Một Nơi Để Nhớ

Thể loại: Lịch Sử ;Tiểu Thuyết
Tác giả : Anthony Grey
  • Lượt đọc : 189
  • Kích thước : 1.28 MB
  • Số trang : 331
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 131
  • Số lượt xem : 1.107
  • Đọc trên điện thoại :
Dưới ách thống trị của người Pháp, năm 1925 Việt Nam bị chia làm ba phần. Nam phần gồm cả Sài Gòn và vùng đồng bằng sông Cửu Long được gọi là Nam kỳ. Trung phần kể cả kinh đô của nhà vua ở Huế cùng các vùng phía Bắc khu vực này dưới quyền bảo hộ của người Pháp là Annam hay Trung Kỳ. Bắc phần cũng thuộc quyền bảo hộ của Pháp với thủ phủ Hà Nội là Bắc Kỳ.

Hoàng Đế đang thời của Việt Nam là vua Khải Định. Trên lý thuyết hoàng đế Annam cai trị hai vùng Bắc và Trung Kỳ dưới sự bảo hộ của người Pháp, trong khi đó Nam Kỳ bị chi phối bởi các luật lệ trực tiếp từ Paris, nhưng trên thực tế thì cả ba kỳ đều là thuộc địa của người Pháp. Ngoài các bộ lạc người thiểu số sống rải rác tại các miền rừng núi xa xôi, hẻo lánh, đại đa số dân chúng Việt Nam đều có cùng chung một chủng tộc. Ngày nay họ là người Việt Nam, nhưng thời bấy giờ, thế giới bên ngoài chỉ biết đến họ là người Annam hay Annamites mà thôi. Theo tài liệu lịch sử cho biết thì người Việt Nam trước kia là người Trung Hoa bỏ nước ra đi, di cư tới các quần đảo thuộc vùng ven biển Thái Bình Dương và họ tự gọi mình là Nam Việt. Sau này, khi người Tàu đem quân sang xâm lăng và chiếm cứ vùng đất này suốt mười thế kỷ dài, người Trung Hoa cũng gọi dân bản xứ là người Annam.

Trong suốt thời gian bị người Trung Hoa đô hộ, dân chúng ở đây đã hấp thụ sâu đậm nền văn minh và văn hóa của người Tàu trong đó các thể chế vua chúa cũng như các triết thuyết Khổng, Mạnh được dân chúng địa phương áp dụng mãi về sau này. Khi nhà Tần bên Trung Hoa suy sụp thì tại đây người Annam cũng dành lại được sự Tự Do cho đất nước của họ. Họ sửa đồi quốc hiệu của mình nhiều lần bằng nhiều niên hiệu khác nhau. Đại Nam, Đại Việt... Họ đã đẩy lui được quân Mông Cổ và nhiều lần đập tan mọi âm mưu xâm lược của các triều đại nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh của Trung Hoa.

Đến thế kỷ thứ XIX, họ không có đủ sức mạnh để chống lại với quân đội Âu Châu. Thời bấy giờ, người Pháp sau ròng rã hai thế kỷ dài liên tục đưa các giáo sĩ và các thương nhân đến đây giao dịch, cuối cùng họ quyết định cho áp đặt một chính sách cai trị lên phần đất này chung với hai quốc gia láng giềng là Ai Lao vào Cao Miên bằng võ lực và đặt ba quốc gia này thành một liên bang Đông Pháp.

Pháp đã dùng mười sáu ngàn binh sĩ của họ để đàn áp mười lăm triệu dân bản xứ một cách vô cùng dã man, và chính quyền Annam phải đành chấp nhận thua thiệt. Pháp cho bổ nhiệm các viên chức cai trị của họ tới cấp thấp nhất trong guồng máy xã hội khiến cho người dân nơi đây không còn một chút quyền hành nào cho chính họ, và đây là một điều sỉ nhục mà người dân Annam phải gánh chịu ngay trên phần đất của mình. Gạo, than đá và cao su được đem bán ra nước ngoài để đem lợi tức về cho các tay có cổ phần ở Âu Châu trong khỉ đó người dân bản xứ bị đày ải đi làm việc tại các hầm mỏ cũng như tại các đồn điền với đồng lương không đủ sống. Đối với tầng lớp nông dân cũng vậy, họ bị tước đoạt hểt đất đai, ruộng vườn mà không có được một lý do nào cả để đem chia cho các kiều dân Pháp cùng một số ít người bản xứ chịu đứng ra hợp tác với người Pháp.

Trong khi một mặt thẳng tay chiếm đoạt đất đai và tài sản của dân chúng, mặt khác người Pháp lúc nào cũng rêu rao, tuyên bố với công luận là họ đến Đông Dương này với nhiệm vụ “Khai Hóa Văn Minh” nhằm giúp đỡ các quốc gia nhược tiễu bước vào ánh sáng văn minh của thế kỷ XX. Các học giả thức thời, các quan chức cao cấp người Annam biết rõ âm mưu giả nhân, giả nghĩa này của ngưởỉ Pháp ngay từ lúc đầu. Họ từ chối không chịu hợp tác với những chủ nhân ông, người ngoại lai này, họ cổ động dân chúng bày tỏ sự bất đồng của mình trước thái độ xâm lăng của người Pháp. Một số người yêu nước đứng ra tổ chức các nhóm chống đối, nhưng không mang lại một kết quả nào.

Cũng như tại các thuộc địa khác của mình trên khắp thế giới, người Pháp cho rằng dân chúng người Annam là những người thuộc giai cấp thấp hèn so với người Âu Châu, và vào năm 1925 này, người Pháp đã biểu lộ rõ ràng thái độ và hành động của mình theo quan niệm trên đối với dân chúng tại quốc gia này hàng ngày trên mọi bình diện từ kinh tế đến chính trị, từ xã hội cho đến ngay cả vấn đề luyến ái nữa.