Địa lí tự nhiên đại cương 1 - Trái đất và thạch quyển

  • Lượt đọc : 14
  • Kích thước : 49.81 MB
  • Số trang : 260
  • Đăng lúc : 11 tháng trước
  • Số lượt tải : 154
  • Số lượt xem : 1.585
  • Đọc trên điện thoại :
Giáo trình Địa lí tự nhiên đại cương quyển I được biên soạn làm tài liệu giảng dạy và học tập ở các trường Cao đẳng Sư phạm. Tuy nhiên, với những nội dung biên soạn chủ yếu về Trái Đất và Thạch quyển, giáo trình này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm.
Trái Đất – hành tinh đặc biệt nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta chứa đựng biết bao điều lí thú mà người sinh viên địa lí phải nắm được bản chất của chúng, nhất là các hiện tượng và quá trình tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái Đất. Giáo trình này được viết nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản giúp cho sinh viên địa lí có thể thực hiện tốt nhiệm vụ học tập về Trái Đất và Thạch quyển ở trường Cao đẳng Sư phạm.
Giáo trình có hai phần: Trái Đất và Thạch quyển.
- Phần Trái Đất gồm 3 chương, ngoài việc trình bày những nét khái quát về Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất, trọng tâm chủ yếu dành cho 3 loại vận động của Trái Đất (vận động tự quay, vận động xung quanh Mặt Trời, vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng) và những hệ quả địa lí của chúng.
Phần Thạch quyển gồm 2 chương, trình bày những vấn đề cơ bản về cấu trúc, thành phần vật chất của Thạch quyển, những khái niệm, quá trình hình thành, hình thái, trắc lượng hình thái, nguồn gốc địa hình, các yếu tố địa hình lục địa và đại dương.
Cuối mỗi chương có bài tập và các bài thực hành.
Giáo trình này áp dụng cho chương trình 60 tiết. Đối với chương trình 45 tiết, giáo viên cần lược bỏ một số nội dung theo gợi ý trong phần hướng dẫn giảng dạy ở cuối sách.
Biên soạn cuốn giáo trình này, ngoài việc thể hiện tính chất khoa học, cơ bản và thực tiễn, chúng tôi còn cố gắng làm rõ đặc thù của môn học bằng một số ảnh màu, sơ đồ, hình vẽ giúp người đọc nhận thức các đối tượng nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.
Chịu trách nhiệm biên soạn phần Trái Đất: giảng viên Nguyễn Trọng Hiếu, phần Thạch quyển: PGS.TS. Đỗ Hưng Thành giảng viên Phùng Ngọc Đĩnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chúng tôi rất mong sự góp ý xây dựng của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để lần tái bản được hoàn chỉnh hơn.
CÁC TÁC GIẢ