Một Số Vấn Đề Về Địa Danh Học Việt Nam

Thể loại: Địa lý
Tác giả : Nguyễn Văn Âu
  • Lượt đọc : 3
  • Kích thước : 17.07 MB
  • Số trang : 156
  • Đăng lúc : 7 tháng trước
  • Số lượt tải : 70
  • Số lượt xem : 479
  • Đọc trên điện thoại :
Địa danh ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Tư vậy, địa danh học cũng rất phức tạp và mới mẻ nên sự hiểu biẻ về môn khoa học này chưa thật sâu sắc, nhất là ở nước ta.

Tuy là một bộ phận của khoa Danh học (Onomasiologie), cũng nhẹ Tộc danh (Ethnonymie) và Nhân danh (Anthroponymie), Địa danh lại chia ra các ngành nhỏ hơn: Địa danh Địa lý, Địa danh Lịch sử và Địa danh Văn hóa. Ngay trong Địa danh Địa lý Géonymie), các quan niệm cũng chưa thật thống nhất. Ở nước ta cũng vậy. Đa số các tác giả thường cho địa danh là một một khoa học chuyên nghiên cứu về tên riêng của từng vùng đất tại các địa phương. Song, nếu như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu tên các núi đồi, hải đảo, rừng rú...và nhất là tên các sông ngòi, hồ ao... Do đó, cần hiểu địa danh với một nghĩa rộng hơn cho phù hợp với ý nghĩa từ nguyên của nó. Danh từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ là Toponymie, tức là “tên gọi các địa phương” hay là “tên gọi địa lý. Ngoài ra, trong Địa danh học, người ta thường thiên về tên riêng (Onomastique) của các đối tượng địa lý như: sông Hồng, sông Mã, núi Hoàng Liên, núi Ba Vì, làng Thượng Cát, làng Dịch Vọng... Quan niệm như vậy cũng chưa thật hoàn chỉnh, vì ngoài tên riêng, cũng còn những danh từ chung như các từ chỉ núi (núi, sơn, pu...), sông (sông, nậm, hà, giang….), cần phân biệt, nhất là một quốc gia đa dân tộc như nước ta; nếu không sẽ gặp khó khăn trong học tập và nghiên cứu, thậm chí có thể bị sai lầm.

Địa danh học có một ý nghĩa to lớn trong khoa học cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Nó có thể giúp ta hiểu kỹ một địa phương về các mặt: tự nhiên, lịch sử, kinh tế xã hội...; địa danh học cũng có thể giúp ta nghiên cứu về cổ địa lý và quá trình hình thành dân tộc. Đặc biệt tên gọi, ngoài những đặc điểm trên, có khi còn mang sẵn cả số phận của một đối tượng địa lý cũng như một con người. Người xưa thường tin rằng số phận của các thành phố, thậm chí của cả một đất nước được định trước bởi tên gọi của nó. Cũng như con người, các thành phố thời xưa thường có hai tên, trong đó một tên được giữ kín; biết được tên này, có thể biết được sự tồn tại cũng như hưng vong của nó, và nếu để lộ sẽ bị hình phạt nặng nề...

Tuy nhiên, việc nghiên cứu địa danh chưa được đánh giá đúng mức nên kết quả cũng chưa được hoàn thiện. Hiện nay, trong địa danh còn khá phổ biến quan niệm đơn giản của Thông tục học như các quan niệm về làng Quậy, huyện Củ Chi, sông Thương...hay có khi còn hiểu chưa được chính xác như: đèo Mụ Dạ, sông Nhuệ Giang... Đặc biệt về mặt danh từ chung như ở nước ta, do không đặt vấn đề nghiên cứu nên thường có hiện tượng gọi thừa như sông Hồng Hà, sông Đà Giang, núi Trường Sơn, núi Pu Sam Sao, hồ Ba Bể hay còn gọi là sông Lòng Sông, sông Đăk Krông. Trong địa danh cũng nên sửa lại một số từ như: thị xã Hồng Gai, Côn Đảo... Chính kết quả này cũng sẽ góp phần làm trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt.

Tuy vậy, đây cũng mới chỉ là bước đầu khai phá đối với một vấn đề rất phức tạp... Do đó, chắc chắn còn nhiều tồn tại, những khuyết nhược điểm trong nhiều mặt, rất mong được chỉ dẫn...

Hà Nội, tháng 12 - 1998