Người thổi thủy tinh xứ Murano" là tiểu thuyết mang đầy không khí thần bí về lịch sử và truyền thống thổi thủy tinh của người dân ở đảo Murano, thành Venice, một trong 3 thành phố nổi tiếng của Italy.
Nghề thổi thủy tinh là nghề sống còn thành phố này và những tấm gương được làm từ đây đắt hơn vàng. Được những kẻ giết người từ Hội đồng thành phố canh cẩn mật, nhiều người thợ thủy tinh xứ Murano gần như bị cầm tù trên đảo của họ. Nhưng một bậc thầy của nghề là Corradino Manin đã bán các phương thức và linh hồn mình cho vua Louis XIV (Pháp), nhằm bảo vệ cô con gái bí mật của ông.
Nhiều thế kỷ sau, hậu duệ của ông, Nora Manin - một phụ nữ Anh trẻ tuổi - vì muốn thoát khỏi cuộc sống không hạnh phúc của mình ở London, đã quyết định đến Venice và theo học nghề thổi thủy tinh ở thành phố của tổ tiên mình. Sôi nổi và tài năng, tên họ nổi tiếng của cô đã đặt cô vào nguy hiểm bên trong các xưởng thủy tinh cổ xưa khi các kình địch của cô xuất hiện. Tìm thấy được cuộc sống mới và tình yêu ở Venice, số phận của Nora trở nên gắn bó chặt chẽ với ông tổ Corradino; và lúc này, những bí mật về sự phản bội của ông lộ ra.
***
Marina Fiorato là nhà văn nữ gốc Venice. Cô tốt nghiệp ngành lịch sử tại Đại học Oxford, từng theo học chuyên ngành về kịch Shakespeare tại Đại học Venice. Sau khi tốt nghiệp đại học, nhà văn theo đuổi hội họa và trải qua nhiều nghề: diễn viên, nhà phê bình phim và họa sĩ minh họa. Cô từng thiết kế chuyến du lịch bằng hình (visual tour) cho ban nhạc U2 và Rolling Stones. Cô kết hôn tại Venice và hiện sống ở North London với chồng, con trai và con gái. Nữ nhà văn được xem là một "Rowling thứ hai" khi vừa viết sách vừa trông con trong một quán cà phê. Fiorato đang thương thảo việc chuyển nhượng bản quyền để chuyển thể tác phẩm này thành phim.
***
Khi Corradino Manin nhìn những ngọn đèn của San Marco lần cuối cùng. Venice bên kia phá với chàng dường như là một chòm sao vàng óng trong màn đêm nhung xanh thẫm. Bao nhiêu ô cửa trong số những ô cửa sổ đó, điểm trang kinh thành của chàng như những viên đá quý, mà chàng đã làm ra bằng chính đôi tay mình? Giờ đây chúng là ánh sao lấp lánh soi đường chàng cuối cuộc hành trình của đời chàng. Dẫn lối cho chàng cuối cùng cũng trở về quê nhà.
Khi con thuyền chạy vào San Zaccaria, chàng không nghĩ – một lần này thôi – là mình có thể diễn tả cảnh này trong thủy tinh bằng một pulegoso 1 với vàng lá và đá da trời nóng ra sao, mà là chàng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy khung cảnh dấu yêu này nữa. Chàng đứng trước mũi thuyền, hình chạm đầu mũi thuyền lấm tấm nước biển, nhìn sang trái về Santa Maria della Salute, đôi mắt nhìn cái khối mái vòm trắng lờ mờ hiện ra trong màn đêm vẻ tinh khôi của nó. Người ta đã đặt móng cho ngôi nhà thờ lớn vào năm 1631, năm Corradino chào đời, để cảm tạ Đức Mẹ Đồng Trinh đã cứu thành khỏi Trận dịch. Tuổi thơ và thời trai trẻ của chàng đã sánh bước với công trình đang dần hình thành. Giờ nó đã hoàn thành, năm 1681, năm chàng chết. Chàng chưa từng được thấy sự rỡ ràng trọn vẹn của nó dưới ánh sáng ban ngày, và giờ thì sẽ không bao giờ nữa. Chàng nghe thấy một người trèo traghetto 2 thê lương mời khách khi băng qua Kênh lớn. Chiếc thuyền đen của ông gợi nhớ một chiếc gondola 3 đưa tang. Corradino rùng mình.
Chàng cân nhắc xem có nên gỡ cái mặt nạ bauta trắng ra không ngay khi chân chàng đặt lên bờ; một khoảng khắc nên thơ – một cử chỉ cao cả khi chàng trở về Serenissima 4.
Không, mỉnh còn một việc nữa phải làm trước khi họ tìm thấy mình.
Chàng cài kín chiếc áo choàng đen trên vai chống lại sương mù tăm tối và đi qua Piazzetta dưới lớp che của chiếc mũ ba sừng và bauta. Bộ trang phục tabarro 5 truyền thống, đen từ đầu đến chân trừ chiếc mặt nạ trắng, phải giúp chàng đủ vô danh để kéo dài thời gian chàng cần. Bản thân cái bauta, một phiến mặt nạ ma quái hình thù như cái xuổng của phu đào huyệt, có cái mũi ngắn và cằm dài có thể biến đổi giọng một cách kỳ quái nếu chàng phải nói. Chẳng mấy lạ là, chàng nghĩ, cái mặt nạ vay mượn tên nó từ ngữ "baubau", "ác quỷ" mà các ông bố bà mẹ cầu khẩn để làm mấy đứa con lang thang của họ khiếp sợ.
Theo thói quen do mê tín, Corradino đi nhanh vào màn đêm qua giữa hai cây cột San Marco và San Teodoro vươn lên, trắng và đối xứng. Vị Thánh và con quái vật đứng trên đỉnh trán tường của hai cây cột chìm trong bóng tối. Nấn ná lại đây là xui xẻo, vì các tội nhân bị hành quyết giữa hai cây cột này – bị treo bên trên hoặc chôn sống ở dưới. Corradino làm dấu thánh giá, tự nhận ra mình và mỉm cười. Còn vận rủi nào nữa có thể xảy đến cho chàng? Ấy thế mà chàng vẫn rảo bước.
Vẫn còn một tai họa có thể làm hỏng mình: bị ngăn cản không hoàn thành được việc cuối cùng.
Nghề thổi thủy tinh là nghề sống còn thành phố này và những tấm gương được làm từ đây đắt hơn vàng. Được những kẻ giết người từ Hội đồng thành phố canh cẩn mật, nhiều người thợ thủy tinh xứ Murano gần như bị cầm tù trên đảo của họ. Nhưng một bậc thầy của nghề là Corradino Manin đã bán các phương thức và linh hồn mình cho vua Louis XIV (Pháp), nhằm bảo vệ cô con gái bí mật của ông.
Nhiều thế kỷ sau, hậu duệ của ông, Nora Manin - một phụ nữ Anh trẻ tuổi - vì muốn thoát khỏi cuộc sống không hạnh phúc của mình ở London, đã quyết định đến Venice và theo học nghề thổi thủy tinh ở thành phố của tổ tiên mình. Sôi nổi và tài năng, tên họ nổi tiếng của cô đã đặt cô vào nguy hiểm bên trong các xưởng thủy tinh cổ xưa khi các kình địch của cô xuất hiện. Tìm thấy được cuộc sống mới và tình yêu ở Venice, số phận của Nora trở nên gắn bó chặt chẽ với ông tổ Corradino; và lúc này, những bí mật về sự phản bội của ông lộ ra.
***
Marina Fiorato là nhà văn nữ gốc Venice. Cô tốt nghiệp ngành lịch sử tại Đại học Oxford, từng theo học chuyên ngành về kịch Shakespeare tại Đại học Venice. Sau khi tốt nghiệp đại học, nhà văn theo đuổi hội họa và trải qua nhiều nghề: diễn viên, nhà phê bình phim và họa sĩ minh họa. Cô từng thiết kế chuyến du lịch bằng hình (visual tour) cho ban nhạc U2 và Rolling Stones. Cô kết hôn tại Venice và hiện sống ở North London với chồng, con trai và con gái. Nữ nhà văn được xem là một "Rowling thứ hai" khi vừa viết sách vừa trông con trong một quán cà phê. Fiorato đang thương thảo việc chuyển nhượng bản quyền để chuyển thể tác phẩm này thành phim.
***
Khi Corradino Manin nhìn những ngọn đèn của San Marco lần cuối cùng. Venice bên kia phá với chàng dường như là một chòm sao vàng óng trong màn đêm nhung xanh thẫm. Bao nhiêu ô cửa trong số những ô cửa sổ đó, điểm trang kinh thành của chàng như những viên đá quý, mà chàng đã làm ra bằng chính đôi tay mình? Giờ đây chúng là ánh sao lấp lánh soi đường chàng cuối cuộc hành trình của đời chàng. Dẫn lối cho chàng cuối cùng cũng trở về quê nhà.
Khi con thuyền chạy vào San Zaccaria, chàng không nghĩ – một lần này thôi – là mình có thể diễn tả cảnh này trong thủy tinh bằng một pulegoso 1 với vàng lá và đá da trời nóng ra sao, mà là chàng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy khung cảnh dấu yêu này nữa. Chàng đứng trước mũi thuyền, hình chạm đầu mũi thuyền lấm tấm nước biển, nhìn sang trái về Santa Maria della Salute, đôi mắt nhìn cái khối mái vòm trắng lờ mờ hiện ra trong màn đêm vẻ tinh khôi của nó. Người ta đã đặt móng cho ngôi nhà thờ lớn vào năm 1631, năm Corradino chào đời, để cảm tạ Đức Mẹ Đồng Trinh đã cứu thành khỏi Trận dịch. Tuổi thơ và thời trai trẻ của chàng đã sánh bước với công trình đang dần hình thành. Giờ nó đã hoàn thành, năm 1681, năm chàng chết. Chàng chưa từng được thấy sự rỡ ràng trọn vẹn của nó dưới ánh sáng ban ngày, và giờ thì sẽ không bao giờ nữa. Chàng nghe thấy một người trèo traghetto 2 thê lương mời khách khi băng qua Kênh lớn. Chiếc thuyền đen của ông gợi nhớ một chiếc gondola 3 đưa tang. Corradino rùng mình.
Chàng cân nhắc xem có nên gỡ cái mặt nạ bauta trắng ra không ngay khi chân chàng đặt lên bờ; một khoảng khắc nên thơ – một cử chỉ cao cả khi chàng trở về Serenissima 4.
Không, mỉnh còn một việc nữa phải làm trước khi họ tìm thấy mình.
Chàng cài kín chiếc áo choàng đen trên vai chống lại sương mù tăm tối và đi qua Piazzetta dưới lớp che của chiếc mũ ba sừng và bauta. Bộ trang phục tabarro 5 truyền thống, đen từ đầu đến chân trừ chiếc mặt nạ trắng, phải giúp chàng đủ vô danh để kéo dài thời gian chàng cần. Bản thân cái bauta, một phiến mặt nạ ma quái hình thù như cái xuổng của phu đào huyệt, có cái mũi ngắn và cằm dài có thể biến đổi giọng một cách kỳ quái nếu chàng phải nói. Chẳng mấy lạ là, chàng nghĩ, cái mặt nạ vay mượn tên nó từ ngữ "baubau", "ác quỷ" mà các ông bố bà mẹ cầu khẩn để làm mấy đứa con lang thang của họ khiếp sợ.
Theo thói quen do mê tín, Corradino đi nhanh vào màn đêm qua giữa hai cây cột San Marco và San Teodoro vươn lên, trắng và đối xứng. Vị Thánh và con quái vật đứng trên đỉnh trán tường của hai cây cột chìm trong bóng tối. Nấn ná lại đây là xui xẻo, vì các tội nhân bị hành quyết giữa hai cây cột này – bị treo bên trên hoặc chôn sống ở dưới. Corradino làm dấu thánh giá, tự nhận ra mình và mỉm cười. Còn vận rủi nào nữa có thể xảy đến cho chàng? Ấy thế mà chàng vẫn rảo bước.
Vẫn còn một tai họa có thể làm hỏng mình: bị ngăn cản không hoàn thành được việc cuối cùng.