Địa Chí Bình Phước - tập 2

Thể loại: Địa lý ;Xã Hội Học
  • Lượt đọc : 0
  • Kích thước : 150.79 MB
  • Số trang : 613
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 41
  • Số lượt xem : 826
  • Đọc trên điện thoại :
Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433km. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miễn Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đối núi và đồng bằng. Đây là nơi cư trú của nhiều dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn, đa số là người Xtiếng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng, Tây...
So với các vùng khác trên cả nước, Bình Phước được xem là một vùng đất trẻ. Nơi đây chỉ thực sự được coi là "thức tỉnh" kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm lục tỉnh Nam Kỳ (trong đó có vùng đất Bình Phước), thiết lập ách cai trị, xây dựng đồn điền cao su, thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa. Trước sự đàn áp bóc lột và cai trị hà khắc của thực dân Pháp, sau đó là để quốc Mỹ, cư dân trên vùng đất Bình Phước không ngừng nổi dậy đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Người trước ngã, người sau nỗi bước, không sợ hy sinh, gian khổ, quân và dân Bình Phước đã ghi vào sử sách những dấu son chói lọi cùng với các địa danh không thể nào quên như Phú Riêng Đỏ, Căn cứ Tà Thiết, sóc Bom Bo, vv.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975), Bình Phước bước vào thời kỳ mới khác phục hậu quả chiến tranh, xây dựng quê hương cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều lần tách, nhập về hành chính, đến ngày 1-1-1997, tỉnh Bình Phước được tái lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, tỉnh Binh Phước có 11 huyện, thị với 3 thị xã là Đồng Xoài, Bình Long và Phước Long (riêng huyện Phú Riêng mới được thành lập theo Nghị quyết SỐ 931/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15-5-2015 nên trong cuốn địa chí này, Ban Biên soạn chưa giới thiệu)
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí không xa Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước - lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia, Bình Phước có rất nhiều cơ hội để phát triển thương mại, du lịch và xuất khẩu...
Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, tiêu.. đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước. Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày cảng được cải thiện. Công nghiệp của tỉnh cũng đang từng bước phát triển với nhiều dự án lớn; hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh.