Có hai hình thức dịch, đó là biên dịch (translation) và phiên dịch (dịch miệng) (oral interpretation). Biên dịch sử dụng chữ viết làm công cụ (written language), phiên dịch sử dụng ngôn ngữ nói (spoken language). Nói đến dịch thuật, người ta thường liên tưởng đến dịch viết mà quên đi tầm quan trọng của phiên dịch. Thật ra, phiên dịch thường khó hơn biên dịch và được ứng dụng mọi lúc mọi nơi trong mọi tình huống của cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như từ những chuyến tham quan có sự hiện diện của những người nước ngoài đến những buổi tiếp khách quốc tế, các hội nghị trang trọng có nội dung về kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục đều nằm trong phạm vi công việc của một phiên dịch viên.
Khi biên dịch, nếu gặp phải một câu (sentence) hay một thành ngữ (idiomatic expression) không biết, chúng ta có thể tham khảo các loại tư liệu và thậm chí có thể đi hỏi người khác, ngoài ra chúng ta còn có thể chỉnh sửa bài dịch bất cứ lúc nào. Trong khi đó, công việc phiên dịch không dễ dàng như vậy. Khi người nói (speaker) vừa nói xong, phiên dịch viên phải lập tức phiên dịch ngay, không có thời gian để chọn lựa từ ngữ hay câu văn cho bóng bẩy. Khi gặp phải những từ ngữ không hiểu rõ, cùng lắm chỉ có thể nói với người nói một câu Pardon me! để yêu cầu người ấy lặp lại hay nói rõ hơn, ngoài ra không còn cách nào khác. Nếu phải làm công việc phiên dịch đồng thời (simultaneous interpretation) trong một hội nghị thì ngay cả câu Pardon me! chúng ta cũng không có cơ hội để nói.
Là một phiên dịch viên (còn gọi là thông dịch viên interpreter, khác với translator), trước hết chúng ta phải biết được những ưu điểm (strong points) và khuyết điểm (weak points) của mình. Vì tiếng mẹ đẻ của chúng ta là tiếng Việt và đó cũng là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày nên khả năng sử dụng và xử lý tiếng Việt có lẽ không thành vấn đề, đồng thời khả năng truyền đạt ý nghĩ, tư tưởng tương đối không gặp khó khăn nhiều. Đây chính là ưu điểm của chúng ta trong công việc phiên dịch. Ngược lại, tiếng Anh là ngoại ngữ của chúng ta, trong quá trình học có thể chúng ta không nắm vững các quy tắc ngữ pháp, ngữ điệu, cách phát âm và từ vựng (từ trang trọng, từ thân mật, từ lóng ...), v.v..., nên đây có lẽ là khuyết điểm của chúng ta. Do đó, một phiên dịch viên phải cố gắng tiếp thu càng nhiều tri thức về tiếng Anh càng tốt (vận dụng năm kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết và phiên dịch). Ngoài ra, chúng ta còn phải tận dụng cơ hội đặt mình vào những tình huống nói tiếng Anh thực tế, thực hành nói những câu tiếng Anh có các cách diễn đạt khác nhau, để khi thật sự làm công việc phiên dịch, chúng ta có thể có phản ứng nhanh.
Khi biên dịch, nếu gặp phải một câu (sentence) hay một thành ngữ (idiomatic expression) không biết, chúng ta có thể tham khảo các loại tư liệu và thậm chí có thể đi hỏi người khác, ngoài ra chúng ta còn có thể chỉnh sửa bài dịch bất cứ lúc nào. Trong khi đó, công việc phiên dịch không dễ dàng như vậy. Khi người nói (speaker) vừa nói xong, phiên dịch viên phải lập tức phiên dịch ngay, không có thời gian để chọn lựa từ ngữ hay câu văn cho bóng bẩy. Khi gặp phải những từ ngữ không hiểu rõ, cùng lắm chỉ có thể nói với người nói một câu Pardon me! để yêu cầu người ấy lặp lại hay nói rõ hơn, ngoài ra không còn cách nào khác. Nếu phải làm công việc phiên dịch đồng thời (simultaneous interpretation) trong một hội nghị thì ngay cả câu Pardon me! chúng ta cũng không có cơ hội để nói.
Là một phiên dịch viên (còn gọi là thông dịch viên interpreter, khác với translator), trước hết chúng ta phải biết được những ưu điểm (strong points) và khuyết điểm (weak points) của mình. Vì tiếng mẹ đẻ của chúng ta là tiếng Việt và đó cũng là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày nên khả năng sử dụng và xử lý tiếng Việt có lẽ không thành vấn đề, đồng thời khả năng truyền đạt ý nghĩ, tư tưởng tương đối không gặp khó khăn nhiều. Đây chính là ưu điểm của chúng ta trong công việc phiên dịch. Ngược lại, tiếng Anh là ngoại ngữ của chúng ta, trong quá trình học có thể chúng ta không nắm vững các quy tắc ngữ pháp, ngữ điệu, cách phát âm và từ vựng (từ trang trọng, từ thân mật, từ lóng ...), v.v..., nên đây có lẽ là khuyết điểm của chúng ta. Do đó, một phiên dịch viên phải cố gắng tiếp thu càng nhiều tri thức về tiếng Anh càng tốt (vận dụng năm kỹ năng là nghe, nói, đọc, viết và phiên dịch). Ngoài ra, chúng ta còn phải tận dụng cơ hội đặt mình vào những tình huống nói tiếng Anh thực tế, thực hành nói những câu tiếng Anh có các cách diễn đạt khác nhau, để khi thật sự làm công việc phiên dịch, chúng ta có thể có phản ứng nhanh.