Nhạc Khí Dân Tộc Khmer Nam Bộ

Thể loại: Âm Nhạc
Tác giả : Đào Huy Quyền
  • Lượt đọc : 1
  • Kích thước : 35.66 MB
  • Số trang : 310
  • Đăng lúc : 8 tháng trước
  • Số lượt tải : 20
  • Số lượt xem : 433
  • Đọc trên điện thoại :
Cũng như các dân tộc khác sống trên lãnh thổ Việt Nam, qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Khmer đã sáng tạo ra một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng, đậm đặc về trữ lượng và thể loại. Tuy mỗi vùng, mỗi địa phương có những nét riêng, song nhìn chung, người Khmer Nam Bộ Việt Nam đều có những tương đồng trên tất cả các lĩnh vực văn hóa và đời sống. Từ lĩnh vực ăn, mặc, ở đến các phương thức canh tác lúa nước và hàng loạt các phong tục tập quán mang đậm nét văn hóa Khmer. Đặc biệt là nghệ thuật âm nhạc truyền thống với nhiều thể loại, hình thức biểu hiện khác nhau. Với dân ca Khmer Nam Bộ có các điệu hò, hát ngành nghề (dân ca lao động), hát phong tục và lễ nghi, hát trữ tình và sinh hoạt... Với nhạc cụ, người Khmer có dàn nhạc dân gian, dàn nhạc lễ, trong đó có hàng chục nhạc cụ khác nhau gồm nhóm gõ, nhóm thổi, nhóm dây... thể hiện rất rõ bản sắc của âm nhạc Khmer miền sông nước Cửu Long.

Trong những năm qua, với lòng say mê nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Các nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng, Đào Huy Quyền và Ngô Khị đã hoàn thành công trình nghiên cứu “Nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ”. Đây là công trình nghiên cứu được tổ chức Toyota Foundation tài trợ.

Bằng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dân tộc nhạc học kết hợp với việc đi thực địa, các tác giả đã công bố nhiều dữ liệu quan trọng, lý thú, làm cho người đọc hiểu được kho tàng nhạc khí Khmer Nam Bộ Việt Nam. Các tác giả đã áp dụng cả hai phương pháp phân loại dân gian và phương pháp hiện đại.

Phân loại theo phương pháp dân gian là căn cứ vào chất liệu chế tác, gồm 3 loại:
- Loại nhạc khí chế tác bằng chất liệu thiên nhiên.
- Loại nhạc khi chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại.
- Loại nhạc khí chế tác hoàn toàn bằng kim loại.
Phân loại theo phương pháp hiện đại là sử dụng nguyên tắc của các nhà âm học phương Tây và được chia thành 4 bộ:
- Bộ nhạc khí dây
- Bộ nhạc khí hơi.
- Bộ nhạc khí màng rung.
- Bộ nhạc khí tự thân vang.

Ngoài việc trình bày các nhạc khí theo bộ, các tác giả còn đưa ra cách tổ chức dàn nhạc Khmer. 9 dàn nhạc dân gian đã biên chế phục vụ cho cuộc sống ở phum sóc là một minh chứng cho sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp âm thanh tuyệt vời của họ.

Tôi đánh giá cao sự nỗ lực của các tác giả trong việc nghiên cứu nhạc khí dân tộc Khmer Nam Bộ Việt Nam, bởi những nghiên cứu công phu, nghiêm túc, khá đầy đủ được kết hợp giữa lý thuyết khoa học và thực tiễn. Những kết luận của công trình sẽ là cơ sở đáng tin cậy cho những ai muốn hiểu biết về kho tàng nhạc khí Khmer Nam Bộ Việt Nam.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

PGS.TS. Âm nhạc Nguyễn Thế Bảo