Có lẽ gần đây tác giả Diêm Liên Khoa được biết nhiều hơn nhờ hai tác phẩm Đinh Trang Mông và Tứ Thư mới được Tao Đàn phát hành. Nhưng Boog lại chọn Người tình phu nhân sư trưởng cho mối duyên tình với các tác phẩm của ông.
Cũng đọc lời giới thiệu mà Boog mới biết Diêm Liên Khoa đi bộ đội, được đề bạt sĩ quan. Có lẽ môi trường quân ngũ cũng là tư liệu cho tác phẩm Người tình phu nhân sư trưởng.
Diêm Liên Khoa lựa chọn cho mình một con đường đi rất khác. Ông luôn chọn chủ đề là những gì đen tối, góc khuất của bộ mặt xã hội Trung Quốc. Chính vì thế mà các tác phẩm của ông “sách viết ở Trung Hoa, đón đọc khắp thế giới”. Trả lời phỏng vấn phóng viên nước ngoài nhà văn nói rằng: “Tôi tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, nhà văn có thể cho xuất bản bất cứ điều gì họ viết về Trung Quốc”.
Người tình phu nhân sư trưởng cũng không ngoại lệ. Nó là tác phẩm rất “nghịch tặc”.
Câu chuyện về mối tình vụng trộm của anh cần vụ Ngô Đại Vượng và Lưu Liên - phu nhân trẻ tuổi của vị sư trưởng vừa nhiều tuổi vừa liệt dương. Mối tình vụng trộm nhưng cũng vô cùng lãng mạn và đắm say. Nếu biết hai người không mặc gì, không ra khỏi nhà, đói ăn, mệt ngủ, tỉnh dậy làm tình suốt 7 ngày 7 đêm hẳn bạn sẽ biết được mức độ của nó như thế nào rồi đó.
Những tôn chỉ mục đích, lý tưởng của Mao chủ tịch được hai nhân vật thuộc nằm lòng tới từng dấu chấm dấu phẩy, vì nhân dân phục vụ. Nhưng những thần tượng được kính cẩn tôn thờ đều lần lượt bị đập phá tan tành để thể hiện tình yêu mãnh liệt, chân thành của mình.
Nhưng không chỉ là về mối tình vụng trộm đó mà mặt đen tối trong quân ngũ cũng được đề cập một cách chân thực. Các loại tham nhũng trong quân ngũ: từ chuyện hối lộ kinh khủng như gọi đi lính, đến vào đảng, chuyển sang lính tình nguyện và đề bạt cán bộ, từ các vụ lãng phí, lấy của công làm của riêng đến chuyện lấy tiền mua báo đảng ... các bạn sẽ thấy bóng hình nó trong tác phẩm.
Giọng kể của Diêm Liên Khoa có một cái gì đó rất cuốn hút, muốn đọc tiếp, đọc không hề bị chán. Sau khi đọc xong quyển này chính thức bị tác giả này dụ, sẽ đọc tiếp các tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam mà Boog có.
Review Binh Boog
***
Nhà Văn Diêm Liên Khoa viết xong tác phẩm “Người tình của phu nhân sư trưởng” (Vì nhân dân phục vụ) năm 2004. Với bối cảnh là thời kỳ cao điểm tôn thờ cá nhân 1967, sách viết về cuộc tình vụng trộm giữa chú lính cần vụ và bà vợ trẻ 32 tuổi của một ông tư lệnh sư đoàn bị liệt dương, trong đó họ cùng đập phá thần tượng khi làm tình để thể hiện tình yêu chân thực với nhau.
Dịch giả Vũ Công Hoan – Đã đoạt giải thưởng về văn học dịch. Chỉ trong vòng mười năm, ông đã chuyển ngữ 25 tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, phần lớn là tiểu thuyết, trong đó có những tác phẩm có đẳng cấp cao như: Phế đô, Hoài niệm sói, Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ, Người đẹp tặng ta bùa mê… đã được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
“…Anh nhìn thấy Lưu Liên đặt quyển sách lên đầu giường. Trên người chị chỉ mặc mỗi chiếc váy ngủ lụa hoa màu lam hồng. Bởi vì là váy ngủ, nên lỏng lẻo và rộng thùng thình, lúc nào cũng sẵn sàng tụt khỏi người. Anh lơ mơ nhớ ra, khi lên gác không thấy chị mặc váy ngủ. Bởi vì không bật điện, bóng tối trùm khắp nhà, vì vậy anh tin chắc Lưu Liên đã mặc váy từ trước, mà trong chốc lát anh đã không phát hiện hoặc nhìn thấy trong bóng hoàng hôn. Lúc này đèn bật sáng, quay đầu lại đương nhiên anh cũng đã phát hiện, đã nhìn thấy. Khỏi cần nói, riêng việc Lưu Liên mặc váy ngủ, chị cũng đã hiện ra trước mặt anh như một dải cầu vòng. Xét đến cùng, anh cũng là tiểu đội trưởng lâu năm đã lấy vợ, là một người hiếm có trong đại đội cảnh vệ, đã nhìn thấy đàn bà thật sự, mà vợ anh còn là con một của gia đình cán bộ công xã, là con em cán bộ nông thôn miền núi. Sở dĩ giống như một dải cầu vòng lướt qua trước mặt anh, là bởi vì trời oi bức, không biết Lưu Liên bật chiếc quạt điện có tuốc năng ở đầu giường từ khi nào. Chiếc quạt điện đầu lắc la lắc lư, mỗi lần gió thổi đến, lại hất tung chiếc váy của Lưu Liên, gió lùa trong váy từ chân lên cổ. Miệng váy hất lên chí ít cũng rộng một thước rưỡi. Mỗi lần váy hất lên, cặp giò của chị lại hở ra, vừa trắng nõn, vừa thon dài, lại nổi lên từng thớ thịt nây nây trên đùi. Nói một cách thực sự cầu thị, đâu là lần đầu tiên trong đời, Ngô Đại Vượng trông thấy đàn bà mặc váy ngủ, đúng là có một mùi thơm dầu hoa quế của đàn bà rất cuốn hút, từ dưới váy thoang thoảng bay ra, lan toả khắp nhà, chất dần lên, không những chẹt cổ khó thở, mà lòng bàn tay còn toá mồ hôi. Mười ngón tay anh đâm thừa, không biết để vào đâu, đành phải buông thõng hai bên chân. Bời vì thừa, tay anh run run, kìm không nổi, mồ hôi từ lòng bày tay chảy loang ra hai tay. Chỉ liếc nhìn thân chị một cái, một dải cầu vòng đã lướt qua trước mắt anh. Con người như bùng cháy, nhãn cầu bị thiêu nóng. Nhưng khi lướt nhanh ánh mắt, anh lại nhìn thấy miệng váy ở ngực căng phồng bởi gió từ dười hất lên. Chỗ váy ở ngực căng phồng, khi đuôi mắt anh mất cảnh giác đã vô tình nhìn thấy cặp vú, vừa trắng vừa to, ngồn ngộn và tròn như vòng tròn com pa, giống như chiếc bánh bao hấp, vừa nở vừa xốp sư đoàn trưởng thích ăn nhất do anh nhào bột tốt nhất và giữ độ lửa tốt nhất. Sư đoàn trưởng là người miền nam. Lưu Liên cũng là người miền nam. Cả hai đều gọi bánh bao hấp là màn thầu. Ngô Đại Vượng nhìn thấy già nửa vú Lưu Liên lộ ra, anh liền nghĩ ngay đến chiếc màn thầu vừa to vừa nở mình hấp, bỗng dưng rạo rực muốn thò tay vào….”
***
Diêm Liên Khoa (sinh 1958) là một nhà văn Trung Quốc chuyên viết tiểu thuyết.
Các sáng tác tiêu biểu: "Hạ nhật lạc" (夏日落), "Vì nhân dân phục vụ" (为人民服务), "Đinh trang mộng" (丁庄梦). Ông đã xuất bản trên 10 tập truyện ngắn. Thụ hoạt (受活), tập tiểu thuyết xuất bản năm 2004, đoạt rất nhiều giải thưởng của Trung Quốc.
Các tác phẩm của ông do mang tính châm biếm cao nên nhiều tác phẩm nổi tiếng vẫn đang bị cấm tại Trung Quốc. Diêm Liên Khoa cũng thừa nhận đã phải tự kiểm duyệt bằng cách viết song song 2 phiên bản của cùng một tác phẩm để tác phẩm đã tự kiểm duyệt có thể xuất bản trong nước, đồng thời giữ phiên bản gốc xuất bản ở nước ngoài.
Năm 1984 ông kết hôn cùng Trác Li Sa, năm 1985 sinh con trai Diêm Tung Nguy. Năm 2013 con trai kết hôn, năm 2014 cháu gái chào đời, hiện nay cả gia đình đều sống ở Bắc Kinh.
Tác phẩm xuất bản tại Việt nam:
Tứ Thư
Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng
Đinh Trang Mộng
Nàng Kim Liên Ở Trấn Tây Môn
...
Tiểu thuyết
"Ngục tình cảm", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 1991
"Nữ thanh niên tri thức cuối cùng", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa,1993
"Vòng sinh tử", Nhà xuất bản Minh Thiên, 1995
"Chào Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1997
"Nhật quang lưu niên",Nhà xuất bản Hoa Thành, 1998, Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
"Kiên ngạnh như thủy", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2009
"Gà chọi", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001
"Xuyên qua", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 2001
"Hạ nhật lạc", Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
"Thụ hoạt", Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2004; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2007
"Đinh trang mộng", Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật(Hongkong), 2006; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2006; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore),2006
Tuyển tập truyện
"Chuyện quê nhà", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1992
"Ngụ ngôn hòa bình", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 1994
"Đi đến thiên đường", Nhà xuất bản Thanh niên Trung Quốc, 1995
"Diêm Liên Khoa văn tập" (5 quyển), Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm, 1996
"Diêm Liên Khoa tập truyện tự tuyển chọn", Nhà xuất bản Văn nghệ Hà Nam, 1997
"Gia viên hoan lạc", Nhà xuất bản Bắc kinh, 1998
"Động Hoàng Kim", Nhà xuất bản Văn nghệ, 1998
"Sáng tối tròn khuyết: Lại nói về thiên cổ dâm phụ Phan Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1999
"Đi về hướng Đông Nam", Nhà xuất bản Nhà văn, 2000
"Bả Lâu thiên ca", Nhà xuất bản Văn nghệ Bắc Nhạc, 2001
"Ba chày gỗ", Nhà xuất bản Thế giới mới, 2002
"Năm tháng thôn quê", Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương,2002
"Ngày tháng năm",Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương, 2002; Nhà xuất bản Nguyệt San Minh Báo (Hongkong), 2009
"Kho tàng nhà văn đương đại" (Quyển về Diêm Liên Khoa), Nhà xuất bản Văn nghệ Nhân dân, 2003
"Thiên cung đồ", Nhà xuất bản Văn nghệ Giang Tô, 2005
"Chủ nghĩa lãng mạn cách mạng: Truyện ngắn tiêu biểu của Diêm Liên Khoa", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2006
"Mẹ là dòng sông", Nhà xuất bản Văn nghệ đại chúng, 2006
"Giấc mơ của người Dao Câu", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2007
"Diêm Liên Khoa văn tập" (12 quyển), Nhà xuất bản Nhật báo Nhân dân; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân,2007
"Tuyển tập tác phẩm của Diêm Liên Khoa" (17 quyển)
"Khu cấm số 4", "Thiên công đồ", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
"Đi về hướng Đông Nam", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
"Tuyển tập truyện của Diêm Liên Khoa", Tân địa văn hóa (Đài Bắc), 2010
"Tỉnh giấc đào viên", Hoàng Sơn thư xã,2010
"Phù dung kĩ nữ: Biên niên truyện vừa của Diên Liên Khoa (1988-1990)", tập 1, Nhà xuất bản văn nghệ Triết Giang, 2011
"Trung thổ hoàn hương: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1991-1993)"(tập 2),Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Dãy núi Bả Lâu: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1993-1996)"(Tập 3) Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Tỉnh giấc đào viên: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1996-2009)"(tập 4), Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Tuyển tập truyện ngắn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam,2013
"Diêm Liên Khoa đen trắng" – bốn truyện vừa (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014; Nhị ngư Văn hóa (Đài Bắc), 2014
"Vì nhân dân phục vụ" (Người tình của phu nhân sư trường); Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2005; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore), 2005; Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật (Hongkong),2005
"Phong nhã tụng",Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2008; Tập đoàn xuất bản Phượng Hoàng, 2008
"Tứ thư", Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2011; Nhà xuất bản Minh Báo (Hongkong),2011
"Tạc liệt chí", Nhà xuất bản Văn nghệ Thượng Hải, 2013; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2013
"Nhật tức" (Mặt trời đã tắt), Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc),2015
Tùy bút, tản văn
"Xiềng xích xám xịt", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1999
"Về nhà", Nhà xuất bản Giải phóng quân, 2002
"Đôi đũa hồng của bà đồng: Ghi chép đối thoại giữa nhà văn và tiến sĩ văn học" (viết chung cùng Lương Hồng), Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2002
"Vượt qua mọi biên giới: Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang,2005
"Đất vàng và cỏ xanh: Tản văn tình thân của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
"Kĩ xảo và linh hồn: Ghi chép đọc sách của Diêm Liên Khoa",Nhà xuất bản Hoa Thành,2008
"Phân chia và hợp lại: Diễn giảng văn học của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2009
"Tôi và cha chú", Ấn khắc văn học (Đài Bắc), 2009; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2009
"Hiện thực của tôi, chủ nghĩa của tôi: Ghi chép đối thoại văn học của Diêm Liên Khoa"(viết chung cùng Trương Học Hân); Nhà xuất bản văn học Nhân dân Trung Quốc,2011
"Hãy đợi đấy", Trung tâm xuất bản phương Đông,2011
"Phát hiện tiểu thuyết", Nhà xuất bản Đại học Nam Khai, 2011; Ấn khắc văn học (Đài Bắc),2011
"Nhà số 711", Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô, 2012; Nhà xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2012
Tản mạn: Tập diễn giảng ở nước ngoài của Diêm Liên Khoa, Nhà xuất bản Trung Tín, 2012
"Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2013
"Khó nhất của sáng tác là hồ đồ", Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc, 2013
"Những bài giảng ở hải ngoại", Nhà xuất bản Văn học Nhân dân Trung Quốc, 2013
"Ba dòng sông của hai người", "Cảm niệm", Nhị Ngư văn hóa (Đài Bắc), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2013, 2014
"Đi trên con đường của người khác: Ghi chép ngữ tứ của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 2014
"Hắc bạch Diêm Liên Khoa" – Bốn quyển tản văn (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014
"Trầm mặc và hổn hển: Văn học Trung Quốc như tôi đã trải qua", Ấn khắc (Đài Bắc), 2014
"12 tháng của hai thế hệ" (viết chung với Tưởng Phương Châu), Ấn khắc (Đài Bắc), 2015
Cũng đọc lời giới thiệu mà Boog mới biết Diêm Liên Khoa đi bộ đội, được đề bạt sĩ quan. Có lẽ môi trường quân ngũ cũng là tư liệu cho tác phẩm Người tình phu nhân sư trưởng.
Diêm Liên Khoa lựa chọn cho mình một con đường đi rất khác. Ông luôn chọn chủ đề là những gì đen tối, góc khuất của bộ mặt xã hội Trung Quốc. Chính vì thế mà các tác phẩm của ông “sách viết ở Trung Hoa, đón đọc khắp thế giới”. Trả lời phỏng vấn phóng viên nước ngoài nhà văn nói rằng: “Tôi tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, nhà văn có thể cho xuất bản bất cứ điều gì họ viết về Trung Quốc”.
Người tình phu nhân sư trưởng cũng không ngoại lệ. Nó là tác phẩm rất “nghịch tặc”.
Câu chuyện về mối tình vụng trộm của anh cần vụ Ngô Đại Vượng và Lưu Liên - phu nhân trẻ tuổi của vị sư trưởng vừa nhiều tuổi vừa liệt dương. Mối tình vụng trộm nhưng cũng vô cùng lãng mạn và đắm say. Nếu biết hai người không mặc gì, không ra khỏi nhà, đói ăn, mệt ngủ, tỉnh dậy làm tình suốt 7 ngày 7 đêm hẳn bạn sẽ biết được mức độ của nó như thế nào rồi đó.
Những tôn chỉ mục đích, lý tưởng của Mao chủ tịch được hai nhân vật thuộc nằm lòng tới từng dấu chấm dấu phẩy, vì nhân dân phục vụ. Nhưng những thần tượng được kính cẩn tôn thờ đều lần lượt bị đập phá tan tành để thể hiện tình yêu mãnh liệt, chân thành của mình.
Nhưng không chỉ là về mối tình vụng trộm đó mà mặt đen tối trong quân ngũ cũng được đề cập một cách chân thực. Các loại tham nhũng trong quân ngũ: từ chuyện hối lộ kinh khủng như gọi đi lính, đến vào đảng, chuyển sang lính tình nguyện và đề bạt cán bộ, từ các vụ lãng phí, lấy của công làm của riêng đến chuyện lấy tiền mua báo đảng ... các bạn sẽ thấy bóng hình nó trong tác phẩm.
Giọng kể của Diêm Liên Khoa có một cái gì đó rất cuốn hút, muốn đọc tiếp, đọc không hề bị chán. Sau khi đọc xong quyển này chính thức bị tác giả này dụ, sẽ đọc tiếp các tác phẩm đã xuất bản ở Việt Nam mà Boog có.
Review Binh Boog
***
Nhà Văn Diêm Liên Khoa viết xong tác phẩm “Người tình của phu nhân sư trưởng” (Vì nhân dân phục vụ) năm 2004. Với bối cảnh là thời kỳ cao điểm tôn thờ cá nhân 1967, sách viết về cuộc tình vụng trộm giữa chú lính cần vụ và bà vợ trẻ 32 tuổi của một ông tư lệnh sư đoàn bị liệt dương, trong đó họ cùng đập phá thần tượng khi làm tình để thể hiện tình yêu chân thực với nhau.
Dịch giả Vũ Công Hoan – Đã đoạt giải thưởng về văn học dịch. Chỉ trong vòng mười năm, ông đã chuyển ngữ 25 tác phẩm nổi tiếng của Trung Quốc, phần lớn là tiểu thuyết, trong đó có những tác phẩm có đẳng cấp cao như: Phế đô, Hoài niệm sói, Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ, Người đẹp tặng ta bùa mê… đã được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.
“…Anh nhìn thấy Lưu Liên đặt quyển sách lên đầu giường. Trên người chị chỉ mặc mỗi chiếc váy ngủ lụa hoa màu lam hồng. Bởi vì là váy ngủ, nên lỏng lẻo và rộng thùng thình, lúc nào cũng sẵn sàng tụt khỏi người. Anh lơ mơ nhớ ra, khi lên gác không thấy chị mặc váy ngủ. Bởi vì không bật điện, bóng tối trùm khắp nhà, vì vậy anh tin chắc Lưu Liên đã mặc váy từ trước, mà trong chốc lát anh đã không phát hiện hoặc nhìn thấy trong bóng hoàng hôn. Lúc này đèn bật sáng, quay đầu lại đương nhiên anh cũng đã phát hiện, đã nhìn thấy. Khỏi cần nói, riêng việc Lưu Liên mặc váy ngủ, chị cũng đã hiện ra trước mặt anh như một dải cầu vòng. Xét đến cùng, anh cũng là tiểu đội trưởng lâu năm đã lấy vợ, là một người hiếm có trong đại đội cảnh vệ, đã nhìn thấy đàn bà thật sự, mà vợ anh còn là con một của gia đình cán bộ công xã, là con em cán bộ nông thôn miền núi. Sở dĩ giống như một dải cầu vòng lướt qua trước mặt anh, là bởi vì trời oi bức, không biết Lưu Liên bật chiếc quạt điện có tuốc năng ở đầu giường từ khi nào. Chiếc quạt điện đầu lắc la lắc lư, mỗi lần gió thổi đến, lại hất tung chiếc váy của Lưu Liên, gió lùa trong váy từ chân lên cổ. Miệng váy hất lên chí ít cũng rộng một thước rưỡi. Mỗi lần váy hất lên, cặp giò của chị lại hở ra, vừa trắng nõn, vừa thon dài, lại nổi lên từng thớ thịt nây nây trên đùi. Nói một cách thực sự cầu thị, đâu là lần đầu tiên trong đời, Ngô Đại Vượng trông thấy đàn bà mặc váy ngủ, đúng là có một mùi thơm dầu hoa quế của đàn bà rất cuốn hút, từ dưới váy thoang thoảng bay ra, lan toả khắp nhà, chất dần lên, không những chẹt cổ khó thở, mà lòng bàn tay còn toá mồ hôi. Mười ngón tay anh đâm thừa, không biết để vào đâu, đành phải buông thõng hai bên chân. Bời vì thừa, tay anh run run, kìm không nổi, mồ hôi từ lòng bày tay chảy loang ra hai tay. Chỉ liếc nhìn thân chị một cái, một dải cầu vòng đã lướt qua trước mắt anh. Con người như bùng cháy, nhãn cầu bị thiêu nóng. Nhưng khi lướt nhanh ánh mắt, anh lại nhìn thấy miệng váy ở ngực căng phồng bởi gió từ dười hất lên. Chỗ váy ở ngực căng phồng, khi đuôi mắt anh mất cảnh giác đã vô tình nhìn thấy cặp vú, vừa trắng vừa to, ngồn ngộn và tròn như vòng tròn com pa, giống như chiếc bánh bao hấp, vừa nở vừa xốp sư đoàn trưởng thích ăn nhất do anh nhào bột tốt nhất và giữ độ lửa tốt nhất. Sư đoàn trưởng là người miền nam. Lưu Liên cũng là người miền nam. Cả hai đều gọi bánh bao hấp là màn thầu. Ngô Đại Vượng nhìn thấy già nửa vú Lưu Liên lộ ra, anh liền nghĩ ngay đến chiếc màn thầu vừa to vừa nở mình hấp, bỗng dưng rạo rực muốn thò tay vào….”
***
Diêm Liên Khoa (sinh 1958) là một nhà văn Trung Quốc chuyên viết tiểu thuyết.
Các sáng tác tiêu biểu: "Hạ nhật lạc" (夏日落), "Vì nhân dân phục vụ" (为人民服务), "Đinh trang mộng" (丁庄梦). Ông đã xuất bản trên 10 tập truyện ngắn. Thụ hoạt (受活), tập tiểu thuyết xuất bản năm 2004, đoạt rất nhiều giải thưởng của Trung Quốc.
Các tác phẩm của ông do mang tính châm biếm cao nên nhiều tác phẩm nổi tiếng vẫn đang bị cấm tại Trung Quốc. Diêm Liên Khoa cũng thừa nhận đã phải tự kiểm duyệt bằng cách viết song song 2 phiên bản của cùng một tác phẩm để tác phẩm đã tự kiểm duyệt có thể xuất bản trong nước, đồng thời giữ phiên bản gốc xuất bản ở nước ngoài.
Năm 1984 ông kết hôn cùng Trác Li Sa, năm 1985 sinh con trai Diêm Tung Nguy. Năm 2013 con trai kết hôn, năm 2014 cháu gái chào đời, hiện nay cả gia đình đều sống ở Bắc Kinh.
Tác phẩm xuất bản tại Việt nam:
Tứ Thư
Người Tình Phu Nhân Sư Trưởng
Đinh Trang Mộng
Nàng Kim Liên Ở Trấn Tây Môn
...
Tiểu thuyết
"Ngục tình cảm", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 1991
"Nữ thanh niên tri thức cuối cùng", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa,1993
"Vòng sinh tử", Nhà xuất bản Minh Thiên, 1995
"Chào Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1997
"Nhật quang lưu niên",Nhà xuất bản Hoa Thành, 1998, Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
"Kiên ngạnh như thủy", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2009
"Gà chọi", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 2001
"Xuyên qua", Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng quân, 2001
"Hạ nhật lạc", Công ty sự nghiệp xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2010
"Thụ hoạt", Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2004; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2007
"Đinh trang mộng", Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật(Hongkong), 2006; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2006; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore),2006
Tuyển tập truyện
"Chuyện quê nhà", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1992
"Ngụ ngôn hòa bình", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 1994
"Đi đến thiên đường", Nhà xuất bản Thanh niên Trung Quốc, 1995
"Diêm Liên Khoa văn tập" (5 quyển), Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm, 1996
"Diêm Liên Khoa tập truyện tự tuyển chọn", Nhà xuất bản Văn nghệ Hà Nam, 1997
"Gia viên hoan lạc", Nhà xuất bản Bắc kinh, 1998
"Động Hoàng Kim", Nhà xuất bản Văn nghệ, 1998
"Sáng tối tròn khuyết: Lại nói về thiên cổ dâm phụ Phan Kim Liên", Nhà xuất bản Văn nghệ Trung Quốc, 1999
"Đi về hướng Đông Nam", Nhà xuất bản Nhà văn, 2000
"Bả Lâu thiên ca", Nhà xuất bản Văn nghệ Bắc Nhạc, 2001
"Ba chày gỗ", Nhà xuất bản Thế giới mới, 2002
"Năm tháng thôn quê", Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương,2002
"Ngày tháng năm",Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương, 2002; Nhà xuất bản Nguyệt San Minh Báo (Hongkong), 2009
"Kho tàng nhà văn đương đại" (Quyển về Diêm Liên Khoa), Nhà xuất bản Văn nghệ Nhân dân, 2003
"Thiên cung đồ", Nhà xuất bản Văn nghệ Giang Tô, 2005
"Chủ nghĩa lãng mạn cách mạng: Truyện ngắn tiêu biểu của Diêm Liên Khoa", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 2006
"Mẹ là dòng sông", Nhà xuất bản Văn nghệ đại chúng, 2006
"Giấc mơ của người Dao Câu", Công ty xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2007
"Diêm Liên Khoa văn tập" (12 quyển), Nhà xuất bản Nhật báo Nhân dân; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân,2007
"Tuyển tập tác phẩm của Diêm Liên Khoa" (17 quyển)
"Khu cấm số 4", "Thiên công đồ", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
"Đi về hướng Đông Nam", Công ty xuất bản Vạn Quyển, 2009
"Tuyển tập truyện của Diêm Liên Khoa", Tân địa văn hóa (Đài Bắc), 2010
"Tỉnh giấc đào viên", Hoàng Sơn thư xã,2010
"Phù dung kĩ nữ: Biên niên truyện vừa của Diên Liên Khoa (1988-1990)", tập 1, Nhà xuất bản văn nghệ Triết Giang, 2011
"Trung thổ hoàn hương: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1991-1993)"(tập 2),Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Dãy núi Bả Lâu: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1993-1996)"(Tập 3) Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Tỉnh giấc đào viên: Biên niên truyện vừa của Diêm Liên Khoa (1996-2009)"(tập 4), Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2011
"Tuyển tập truyện ngắn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam,2013
"Diêm Liên Khoa đen trắng" – bốn truyện vừa (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014; Nhị ngư Văn hóa (Đài Bắc), 2014
"Vì nhân dân phục vụ" (Người tình của phu nhân sư trường); Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2005; Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông tư nhân Linh Tử (Singapore), 2005; Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật (Hongkong),2005
"Phong nhã tụng",Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2008; Tập đoàn xuất bản Phượng Hoàng, 2008
"Tứ thư", Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2011; Nhà xuất bản Minh Báo (Hongkong),2011
"Tạc liệt chí", Nhà xuất bản Văn nghệ Thượng Hải, 2013; Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc), 2013
"Nhật tức" (Mặt trời đã tắt), Nhà xuất bản Mạch Điền (Đài Bắc),2015
Tùy bút, tản văn
"Xiềng xích xám xịt", Nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa, 1999
"Về nhà", Nhà xuất bản Giải phóng quân, 2002
"Đôi đũa hồng của bà đồng: Ghi chép đối thoại giữa nhà văn và tiến sĩ văn học" (viết chung cùng Lương Hồng), Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong,2002
"Vượt qua mọi biên giới: Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang,2005
"Đất vàng và cỏ xanh: Tản văn tình thân của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
"Kĩ xảo và linh hồn: Ghi chép đọc sách của Diêm Liên Khoa",Nhà xuất bản Hoa Thành,2008
"Phân chia và hợp lại: Diễn giảng văn học của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Hoa Thành, 2008
Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Văn nghệ Triết Giang, 2009
"Tôi và cha chú", Ấn khắc văn học (Đài Bắc), 2009; Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2009
"Hiện thực của tôi, chủ nghĩa của tôi: Ghi chép đối thoại văn học của Diêm Liên Khoa"(viết chung cùng Trương Học Hân); Nhà xuất bản văn học Nhân dân Trung Quốc,2011
"Hãy đợi đấy", Trung tâm xuất bản phương Đông,2011
"Phát hiện tiểu thuyết", Nhà xuất bản Đại học Nam Khai, 2011; Ấn khắc văn học (Đài Bắc),2011
"Nhà số 711", Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tô, 2012; Nhà xuất bản Liên Kinh (Đài Bắc), 2012
Tản mạn: Tập diễn giảng ở nước ngoài của Diêm Liên Khoa, Nhà xuất bản Trung Tín, 2012
"Tản văn Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, 2013
"Khó nhất của sáng tác là hồ đồ", Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc, 2013
"Những bài giảng ở hải ngoại", Nhà xuất bản Văn học Nhân dân Trung Quốc, 2013
"Ba dòng sông của hai người", "Cảm niệm", Nhị Ngư văn hóa (Đài Bắc), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2013, 2014
"Đi trên con đường của người khác: Ghi chép ngữ tứ của Diêm Liên Khoa", Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 2014
"Hắc bạch Diêm Liên Khoa" – Bốn quyển tản văn (4 quyển), Nhà xuất bản Văn học Nhân dân, 2014
"Trầm mặc và hổn hển: Văn học Trung Quốc như tôi đã trải qua", Ấn khắc (Đài Bắc), 2014
"12 tháng của hai thế hệ" (viết chung với Tưởng Phương Châu), Ấn khắc (Đài Bắc), 2015