tuyết và khi người ta đòi biết chi tiết hơn, Graciella chỉ bẽn lẽn cười.
Không bao giờ có hai câu chuyện giống nhau. Tuy vậy, ai cũng kể về một âm thanh giống như tiếng sấm. Một số khăng khăng khẳng định âm thanh đó không bao giờ ngừng, nếu anh tập trung chú ý không rời tai khỏi nó, anh luôn nghe thấy nó lẩn khuất mơ mồ sau mọi tiếng ồn trong thành phố - đằng sau tiếng còi, tiếng phanh xe, tiếng chuông nhà hàng, tiếng lộp cộp của hàng trăm loại gót giày khác nhau bước trên đường phố. Nhiều người tụ tập cùng nhau trong công viên hay trên tầng thượng các tòa nhà cao tầng để lắng nghe. Họ ngồi lặng lẽ, lưng quay vào nhau. Ba-đum. Ba-đum. Ba-đum. Cảm giác giống như cố gắng nhìn theo bóng chim bay lên, nhòa đi và mờ dần thành một chấm nhỏ.
Luka Sims đã tìm thấy một chiếc máy roneo ngay tuần đầu tiên anh đến sống ở thành phố và quyết định sẽ sử dụng nó để in tạp chí. Mỗi buổi sáng, anh đứng bên ngoài tiệm cà phê Đường Bờ Sông để phát các bản in tự chế. Có lần tờ Tin tức & Nghiên cứu L. Sims của anh, hay Báo Sims như mọi người vẫn gọi, có bàn về thứ âm thanh này. Không đến hai mươi phần trăm những thứ được Luka phỏng vấn cho biết sau khi chết, họ vẫn có thể nghe thấy nó, nhưng hầu như tất cả thảy mọi người đều đồng ý: nó nghe giống như tiếng tim đập hơn là bất cứ âm thanh nào khác. Vậy vấn đề là: nó từ đâu đến? Không thể là nhịp đập của chính trái tim họ. Vì tim họ không đập nửa. Mahmoud Qassim thì tin rằng đó không phải là âm thanh của trái tim lão đập mà có thể là âm thanh còn lưu lại trong ký ức, âm thanh mà dù không thật sự để ý lão cũng đã nghe trong suốt một thời gian dài nên âm hưởng của nó vẫn còn lưu lại trong tai lão. Người phụ nữ bán vòng tay bên bờ sông lại nói đó là nhịp đập từ tâm quả đất, cái nơi chói lóa, sục sôi chị đã vượt qua trên đường vào thành phố. Riêng bản thân người viết”, bài báo kết luận, “tán thành ý kiến của đa số.