Nhà văn Georges Simenon sinh ngày 13.2.1903 mất ngày 4.9.1989. Năm 16 tuổi, Simenon là chàng phóng viên trẻ viết tin vắn cho tờ La Gazette de Liège. Mỗi ngày, ông đạp xe đến các bót cảnh sát, nhà băng, sở cứu hỏa, những cuộc thi thể thao để lấy tin cho báo. Năm 1922, ông tới Paris hoa lệ.
Tiểu thuyết đầu tay Trên Chiếc Cầu Vòm Cung được xuất bản tại Liège (Bỉ) với bút danh Georges Sun. Nhưng sự thành công chưa vội đến với cây bút trẻ có hàng chục bút danh khác nhau này (Jean du Perry, Gom Gut, Christian Brull...). Mười năm miệt mài viết như người lao động khổ sai giúp ông thành thạo trong “tốc độ” sáng tác. Đây chính là thế mạnh của tác giả “bậc thầy trinh thám” sau này. “Suốt thời kỳ 1928-1931, ông chỉ viết những tác phẩm về Maigret, trung bình mỗi tháng một cuốn”, ông nổi tiếng như cồn khi tiểu thuyết trinh thám Con Chó Vàng (Le chien jaune, 1931) được xuất bản, với tên thật Georges Simenon. 11 tác phẩm in năm đó thì 10 cuốn là tiểu thuyết với nhân vật sáng tạo Thanh tra Maigret.
Một đời văn với hơn 300 tác phẩm viết bằng tiếng Pháp đã được xuất bản, người ta không khỏi thán phục năng lực sáng tác bền bỉ và trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Georges Simenon. Bậc thầy tiểu thuyết trình thám thật sự chinh phục hàng triệu người đọc tại nhiều nước trên thế giới. Hơn 80 tiểu thuyết Thanh tra Maigret không nằm trong thể loại truyện hình sự tầm thường. Giá trị văn học của tác phẩm đã được các nhà phê bình nhìn nhận. Sau ngày ông mất, Đại học Liège ở Bỉ đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Georges Simenon và đã xuất bản các tác phẩm nghiên cứu về ông.
Cho đến nay, chưa có nhà xuất bản nào tại Pháp in toàn bộ tác phẩm của Georges Simenon. Mới đây, các tiểu thuyết của ông được Nhà xuất bản Ommious in thành 25 tập Tất cả Simenon nhưng chưa đầy đủ. Còn ở Việt Nam mới chỉ có khoảng chục cuốn thuộc thể loại trinh thám hình sự của Georges Simenon.
Không học cao, không đọc nhiều, không quan hệ rộng và cũng chẳng mấy khi đi đâu xa, thế nhưng Georges Simenon lại lập kỷ lục về số sách bán được và làm giàu nhờ những tác phẩm được chuyển thể điện ảnh. Bị một số người xem thường suốt thời gian dài, nhà văn viết nhiều và viết nhanh này lại được những đồng nghiệp danh tiếng như André Gide, Henry Miller hết mực kính trọng.
Làm thế nào một người rời trường học từ lúc 15 tuổi và thừa nhận mình chưa bao giờ đọc những tác phẩm văn học cổ điển lại trở thành nhà văn viết tiếng Pháp có nhiều người đọc nhất và có tác phẩm được dịch nhiều nhất trên thế giới? Văn phong của Georges Simenon không có gì đặc biệt, không hoa mỹ và không có những hình ảnh ấn tượng. Vốn từ vựng của ông cũng rất hạn chế. Tiểu thuyết của ông không có nhiều yếu tố lịch sử hay triết học. Mọi nhân vật trong truyện đều thuộc tầng lớp trung lưu, có cuộc sống bình lặng, những thị dân tiểu tư sản, chung thủy với vợ, ít ngao du, không tham vọng, không chính kiến rõ rệt. Thế mà không khí trong tiểu thuyết của ông khiến người đọc phải nhớ mãi. Trong 60 năm cầm bút, Georges Simenon trải qua nhiều trào lưu văn nghệ; chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx và Tiểu thuyết mới, nhưng không trào lưu nào ảnh hưởng nơi ông. Để hiểu được phần nào bí quyết thành công của Georges Simenon, có lẽ cần trở lại thời thơ ấu của ông.
Gia đình sống quanh quẩn trong thành phố quê hương, chẳng mấy khi đi đâu xa. Để thay đổi số phận, năm 16 tuổi, Georges Simenon đến Paris. Vì sinh kế, chàng thanh niên trẻ làm đủ mọi công việc liên quan đến viết lách. Con người rất ít khi đọc sách ấy lại có một năng khiếu đặc biệt: Có thể cùng lúc là thư ký, nhà báo, nhà văn, và viết rất nhanh. Khi một nhà xuất bản yêu cầu một cuốn tiểu thuyết, câu hỏi đầu tiên của Georges Simenon luôn là: “Ông muốn có sách vào thứ sáu này hay tuần tới?” Ông viết nhiều và nhanh đến nỗi khi chưa đến 25 tuổi đã có rất nhiều bút danh. Tất cả các tác giả từng viết tiểu sử Georges Simenon đều nhận định: Để viết cuốn tiểu thuyết “Maigret” (tên vị thanh tra, nhân vật chính trong tiểu thuyết của Simenon), nhà văn chỉ cần 6 ngày và chỉ mất 9 ngày cho những tác phẩm khác mà ông gọi là “tiểu thuyết hắc” (romans durs). Cách viết nhanh như vậy giúp ông đạt được những thành công đầu tiên. Pietr le Letton (1931) là cuốn truyện mở đầu loạt truyện Maigret.
Trong vòng hai năm, ông viết hơn 20 tiểu thuyết, đem lại lợi nhuận lớn lao cho nhà xuất bản Fayard. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng, Maigret et monsieur Charles (Maigret và ông Charles) được xuất bản năm 1972. Những cuộc phiêu lưu của thanh tra Maigret trải dài trên 75 tiểu thuyết (với khoảng chừng 10 năm), mà nhân vật chính không già đi, trán không gợn một nếp nhăn. Từ tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối cùng, thanh tra Maigret vẫn ở tuổi 50. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tên Georges Simenon được ký trên hơn 200 cuốn tiểu thuyết và ông cũng viết ngần ấy tiểu thuyết với những bút danh khác (40 bút danh) và gần 1.000 truyện ngắn. Les fiançailles de monsieur Hire (Lễ Đính Hôn Của Ông Hire) và Le Chien Jaune (Con Chó Vàng) là những tác phẩm củng cố danh tiếng của ông.
Những trí thức ở Paris không muốn nhắc đến “kẻ xa lạ” trốn tránh kinh đô Ánh sáng và xem thường những nghi thức của xã hội thượng lưu. Nhiều người phê phán Georges Simenon không có văn phong. Ngoại trừ nhà văn Pháp André Gide và nhà văn Mỹ Henry Miller, Georges Simenon không giao tiếp với ai nên bị giới văn học cho “ra rìa”. Ông cũng giữ thái độ mập mờ, không cộng tác với ai, cũng chẳng phản kháng ai. Khi nước Pháp thoát khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức, cũng như nhiều nhà văn khác, Georges Simenon bị buộc nhiều tội, trong đó hai tội chính: Ký hợp đồng với một nhà sản xuất phim người Đức để chuyển thể 9 cuốn tiểu thuyết của ông và Christian Simenon, em trai ông, ủng hộ phong trào chống chế độ đại nghị ở Bỉ, bị kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1945, Georges Simenon rời châu Âu sang Mỹ, lưu lại đây 10 năm. Nhưng ở nơi sống mới, “nỗi ám ảnh viết lách” không hề dịu đi. Trái lại, trí tưởng tượng của ông càng thêm phong phú nhờ những chuyến phiêu lưu khám phá kinh đô điện ảnh Hollywood. Lúc này ở châu Âu, những lời lên án ông hợp tác với phát xít Đức đã nhạt đi. Georges Simenon sang Thụy Sĩ, sống trong một dinh thự mênh mông ở Epalinges, cách Lausanne 10km. Ông đã là một ngôi sao. Người tra tranh nhau đăng tiểu thuyết của ông trên các báo và chuyển thể thành phim. Từ La nuit du carrefour (1932) đến Monsieur Hire (1989), tổng cộng 56 tiểu thuyết chuyển thể.
Thêm một kỷ lục nữa: Georges Simenon trở nên giàu có nhờ số sách bán được và những bộ phim. Thoạt đầu, danh tiếng làm ông thích thú, nhưng rồi ông thấy chán ngán: “Tôi bán bản quyền và chẳng quan tâm nữa. Thậm chí tôi còn không đi xem phim”. Ở Epalinges, cuộc sống của ông rất bình lặng. Ông ít giao tiếp, dành toàn bộ thời gian để viết, đi dạo hai lần mỗi ngày, mỗi tháng gửi một bản thảo cho nhà xuất bản. Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến năm 1972, ông hầu như ngưng viết. Trước khi qua đời năm 1989, ông cho xuất bản 20 tác phẩm tự truyện. Sách của Georges Simenon được dịch sang 50 thứ tiếng. Trong bảng xếp hạng các sách được dịch nhiều nhất trên thế giới, sách của Georges Simenon và Agatha Christie chỉ xếp sau Kinh Thánh và các tác phẩm của Karl Marx.
Cùng với việc viết lách, phụ nữ là mối quan tâm lớn của đời ông. Có nhiều lời đồn đoán về “năng lực tình ái” phi thường của Georges Simenon. Ông từng khoe đã yêu 10.000 phụ nữ. Denyse, người vợ thứ hai, cho biết lúc tuổi xế bóng, Georges Simenon vẫn chăn gối 3 lần mỗi ngày. Bà bếp tiết lộ đã dan díu với ông chủ Georges Simenon trong một thời gian dài, và trong lúc đi dạo, cha đẻ của Maigret lại tìm quên trong vòng tay của một cô gái làng chơi. Sinh hoạt tình dục sôi nổi ấy lại không để lại một dấu vết nào trong tác phẩm của Georges Simenon. Bà Maigret là một phụ nữ tiểu tư sản, mờ nhạt và lệ thuộc, luôn ngưỡng mộ chồng. Điểm này cũng là một bí ẩn của Georges Simenon.
Ông kết hôn lần đầu tiên năm 19 tuổi với Tigy, có một con trai tên Marc. Marc kết hôn với nữ diễn viên nổi tiếng Mylène Demongeot, Georges Simenon cũng có quan hệ tình ái với ngôi sao nhạc kịch Joséphine Baker và suýt ly hôn với Tigy. Năm 1945, Georges Simenon gặp Denyse Ouimet, thoạt đầu là thư ký của ông, rồi trở thành người tình, người vợ, Georges Simenon và Denyse có 3 con: John, Mary và Pierre.
***
Maigret ngậm tẩu hút từng hơi ngắn và lặng lẽ nhìn gã Albert. Có lẽ ông bắt chước diễn viên sân khấu, ngừng nói để cho những lời sắp nói có thêm trọng lượng. Thật tình, ông không chủ tâm gây ấn tượng như vậy. Ông đang nghĩ đến Louise Laboine và hầu như không nhìn thấy khuôn mặt của gã bán rượu đứng đối diện. Suốt thời gian ngồi trong tiệm Ngôi sao, ông cố hình dung lúc cô gái mặc chiếc áo dạ hội tiều tuỵ và cái áo choàng nhung hơi rộng bước vào phòng đầy khách, trong khi Janvier xuống dưới nhà gọi điện thoại.
Một lát sau, ông nói nhỏ:
— Thế đấy, thoạt nghe câu chuyện rất hợp lí và quá hợp lí là đằng khác. Nếu như không hiểu biết cô gái thì tôi tin ngay.
Gã Albert ngạc nhiên, thốt lên không kìm được:
— Thanh tra biết tên cô ta à?
— Tôi đi đến chỗ tìm hiểu cô ta rất kĩ.
Ngay lúc này, khi đang nói với Albert, ông có thể nhìn thấy Louise Laboine trốn dưới gầm giường bà Poré và về sau khi cãi nhau với Jeanine Armenieu thì trốn trong căn buồng chung tại phố Ponthieu. Ông cũng hình dung thấy cô gái trọ trong cái khách sạn bẩn thỉu nằm trong phố Aboukir và cả những khi cô ta đi trong gió rét bên ngoài cửa hiệu nằm trong đại lộ Magenta.
Ông có thể nhắc lại từng lời người ta kể cho ông biết về Louise Laboine, từ bà gác cổng cho đến bà Crêmieux. Ông nhìn thấy cô gái bước vào tiệm Maxim's, và một tháng sau đó thì tìm cách lách giữa đám đông khách đến dự đám cưới tại tiệm Roméo.
— Việc đầu tiên là, không chắc cô ta dám tìm ghế ngồi trong tiệm. Bởi vì cô gái cảm thấy mình như con cá bị mắc cạn khi mọi người chằm chằm nhìn cô và để ý chiếc áo cũ cô đang mặc. Cho dù cô ta tìm được ghế ngồi thì khó lòng cô ta dám gọi martini uống. Anh mắc sai lầm là coi cô ta như mọi phụ nữ đến tiệm anh uống rượu. Khi tôi hỏi cô gái uống gì, anh trả lời như cái máy, không cần moi lại trí nhớ: “Một cốc martini”.
— Quả thật cô ta chẳng uống gì cả. - Gã Albert thừa nhận.
— Mà cô ta cũng chẳng dám đi xuống tầng hầm đọc thư. Trong các quán rượu như quán của anh chỉ có khách quen đến uống đều đặn, đầu cầu thang không treo biển báo. Dù có treo thì tôi cũng không tin cô ta dám có gan lách đằng sau lưng hai chục khách đang say bí tỉ để đi xuống tầng hầm. Báo cũng không đăng tin đầy đủ về kết quả mổ tử thi. Khi mổ dạ dày thấy có rượu, nhưng báo không nói đó là rượu rhum. Còn martini là một sự pha trộn giữa rượu gin và rượu vermouth.
Có lẽ vì vẫn còn đang suy nghĩ về Louise Laboine, nên thanh tra Maigret không tỏ dấu hiệu đắc thắng. Ông nói nhỏ, như thể nói chỉ để cho mình nghe:
— Có thật anh đưa thư cho cô ta không?
— Tôi có đưa cho cô ta một bức thư.
— Anh muốn nói một cái phong bì phải không?
— Vâng.
— Trong có một tờ giấy trắng?
— Vâng.
— Anh bóc thư thật xem lúc nào?
— Ngay khi tôi được tin Jimmy “bay sang Mỹ”.
— Anh cho người theo dõi hắn tới tận phi trường Orly?
— Vâng.
— Sao vậy? Anh vẫn chưa biết đầu đuôi câu chuyện cơ mà?
— Khi một gã vừa được ra tù, cất công bay vượt Đại Tây Dương, cốt để đưa tin cho một cô gái thì đó phải là một tin quan trọng.
— Anh vẫn còn giữ bức thư đó?
— Tôi đã huỷ đi rồi.
Maigret tin Albert nói thật, nhưng ông thuyết phục gã đừng tìm cách nói quanh co.
— Thư nói gì?
— Thư viết đại loại như sau:
“Cho đến nay bố không chú ý đến con nhiều, nhưng một ngày kia con sẽ hiểu điều đó, như vậy sẽ tốt đẹp với con hơn. Dù có ai nói gì, con cũng đừng có ý nghĩ quá khắt khe về bố. Hai bố con ta, mỗi người đã chọn con đường riêng trong cuộc đời, lắm khi ở lứa tuổi con suy nghĩ thiếu sức phán đoán, vì vậy đừng phải để ân hận.
Con có thể tin ở người đến trao bức thư này. Lúc con nhận được thư, có thể bố đã qua đời. Bố đã già rồi, con đừng lấy thế làm buồn phiền.
Bố khuây khoả thấy từ nay con sẽ được cung cấp đầy đủ cái ăn cái mặc. Con cố xoay sở lấy giấy thông hành đi Mỹ càng sớm càng tốt. Có lẽ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường, con đã được nghe nói về khu ngoại ô Brooklyn ở Thành phố New York. Con căn cứ theo địa chỉ dưới đây tìm đến một người thợ may Ba Lan nhỏ người, có tên là...”
Gã Albert ngừng, không nói. Maigret ra hiệu cho gã nói tiếp.
— Tôi không nhớ nữa..
— Anh có nhớ.
— Thôi được!... “Tên là Lukasek sẽ trao cho con một món tiền bằng giấy bạc...”
— Có thế thôi?
— Thư còn thêm mấy dòng tình cảm nữa, tôi không nhớ rõ.
— Anh có nhớ địa chỉ Lukasek không?
— Có. Số 1214, phố 37.
— Anh tìm ai giúp?
Một lần nữa gã Albert lại mưu toan không trả lời. Nhưng cái nhìn dữ dội của Maigret khiến gã chịu nhượng bộ.
— Tôi trao thư cho một thằng bạn.
— Ai?
— Bianchi.
— Hắn vẫn còn chung chạ với con Jeanne Lớn chứ?
Tên Bianchi bị tình nghi là thủ lĩnh một băng cướp người đảo Corse và đã bị Maigret bắt giữ ít nhất là mười lần, nhưng chỉ có một lần ông có đủ chứng cứ tống giam hắn trong năm năm.
Thanh tra Maigret đứng dậy, mở cửa bước vào phòng bên cạnh, gọi:
— Torrence có đấy không?
Có người đi tìm Torrence.
— Anh hãy mang hai hay ba người đi theo. Điều tra chắc chắn xem Jeanne Lớn còn sống tại phố Lepic không. Anh có thể tìm thấy Bianchi trong phòng nó đấy. Nếu không thấy thằng Bianchi, thì bắt con Jeanne Lớn nói cho biết nó ở đâu. Anh phải thận trọng, có thể đánh nhau đấy.
Gã Albert nghe Maigret nói nét mặt y không biểu lộ vẻ xúc động.
— Anh nói tiếp đi.
— Thanh tra còn muốn biết gì thêm nữa?
— Thằng Bianchi không thể sai bất kỳ ai sang Mỹ tìm đến Lukasek lấy tiền. Hẳn tên Ba Lan này đã nhận được chỉ thị, đòi cô gái đưa chứng minh thư cho xem.
Gã Albert không trả lời vì lý lẽ đã quá rõ ràng.
— Vì vậy anh đợi cô gái tìm đến tiệm Pickwick's?
— Chúng tôi không có ý định giết cô ta.
Gã ngạc nhiên thấy thanh tra Maigret tra lời:
— Tôi tin anh nói thật.
Bọn chúng đều là những tên nhà nghề, vì vậy chúng không muốn mạo hiểm một cách không cần thiết. Chúng cốt sao lấy được tấm chứng minh thư của Louise Laboine, và sau khi đoạt được, chúng sẽ kiếm giấy thông hành cho một tên đồng loã giả dành cô gái.
— Lúc đó Bianchi có mặt trong tiệm chứ?
— Vâng.
— Cô gái không bóc thư xem mà bỏ đi ngay?
— Vâng.
— Ông trùm của anh cho xe hơi đậu ngoài cửa tiệm?
— Vâng, tên Tatoué cầm lái. Tôi nói tiếp được chứ?
— Louise bị theo dõi?
— Mãi sau này khi chúng kể lại, tôi mới biết, lúc đó tôi không có mặt. Sau khi xảy ra sự việc, tên Tatoué đâm hoảng, đã bỏ trốn. Nhưng tôi khuyên các ông đừng tìm nó ở Paris, mất thời giờ vô ích.
— Nó bỏ trốn đi Marseille?
— Có thể lắm.
— Chắc chúng có ý định đoạt cái ví xách tay của cô gái?
— Vâng. Thoạt tiên chúng cho xe vượt quá, đợi cô gái tới ngang tầm, Bianchi mới nhảy ra khỏi xe. Lúc đó đường phố vắng người. Tên Bianchi vồ lấy cái ví xách, không ngờ rằng cái ví xách lại có một sợi dây xích xoắn xung quanh cổ tay cô gái làm cô ta ngã khuỵu xuống. Nó đánh vào mặt khi thấy cô gái định há miệng kêu. Có lẽ lúc ấy cô ta đã túm chặt lấy Bianchi, gọi người cầu cứu, nên nó rút dùi cui trong túi ra, đánh vào mặt.
— Anh bịa ra câu chuyện về tên Mỹ thứ hai, cốt để tống khứ được lão Lognon đi phải không?
— Vâng, lão Malgracieux bị tôi bịp cho. Nhưng ở địa vị tôi thử hỏi thanh tra sẽ làm gì khác hơn được?
Dẫu sao thì Lognon vẫn đi trước Trung tâm Cảnh sát trong phần lớn cuộc điều tra. Nếu lão chịu khó đặt mình vào tâm trạng Louise Laboine thì lão đã thành công, cái thành công mà chính lão chờ đợi từ bao lâu nay, đến nỗi lão không dám tin vào điều đó nữa.
Lúc này, khi đi trên con tàu từ Bruxelles trở về Paris, lão đang suy nghĩ những gì? Hơn lúc nào hết, lão cảm thấy toàn thế giới liên kết chống lại lão, nên có thể lão đang nguyền rủa cái số phận hẩm hiu của mình. Lão không phạm một sai lầm kỹ thuật nào, và không có một lớp đào tạo nào dạy người làm công tác điều tra phải đặt mình vào địa vị một cô gái bị bà mẹ nửa rồ nửa dại nuôi nấng tại Nice.
Từ bao năm trời, Louise cố tình tìm một chỗ đứng trong cuộc sống nhưng không thành công, vì thế giới đó làm cô hoang mang và ngỡ ngàng. Cô đã bám một cách tuyệt vọng vào người đầu tiên gặp gỡ, nhưng đã bị người đó bỏ rơi trong cơn hoạn nạn. Còn lại một mình, cô dốc hết sức để đương đầu với một thế giới đối kháng và cố tìm cách học các qui luật của trò chơi.
Tiểu thuyết đầu tay Trên Chiếc Cầu Vòm Cung được xuất bản tại Liège (Bỉ) với bút danh Georges Sun. Nhưng sự thành công chưa vội đến với cây bút trẻ có hàng chục bút danh khác nhau này (Jean du Perry, Gom Gut, Christian Brull...). Mười năm miệt mài viết như người lao động khổ sai giúp ông thành thạo trong “tốc độ” sáng tác. Đây chính là thế mạnh của tác giả “bậc thầy trinh thám” sau này. “Suốt thời kỳ 1928-1931, ông chỉ viết những tác phẩm về Maigret, trung bình mỗi tháng một cuốn”, ông nổi tiếng như cồn khi tiểu thuyết trinh thám Con Chó Vàng (Le chien jaune, 1931) được xuất bản, với tên thật Georges Simenon. 11 tác phẩm in năm đó thì 10 cuốn là tiểu thuyết với nhân vật sáng tạo Thanh tra Maigret.
Một đời văn với hơn 300 tác phẩm viết bằng tiếng Pháp đã được xuất bản, người ta không khỏi thán phục năng lực sáng tác bền bỉ và trí tưởng tượng phong phú của nhà văn Georges Simenon. Bậc thầy tiểu thuyết trình thám thật sự chinh phục hàng triệu người đọc tại nhiều nước trên thế giới. Hơn 80 tiểu thuyết Thanh tra Maigret không nằm trong thể loại truyện hình sự tầm thường. Giá trị văn học của tác phẩm đã được các nhà phê bình nhìn nhận. Sau ngày ông mất, Đại học Liège ở Bỉ đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Georges Simenon và đã xuất bản các tác phẩm nghiên cứu về ông.
Cho đến nay, chưa có nhà xuất bản nào tại Pháp in toàn bộ tác phẩm của Georges Simenon. Mới đây, các tiểu thuyết của ông được Nhà xuất bản Ommious in thành 25 tập Tất cả Simenon nhưng chưa đầy đủ. Còn ở Việt Nam mới chỉ có khoảng chục cuốn thuộc thể loại trinh thám hình sự của Georges Simenon.
Không học cao, không đọc nhiều, không quan hệ rộng và cũng chẳng mấy khi đi đâu xa, thế nhưng Georges Simenon lại lập kỷ lục về số sách bán được và làm giàu nhờ những tác phẩm được chuyển thể điện ảnh. Bị một số người xem thường suốt thời gian dài, nhà văn viết nhiều và viết nhanh này lại được những đồng nghiệp danh tiếng như André Gide, Henry Miller hết mực kính trọng.
Làm thế nào một người rời trường học từ lúc 15 tuổi và thừa nhận mình chưa bao giờ đọc những tác phẩm văn học cổ điển lại trở thành nhà văn viết tiếng Pháp có nhiều người đọc nhất và có tác phẩm được dịch nhiều nhất trên thế giới? Văn phong của Georges Simenon không có gì đặc biệt, không hoa mỹ và không có những hình ảnh ấn tượng. Vốn từ vựng của ông cũng rất hạn chế. Tiểu thuyết của ông không có nhiều yếu tố lịch sử hay triết học. Mọi nhân vật trong truyện đều thuộc tầng lớp trung lưu, có cuộc sống bình lặng, những thị dân tiểu tư sản, chung thủy với vợ, ít ngao du, không tham vọng, không chính kiến rõ rệt. Thế mà không khí trong tiểu thuyết của ông khiến người đọc phải nhớ mãi. Trong 60 năm cầm bút, Georges Simenon trải qua nhiều trào lưu văn nghệ; chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx và Tiểu thuyết mới, nhưng không trào lưu nào ảnh hưởng nơi ông. Để hiểu được phần nào bí quyết thành công của Georges Simenon, có lẽ cần trở lại thời thơ ấu của ông.
Gia đình sống quanh quẩn trong thành phố quê hương, chẳng mấy khi đi đâu xa. Để thay đổi số phận, năm 16 tuổi, Georges Simenon đến Paris. Vì sinh kế, chàng thanh niên trẻ làm đủ mọi công việc liên quan đến viết lách. Con người rất ít khi đọc sách ấy lại có một năng khiếu đặc biệt: Có thể cùng lúc là thư ký, nhà báo, nhà văn, và viết rất nhanh. Khi một nhà xuất bản yêu cầu một cuốn tiểu thuyết, câu hỏi đầu tiên của Georges Simenon luôn là: “Ông muốn có sách vào thứ sáu này hay tuần tới?” Ông viết nhiều và nhanh đến nỗi khi chưa đến 25 tuổi đã có rất nhiều bút danh. Tất cả các tác giả từng viết tiểu sử Georges Simenon đều nhận định: Để viết cuốn tiểu thuyết “Maigret” (tên vị thanh tra, nhân vật chính trong tiểu thuyết của Simenon), nhà văn chỉ cần 6 ngày và chỉ mất 9 ngày cho những tác phẩm khác mà ông gọi là “tiểu thuyết hắc” (romans durs). Cách viết nhanh như vậy giúp ông đạt được những thành công đầu tiên. Pietr le Letton (1931) là cuốn truyện mở đầu loạt truyện Maigret.
Trong vòng hai năm, ông viết hơn 20 tiểu thuyết, đem lại lợi nhuận lớn lao cho nhà xuất bản Fayard. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng, Maigret et monsieur Charles (Maigret và ông Charles) được xuất bản năm 1972. Những cuộc phiêu lưu của thanh tra Maigret trải dài trên 75 tiểu thuyết (với khoảng chừng 10 năm), mà nhân vật chính không già đi, trán không gợn một nếp nhăn. Từ tác phẩm đầu tiên cho đến tác phẩm cuối cùng, thanh tra Maigret vẫn ở tuổi 50. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tên Georges Simenon được ký trên hơn 200 cuốn tiểu thuyết và ông cũng viết ngần ấy tiểu thuyết với những bút danh khác (40 bút danh) và gần 1.000 truyện ngắn. Les fiançailles de monsieur Hire (Lễ Đính Hôn Của Ông Hire) và Le Chien Jaune (Con Chó Vàng) là những tác phẩm củng cố danh tiếng của ông.
Những trí thức ở Paris không muốn nhắc đến “kẻ xa lạ” trốn tránh kinh đô Ánh sáng và xem thường những nghi thức của xã hội thượng lưu. Nhiều người phê phán Georges Simenon không có văn phong. Ngoại trừ nhà văn Pháp André Gide và nhà văn Mỹ Henry Miller, Georges Simenon không giao tiếp với ai nên bị giới văn học cho “ra rìa”. Ông cũng giữ thái độ mập mờ, không cộng tác với ai, cũng chẳng phản kháng ai. Khi nước Pháp thoát khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức, cũng như nhiều nhà văn khác, Georges Simenon bị buộc nhiều tội, trong đó hai tội chính: Ký hợp đồng với một nhà sản xuất phim người Đức để chuyển thể 9 cuốn tiểu thuyết của ông và Christian Simenon, em trai ông, ủng hộ phong trào chống chế độ đại nghị ở Bỉ, bị kết án tử hình vắng mặt.
Năm 1945, Georges Simenon rời châu Âu sang Mỹ, lưu lại đây 10 năm. Nhưng ở nơi sống mới, “nỗi ám ảnh viết lách” không hề dịu đi. Trái lại, trí tưởng tượng của ông càng thêm phong phú nhờ những chuyến phiêu lưu khám phá kinh đô điện ảnh Hollywood. Lúc này ở châu Âu, những lời lên án ông hợp tác với phát xít Đức đã nhạt đi. Georges Simenon sang Thụy Sĩ, sống trong một dinh thự mênh mông ở Epalinges, cách Lausanne 10km. Ông đã là một ngôi sao. Người tra tranh nhau đăng tiểu thuyết của ông trên các báo và chuyển thể thành phim. Từ La nuit du carrefour (1932) đến Monsieur Hire (1989), tổng cộng 56 tiểu thuyết chuyển thể.
Thêm một kỷ lục nữa: Georges Simenon trở nên giàu có nhờ số sách bán được và những bộ phim. Thoạt đầu, danh tiếng làm ông thích thú, nhưng rồi ông thấy chán ngán: “Tôi bán bản quyền và chẳng quan tâm nữa. Thậm chí tôi còn không đi xem phim”. Ở Epalinges, cuộc sống của ông rất bình lặng. Ông ít giao tiếp, dành toàn bộ thời gian để viết, đi dạo hai lần mỗi ngày, mỗi tháng gửi một bản thảo cho nhà xuất bản. Cuộc sống cứ thế trôi đi cho đến năm 1972, ông hầu như ngưng viết. Trước khi qua đời năm 1989, ông cho xuất bản 20 tác phẩm tự truyện. Sách của Georges Simenon được dịch sang 50 thứ tiếng. Trong bảng xếp hạng các sách được dịch nhiều nhất trên thế giới, sách của Georges Simenon và Agatha Christie chỉ xếp sau Kinh Thánh và các tác phẩm của Karl Marx.
Cùng với việc viết lách, phụ nữ là mối quan tâm lớn của đời ông. Có nhiều lời đồn đoán về “năng lực tình ái” phi thường của Georges Simenon. Ông từng khoe đã yêu 10.000 phụ nữ. Denyse, người vợ thứ hai, cho biết lúc tuổi xế bóng, Georges Simenon vẫn chăn gối 3 lần mỗi ngày. Bà bếp tiết lộ đã dan díu với ông chủ Georges Simenon trong một thời gian dài, và trong lúc đi dạo, cha đẻ của Maigret lại tìm quên trong vòng tay của một cô gái làng chơi. Sinh hoạt tình dục sôi nổi ấy lại không để lại một dấu vết nào trong tác phẩm của Georges Simenon. Bà Maigret là một phụ nữ tiểu tư sản, mờ nhạt và lệ thuộc, luôn ngưỡng mộ chồng. Điểm này cũng là một bí ẩn của Georges Simenon.
Ông kết hôn lần đầu tiên năm 19 tuổi với Tigy, có một con trai tên Marc. Marc kết hôn với nữ diễn viên nổi tiếng Mylène Demongeot, Georges Simenon cũng có quan hệ tình ái với ngôi sao nhạc kịch Joséphine Baker và suýt ly hôn với Tigy. Năm 1945, Georges Simenon gặp Denyse Ouimet, thoạt đầu là thư ký của ông, rồi trở thành người tình, người vợ, Georges Simenon và Denyse có 3 con: John, Mary và Pierre.
***
Maigret ngậm tẩu hút từng hơi ngắn và lặng lẽ nhìn gã Albert. Có lẽ ông bắt chước diễn viên sân khấu, ngừng nói để cho những lời sắp nói có thêm trọng lượng. Thật tình, ông không chủ tâm gây ấn tượng như vậy. Ông đang nghĩ đến Louise Laboine và hầu như không nhìn thấy khuôn mặt của gã bán rượu đứng đối diện. Suốt thời gian ngồi trong tiệm Ngôi sao, ông cố hình dung lúc cô gái mặc chiếc áo dạ hội tiều tuỵ và cái áo choàng nhung hơi rộng bước vào phòng đầy khách, trong khi Janvier xuống dưới nhà gọi điện thoại.
Một lát sau, ông nói nhỏ:
— Thế đấy, thoạt nghe câu chuyện rất hợp lí và quá hợp lí là đằng khác. Nếu như không hiểu biết cô gái thì tôi tin ngay.
Gã Albert ngạc nhiên, thốt lên không kìm được:
— Thanh tra biết tên cô ta à?
— Tôi đi đến chỗ tìm hiểu cô ta rất kĩ.
Ngay lúc này, khi đang nói với Albert, ông có thể nhìn thấy Louise Laboine trốn dưới gầm giường bà Poré và về sau khi cãi nhau với Jeanine Armenieu thì trốn trong căn buồng chung tại phố Ponthieu. Ông cũng hình dung thấy cô gái trọ trong cái khách sạn bẩn thỉu nằm trong phố Aboukir và cả những khi cô ta đi trong gió rét bên ngoài cửa hiệu nằm trong đại lộ Magenta.
Ông có thể nhắc lại từng lời người ta kể cho ông biết về Louise Laboine, từ bà gác cổng cho đến bà Crêmieux. Ông nhìn thấy cô gái bước vào tiệm Maxim's, và một tháng sau đó thì tìm cách lách giữa đám đông khách đến dự đám cưới tại tiệm Roméo.
— Việc đầu tiên là, không chắc cô ta dám tìm ghế ngồi trong tiệm. Bởi vì cô gái cảm thấy mình như con cá bị mắc cạn khi mọi người chằm chằm nhìn cô và để ý chiếc áo cũ cô đang mặc. Cho dù cô ta tìm được ghế ngồi thì khó lòng cô ta dám gọi martini uống. Anh mắc sai lầm là coi cô ta như mọi phụ nữ đến tiệm anh uống rượu. Khi tôi hỏi cô gái uống gì, anh trả lời như cái máy, không cần moi lại trí nhớ: “Một cốc martini”.
— Quả thật cô ta chẳng uống gì cả. - Gã Albert thừa nhận.
— Mà cô ta cũng chẳng dám đi xuống tầng hầm đọc thư. Trong các quán rượu như quán của anh chỉ có khách quen đến uống đều đặn, đầu cầu thang không treo biển báo. Dù có treo thì tôi cũng không tin cô ta dám có gan lách đằng sau lưng hai chục khách đang say bí tỉ để đi xuống tầng hầm. Báo cũng không đăng tin đầy đủ về kết quả mổ tử thi. Khi mổ dạ dày thấy có rượu, nhưng báo không nói đó là rượu rhum. Còn martini là một sự pha trộn giữa rượu gin và rượu vermouth.
Có lẽ vì vẫn còn đang suy nghĩ về Louise Laboine, nên thanh tra Maigret không tỏ dấu hiệu đắc thắng. Ông nói nhỏ, như thể nói chỉ để cho mình nghe:
— Có thật anh đưa thư cho cô ta không?
— Tôi có đưa cho cô ta một bức thư.
— Anh muốn nói một cái phong bì phải không?
— Vâng.
— Trong có một tờ giấy trắng?
— Vâng.
— Anh bóc thư thật xem lúc nào?
— Ngay khi tôi được tin Jimmy “bay sang Mỹ”.
— Anh cho người theo dõi hắn tới tận phi trường Orly?
— Vâng.
— Sao vậy? Anh vẫn chưa biết đầu đuôi câu chuyện cơ mà?
— Khi một gã vừa được ra tù, cất công bay vượt Đại Tây Dương, cốt để đưa tin cho một cô gái thì đó phải là một tin quan trọng.
— Anh vẫn còn giữ bức thư đó?
— Tôi đã huỷ đi rồi.
Maigret tin Albert nói thật, nhưng ông thuyết phục gã đừng tìm cách nói quanh co.
— Thư nói gì?
— Thư viết đại loại như sau:
“Cho đến nay bố không chú ý đến con nhiều, nhưng một ngày kia con sẽ hiểu điều đó, như vậy sẽ tốt đẹp với con hơn. Dù có ai nói gì, con cũng đừng có ý nghĩ quá khắt khe về bố. Hai bố con ta, mỗi người đã chọn con đường riêng trong cuộc đời, lắm khi ở lứa tuổi con suy nghĩ thiếu sức phán đoán, vì vậy đừng phải để ân hận.
Con có thể tin ở người đến trao bức thư này. Lúc con nhận được thư, có thể bố đã qua đời. Bố đã già rồi, con đừng lấy thế làm buồn phiền.
Bố khuây khoả thấy từ nay con sẽ được cung cấp đầy đủ cái ăn cái mặc. Con cố xoay sở lấy giấy thông hành đi Mỹ càng sớm càng tốt. Có lẽ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường, con đã được nghe nói về khu ngoại ô Brooklyn ở Thành phố New York. Con căn cứ theo địa chỉ dưới đây tìm đến một người thợ may Ba Lan nhỏ người, có tên là...”
Gã Albert ngừng, không nói. Maigret ra hiệu cho gã nói tiếp.
— Tôi không nhớ nữa..
— Anh có nhớ.
— Thôi được!... “Tên là Lukasek sẽ trao cho con một món tiền bằng giấy bạc...”
— Có thế thôi?
— Thư còn thêm mấy dòng tình cảm nữa, tôi không nhớ rõ.
— Anh có nhớ địa chỉ Lukasek không?
— Có. Số 1214, phố 37.
— Anh tìm ai giúp?
Một lần nữa gã Albert lại mưu toan không trả lời. Nhưng cái nhìn dữ dội của Maigret khiến gã chịu nhượng bộ.
— Tôi trao thư cho một thằng bạn.
— Ai?
— Bianchi.
— Hắn vẫn còn chung chạ với con Jeanne Lớn chứ?
Tên Bianchi bị tình nghi là thủ lĩnh một băng cướp người đảo Corse và đã bị Maigret bắt giữ ít nhất là mười lần, nhưng chỉ có một lần ông có đủ chứng cứ tống giam hắn trong năm năm.
Thanh tra Maigret đứng dậy, mở cửa bước vào phòng bên cạnh, gọi:
— Torrence có đấy không?
Có người đi tìm Torrence.
— Anh hãy mang hai hay ba người đi theo. Điều tra chắc chắn xem Jeanne Lớn còn sống tại phố Lepic không. Anh có thể tìm thấy Bianchi trong phòng nó đấy. Nếu không thấy thằng Bianchi, thì bắt con Jeanne Lớn nói cho biết nó ở đâu. Anh phải thận trọng, có thể đánh nhau đấy.
Gã Albert nghe Maigret nói nét mặt y không biểu lộ vẻ xúc động.
— Anh nói tiếp đi.
— Thanh tra còn muốn biết gì thêm nữa?
— Thằng Bianchi không thể sai bất kỳ ai sang Mỹ tìm đến Lukasek lấy tiền. Hẳn tên Ba Lan này đã nhận được chỉ thị, đòi cô gái đưa chứng minh thư cho xem.
Gã Albert không trả lời vì lý lẽ đã quá rõ ràng.
— Vì vậy anh đợi cô gái tìm đến tiệm Pickwick's?
— Chúng tôi không có ý định giết cô ta.
Gã ngạc nhiên thấy thanh tra Maigret tra lời:
— Tôi tin anh nói thật.
Bọn chúng đều là những tên nhà nghề, vì vậy chúng không muốn mạo hiểm một cách không cần thiết. Chúng cốt sao lấy được tấm chứng minh thư của Louise Laboine, và sau khi đoạt được, chúng sẽ kiếm giấy thông hành cho một tên đồng loã giả dành cô gái.
— Lúc đó Bianchi có mặt trong tiệm chứ?
— Vâng.
— Cô gái không bóc thư xem mà bỏ đi ngay?
— Vâng.
— Ông trùm của anh cho xe hơi đậu ngoài cửa tiệm?
— Vâng, tên Tatoué cầm lái. Tôi nói tiếp được chứ?
— Louise bị theo dõi?
— Mãi sau này khi chúng kể lại, tôi mới biết, lúc đó tôi không có mặt. Sau khi xảy ra sự việc, tên Tatoué đâm hoảng, đã bỏ trốn. Nhưng tôi khuyên các ông đừng tìm nó ở Paris, mất thời giờ vô ích.
— Nó bỏ trốn đi Marseille?
— Có thể lắm.
— Chắc chúng có ý định đoạt cái ví xách tay của cô gái?
— Vâng. Thoạt tiên chúng cho xe vượt quá, đợi cô gái tới ngang tầm, Bianchi mới nhảy ra khỏi xe. Lúc đó đường phố vắng người. Tên Bianchi vồ lấy cái ví xách, không ngờ rằng cái ví xách lại có một sợi dây xích xoắn xung quanh cổ tay cô gái làm cô ta ngã khuỵu xuống. Nó đánh vào mặt khi thấy cô gái định há miệng kêu. Có lẽ lúc ấy cô ta đã túm chặt lấy Bianchi, gọi người cầu cứu, nên nó rút dùi cui trong túi ra, đánh vào mặt.
— Anh bịa ra câu chuyện về tên Mỹ thứ hai, cốt để tống khứ được lão Lognon đi phải không?
— Vâng, lão Malgracieux bị tôi bịp cho. Nhưng ở địa vị tôi thử hỏi thanh tra sẽ làm gì khác hơn được?
Dẫu sao thì Lognon vẫn đi trước Trung tâm Cảnh sát trong phần lớn cuộc điều tra. Nếu lão chịu khó đặt mình vào tâm trạng Louise Laboine thì lão đã thành công, cái thành công mà chính lão chờ đợi từ bao lâu nay, đến nỗi lão không dám tin vào điều đó nữa.
Lúc này, khi đi trên con tàu từ Bruxelles trở về Paris, lão đang suy nghĩ những gì? Hơn lúc nào hết, lão cảm thấy toàn thế giới liên kết chống lại lão, nên có thể lão đang nguyền rủa cái số phận hẩm hiu của mình. Lão không phạm một sai lầm kỹ thuật nào, và không có một lớp đào tạo nào dạy người làm công tác điều tra phải đặt mình vào địa vị một cô gái bị bà mẹ nửa rồ nửa dại nuôi nấng tại Nice.
Từ bao năm trời, Louise cố tình tìm một chỗ đứng trong cuộc sống nhưng không thành công, vì thế giới đó làm cô hoang mang và ngỡ ngàng. Cô đã bám một cách tuyệt vọng vào người đầu tiên gặp gỡ, nhưng đã bị người đó bỏ rơi trong cơn hoạn nạn. Còn lại một mình, cô dốc hết sức để đương đầu với một thế giới đối kháng và cố tìm cách học các qui luật của trò chơi.