Rèn kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ Văn : Nghị luận xã hội

Thể loại: Lớp 12 ;Giáo dục
Tác giả : Lê Anh Xuân
  • Lượt đọc : 17
  • Kích thước : 80.78 MB
  • Số trang : 283
  • Đăng lúc : 4 tháng trước
  • Số lượt tải : 51
  • Số lượt xem : 360
  • Đọc trên điện thoại :
Trong chương trình Làm văn Trung học phổ thông, người học được tiếp xúc và rèn luyện với nhiều kiểu bài: miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Nhưng để thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học môn Ngữ văn chỉ tập trung vào kiểu bài nghị luận. Trong một thời gian khá dài, chương trình và để thi chỉ chú ý đến kiểu bài nghị luận văn học. Gần đây, cùng với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa, song song với việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học, học sinh còn phải học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận xã hội. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học năm học 2008 - 2009 do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành bao gồm cả câu hỏi về kiểu bài nghị luận xã hội. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thêm tài liệu phục vụ cho việc ôn và thi môn Ngữ văn có hiệu quả, chúng tôi biên soạn bộ sách Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT & thi đại học môn Ngữ văn. Bộ sách gồm hai cuốn: Nghị luận văn học và Nghị luận xã hội.
Cuốn Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT & thi đại học môn Ngữ văn - Nghị luận xã hội có cấu trúc gồm hai phần:
- Phần một: Khái quát về văn nghị luận xã hội. Phần này cung cấp cho người đọc những kiến thức chung nhất về nghị luận xã hội; hướng dẫn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận xã hội; cách làm các kiểu bài nghị luận xã hội cụ thể (nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội), cách giải quyết đối với từng dạng đề nghị luận xã hội (Đề bài yêu cầu nghị luận (trực tiếp) về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội; Để bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội được thể hiện qua một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, qua một ý thơ, ý văn,...; Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn để thuộc lĩnh vực xã hội nhưng xuất phát từ sự thể hiện của vấn để đó trong văn học) và cả một số lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội.
Mỗi vấn để trên được triển khai theo hướng kết hợp giữa cung cấp kiến thức cơ bản với rèn kĩ năng nhằm mục đích giúp thí sinh thuần thục các thao tác cần thiết khi làm bài thi môn Văn và biết cách viết một bài văn đạt điểm cao.
Phần hai: Giới thiệu các bài văn nghị luận xã hội. Phần này giới thiệu với bạn đọc 99 để văn nghị luận xã hội (bao gồm cả nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng xã hội) kèm theo bài viết tham khảo.
Cuốn sách chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và bạn đọc gần xa đề ấn phẩm này được hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả