Mưa Trong Thành Phố Lạ

Tác giả : Daniil Granin
  • Lượt đọc : 316
  • Kích thước : 0.44 MB
  • Số trang : 66
  • Đăng lúc : 2 năm trước
  • Số lượt tải : 77
  • Số lượt xem : 1.173
  • Đọc trên điện thoại :
Granin Daniil Alecxandrovich sinh ngày 1 tháng 1 năm 1919 tại thành phố Volưn trong gia đình của một người gác rừng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, D. Granin vào học khoa cơ khí điện của trường ĐH Bách Khóa Leningrad. Tốt nghiệp năm 1940, ông trở thành kỹ sư năng lượng. Năm 1941, ông tình nguyện xin đi lính bảo vện Leningrad, chiến đấu ở cùng ven biển Bantich.

Sau chiến tranh, ông hoàn thành luận án phó tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tử. Tuy là nhà hoạt động khoa học , nhưng tài năng của ông lại hiểu biện rực rõ hơn ở lĩnh vực văn học. Năm 1954, ông cho ra đời tiểu thuyết đầu tay " Những người kiếm tìm" thu được thành công lớn. Tiếp đó là các tiểu thuyết: Sau ngày cưới( 1958), Đi tới giông bão ( 1962), Kỹ lạ thế đấy cuộc đời này ( 1974) và Klavdia Vilor - tác phẩm đem lại cho Granin giải thưởng Quốc gia Liên Xô năm 1978.

Năm 1980 ông cho ra đời tiểu thuyết "Bức tranh", là một trong những tác phẩm được đánh gia cao nhất đầu những năm 80.

Năm 1988, trên tạp chí Nheva xuất hiện hàng loạt truyện ngắn của Granin như: Thiên thực, Bên cửa sổ, Tiến thoái lưỡng nan, Tiểu thuyết về Pie Đại Đế.

Những nhân vật trong tác phẩm của ông thường là các nhà khoa học luôn vượt qua mọi khó khăn để thực hiện những mục tiêu cao cả, có trách nhiệm với công việc và xã hội. Quan hệ con người trong sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật là chủ đề chính trong tác phẩm của nhà văn.

NXb Kim Đồng

***
Chiều chiều, những người đi công tác xa đến hoặc những người vẫn tự nhận mình là khách ở đây thường hay tụ tập ở tầng dưới, nơi làm việc của cô trực phòng. Ở đó luôn có tiếng nước sôi ùng ục. tiếng domino đập lách cách trên mặt bàn dài, họ uống trà hết cốc này đến cốc khác và tán đủ thứ chuyện. Hò còn biết làm gì hơn trong những buổi chiều thu lạnh lẽo ở một thành phố nhỏ như Lưkovo này.



Kira đến khách sạn vào phiên trực của Gana Denixovna. Họ là bạn gái của nhau. Lúc đầu, Trizegov không nhận thấy có gì đặc biệt ở những người phụ nữ này. Nếu như có người nào nói với anh rằng cô ta chính là nguyên nhân của mọi nỗi đau đớn khổ sở của anh sau này thì chắc anh sẽ phá lên cười vì cô ta cũng không lấy gì làm đặc sắc cho lắm. Và cái chính là nếu như người ta có nói vậy đi nữa thì cũng chả sao, bởi vì Trizegov từ lâu đã bỏ mọi suy nghĩ về những chuyện tương tự. Bản chất chín chắn và nghiêm nghị của anh theo năm tháng đã trở nên chỉ thích nghi với công tác và mọi việc nội trợ. Và chính anh cũng đã quen với việc tất cả những phụ nữ nào có một chút quan hệ lãng mạn với anh trong các chuyến công tác ngắn ngủi đều coi anh như một người đã có gia đình và vì vậy họ chẳng hề có một ý định nghiêm chỉnh nào trong đầu.



Cùng với sự có mặt của Kira, câu chuyện quanh bàn chẳng những thay đổi hẳn, mà còn thêm sắc thái mới, vì phần lớn những người ngồi ở đó bắt đầu xoay ra tán chuyện với cô. Cô thuộc loại người - trong bất cứ nhóm người nào cũng có những người như vậy - mà không hiểu vì sao luôn trở thành trung tâm của câu chuyện. Ai cũng vậy, khi nói bất kì điều gì cũng đều nhìn cô như chờ đợi một sự tán thưởng hay một lời nhận xét nào đó của cô.

Sau này, khi nói với nhau về chuyện quan hệ giữa hai người bắt đầu từ khi nào, Kira thú nhận là trước lúc xảy ra câu chuyện với mấy người nước ngoài cô không để ý đến Trizegov.

Mấy người khách nước ngoài đó là hai kĩ sư CHDC Đức, họ đến nhà máy gỗ liên hệ về việc mua gỗ. Người ta xếp họ vào ở chung trong một phòng ưu tiên độc nhất có điện thoại và máy thu thanh. Đây là lần đầu tiên khách sạn Lưkovo đón tiếp khách nước ngoài. Trước khi họ đến, ủy ban hành chính huyện đã cử người xuống kiểm tra, dặn dò và xếp đặt mọi việc, nhưng ai mà đoán trước được tất cả những gì có thể xảy ra: đến nửa đêm, người ta bỗng phát hiện ra là hai ông khách quý không một lời giải thích đã để người cửa phòng hai đôi giày của mình và đi ngủ. Đúng lúc Trizegov đi xuống phòng trực để uống trà thì một người am hiểu cuộc sống ở nước ngoài đi đến, anh ta cho biết người ta để giày ngoài cửa phòng là để khách sạn đánh chúi cho họ. Gân Denixovna khăng khăng không chịu làm việc đó, đấy không phải nghĩa vụ của cô, mà tại sao cô lại phải làm khi mà giầy của chồng cô, cô còn chẳng bao giờ đụng đến. Và hơn nữa, cô tra không có cả xi lẫn bàn chải đánh giầy. Người ta ngồi quanh bàn nói chuyện về việc này, người bàn nghiêm chỉnh, kẻ pha trò. Điều gì sẽ xảy ra nếu đến sáng hai vị khách quý kia tỉnh dậy mà thấy những đôi giày của mình vẫn bẩn nguyên, uy tín của khách sạn sẽ bị giảm đến đây và ở châu Âu người ta sẽ đánh giá như thế nào về Lưkovp. Đang nói đến đây, bỗng một người nêu ra ý kiến rằng qua đêm, những đôi giàu kia nếu còn đó cho đến tận sáng là cái tốt, nhưng cũng có thể chúng sẽ biến mất và lúc ấy thì ai là người dám đứng ra chịu trách nhiệm. Đùa là một chuyện, nhưng Gana thì thấy bực bội và lo lắng thực sự., dù đêm đã khuya giám độc khách sạn cũng được mời đến và ông lập tức gắt om lên. Chẳng lẽ lại phải cắt người đứng canh mấy đôi giấy chết tiệt này. Giám đốc khách sạn là thương binh cụt một tai đã tham gia chiến tranh vệ quốc, vì vậy khi nhìn ông, Trizegov bỗng phát cáu, anh đứng phắt dậy và nước đến gõ ầm ầm vào cửa phòng khách. Anh vào phòng và nói với họ tiếng Đức rằng ở đây không có chuyện để giầy ngoài cửa cho người khác lau chùi, người nào cũng phải tự đánh lấy giầy của mình, rằng ở ta không có kiểu phục vụ như vậy, rằng không đủ nhân công làm việc và v.v.... Vì đang bực tức nên anh nói một thôi một hồi làm hai ông khách đâm bối rối. Té ra họ là những chàng thanh niên rất xuề xòa, họ cứ xin lỗi mãi và chiếu hôm sau đã lân la xuống uống trà và chơi cờ với tất cả mọi người.



Buổi chiều hôm đó Trizegov đã trở thành người hùng....



Bối rối vì vị chú ý quá nhiều, Trizegov bỏ ra ngoài thềm hút thuốc. Một lát sau Kira Andreievna cũng ra ngoài chuẩn bị về nhà, cô hỏi anh học tiếng Đức từ khi nào mà nói được như vậy. Thực ra chính anh cũng không biết là từ bao giờ, anh chưa qua một lớp học nào, chỉ nghe quen tai rồi nói theo khi phục vụ trong quân đội ở ngoại ô Berlin. Kira Ảngeievna tỏ vẻ ghen tỵ vời năng khiếu ngoại ngữ của anh vì theo cô đó là một việc vĩ đại. Như cô chẳng hạn, cô chẳng có chút năng khiếu ngoại ngữ gì, và cô đã truyền cho con gái mình dòng máu bất tài đó. Vừa đi vừa trò chuyện, họ không nhận ra là Trizegov đã tiễn cô về tận nhà. Anh tình nguyện đến giúp con gái cô học vì anh cũng yêu trẻ và bản thân đã có hai con trai.

Thực tình có lần anh cũng đã ngồi luyện cho cô con gái mười sáu tuổi chỉ thích ăn diện của Kira, rồi anh hứa có dịp sẽ đến nữa, nhưng về sau bị công việc bề bộn ở nhà máy lôi cuốn và anh không sao thực hiện được lời hứa ấy. Chữa xong những bộ điều tốc, anh trở về Leningrad và cho đến tháng sáu mới có dịp được mời trở lại nhà máy ở Lưkovo. Chủ nhật đầu tiên anh mượn bộ lưỡi câu của trường phòng năng lượng Arixtarkhov và quyết định đi câu cá. Tuy chưa phải là thợ câu lành nghê, nhưng anh thích ngồi trên bờ thả câu và nghỉ ngơi, không phải suy nghĩ gì. Ngay cả lúc nghỉ ngơi, bản tính ưa hoạt động của anh cũng đòi hỏi phải có một việc làm nào đó rõ rệt. Lần này, vừa thả câu xuống nước đã thấy cá giật mạnh. Để khỏi đứt dây, Trizegov lội ào xuống sông, nước ngật đến trên đầu gối, vừa làu bàu chửi rửa, vừa chạy dọc theo bờ sông. Con cá kéo anh chạy như vậy khá lâu, anh phải len lỏi qua những mỏm đá, miệng thầm khấn cho gân cốt không bị làm sao. Anh chui qua cả gầm cầu nơi có lũ trẻ con đứng trên reo hò, rồi chạy qua cả bãi tắm. May cho anh, đến đó con sông nhỏ chia nhành và chú cá không lao vào chỗ nước xoáy mà ngoặt sang nhánh sông chảy vòng sau một đảo cát nhỏ. Lội bì bõm qua đám liễu dại làm cành cây gãy kêu răng rắc, Trizegov trèo lên triền cỏ và lọt vào một khoảng trống bị các bụi cây thấp bao kín xung quanh. Giữa bãi trống này có một phụ nữ không quần áo đang nằm sưởi nắng. Đó chính là Kira Adreieevna. Anh tưởng cô đang ngủ, nhưng đúng lúc đó cô ngẩng đầu lên, và anh hết sức sửng sốt khi thấy cô không hề tỏ ra hoảng sợ. Nói cho đúng hơn, lúc đầu cô cũng lúng túng định vớ lấy cái gì che thân, nhưng sau đó, dường như suy tính lại, cô uể oải lật nghiêng người, một tay chống cắm và ngẩng đầu nhìn anh. Rõ ràng là cô không nhận ra anh vì trong anh lúc này giống hệt một người câu cá, đầu tóc rối bù, người dính đầy rong xanh và bùn. Vẻ ngoài của anh trông thật hoang dã. Anh đứng sững lại trố mắt ra nhìn và kinh ngạc trước vẻ than nhiên không biết ngượng ngùng của cô. Thấy cô vẫn tiếp tục nằm, anh đỏ mặt và định quay đi.