Nhìn chung, con người thường rơi vào một trong hai nhóm sau: hoặc thuộc nhóm người tốt bụng, biết quan tâm đến người khác nhưng không thể làm cho các ý định của mình trở thành hiện thực; hoặc thuộc nhóm người ích kỷ, nhẫn tâm, không tôn thờ một giá trị đạo đức nào nhưng lại có thể tạo nên những điều phi thường.
Bạn hãy nhớ lại thời trung học. Có thể thời gian đã trôi qua lâu lắm rồi, nhưng bạn chỉ cần hồi tưởng trong một phút thôi. Ai từng hẹn hò với những nữ sinh đáng yêu nhất? Chẳng phải đó thường là những anh chàng cục mịch, hung hăng với cách cư xử thô lỗ nhất hay sao? Trái lại, những cậu học trò tử tế, tốt bụng và chu đáo nhất thì chẳng tìm được cô bạn gái nào. Và ai đã hẹn hò với những chàng trai sáng giá nhất? Nếu không phải là những cô nàng có nguyên tắc sống khá lỏng lẻo thì còn ai nữa?
Qua báo chí, bạn cũng biết đến rất nhiều người tham lam, vô đạo đức ở những công ty lớn như Tyco International, Arthur Andersen và Enron, sau khi dựa vào quyền lực của mình để dễ dàng kiếm được những khoản tiền khổng lồ một cách phi pháp đã bị kết án gian lận và cuối cùng sa vào vòng lao lý. Đáng buồn là họ không hề động lòng trắc ẩn trước tình cảnh khốn đốn của các nạn nhân do tội lỗi của họ gây ra. Hay các nhà quản lý cao cấp trong ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá luôn cố tìm cách chối bỏ những tác động xấu của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng. Và thêm biết bao nhiêu câu chuyện bi hài đả kích một số người, vốn mang trọng trách cầm cân nảy mực, nhưng lại mờ mắt trước đồng tiền đến mức đặt lợi ích cá nhân cao hơn công lý.
Chúng ta thường nghe câu: “Người tốt luôn về đích sau cùng”. Những người có trái tim bao dung dường như không bao giờ nhận được những điều họ mong muốn, trong khi những kẻ thô lỗ lại luôn thỏa chí. Bi kịch là nhiều người trong chúng ta chấp nhận mô thức này như một lẽ thường tình của cuộc sống và xem đó là cách hành xử có thể chấp nhận được. Đa phần chúng ta có xu hướng tin rằng những người nhân từ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không thể tạo ra tầm ảnh hưởng lớn, hoặc không nhận được những vinh dự mà họ hoàn toàn xứng đáng.
Trong thâm tâm, chúng ta không tin rằng những người nhân từ có thể tạo ra sự khác biệt hữu hình. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, chứ không chỉ xảy ra ở riêng một quốc gia nào. Đó là lý do tại sao nạn tham nhũng lại hoành hành ở những nước đang phát triển. Có vẻ những kẻ ích kỷ, với tư tưởng cá lớn nuốt cá bé thường nhanh tay “hớt” được “lớp váng béo bở” và nhờ đó hưởng thụ một cuộc sống xa hoa nhất. Nhiều người tin rằng phải tranh giành, thậm chí thể hiện thái độ hung hăng và bất chấp thủ đoạn, mới chiếm được những thứ tốt nhất. Tôi viết quyển sách này để giúp bạn biết rằng chính bạn có thể là một người tiên phong và có ảnh hưởng trong giới kinh doanh hoặc chính trị, có khả năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và hưởng thụ tinh hoa cuộc sống, trong khi vẫn là một người biết quan tâm, chia sẻ. Bạn có thể tìm thấy ví dụ về những người như vậy trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi nền văn hóa và mọi tầng lớp xã hội, nổi bật nhất là Tướng Robert E. Lee, nhà lãnh đạo phe Liên minh trong cuộc Nội chiến Mỹ; hoặc Saladin, chiến binh Hồi giáo trong cuộc Thập tự chinh ở thế kỷ thứ 12; hoặc Nelson Mandela, nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cựu tổng thống Nam Phi. Chính bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành một trong những người mà tôi gọi là “chiến binh nhân từ”.
Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh này từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868. Họ nổi tiếng là những chiến binh quả cảm được kính trọng nhất thời đó vì sự khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống. Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ - sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo[1] - nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân.
Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay con đường của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tôi đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội.
Với sự cân bằng như vậy trong phẩm chất và lối sống, tôi tin rằng bạn có thể xây dựng được những mối quan hệ tuyệt vời, vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, đạt được những thành công về tài chính, đồng thời giúp đỡ người khác một cách có ý nghĩa, trong khi vẫn cảm nhận rõ rệt sự thỏa mãn từ bên trong con người mình. Trạng thái cân bằng ấy có lẽ là sự kết hợp hoàn hảo nhất nhờ hòa quyện được niềm vui từ thành công bên ngoài xã hội với cảm giác bình an từ sâu thẳm tâm hồn.
Tôi muốn quyển sách này tạo ra sự cộng hưởng trong bạn, thúc giục bạn biến suy nghĩ thành hành động một cách quyết liệt. Dù bạn mong muốn thành công ở lĩnh vực nào, quyển sách này cũng có thể trở thành cuốn cẩm nang hướng dẫn bạn nắm bắt khái niệm sống là để giúp người khác thành công. WorldCom, Arthur Andersen và Enron có thể sẽ vẫn là những tập đoàn phát đạt, nếu các nhà lãnh đạo của họ đọc được quyển Tinh thần samurai trong thế giới phẳng này và áp dụng những giá trị trong đó vào môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Cảm giác phấn khích có thể tạo đà cho những tiến bộ ban đầu, nhưng bản sắc mới là điều duy nhất tồn tại lâu dài. Thử nêu tên một công ty, một đất nước, hoặc một cá nhân không có bản sắc, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy đó chỉ là một thực thể hết sức phù du. Chúng ta đang phải chứng kiến việc bản sắc bị bào mòn. Tiến trình đó có thể chậm rãi, âm thầm như nước chảy trên nền đá, song tác động của nó lại dữ dội như một vụ lở bùn có thể đẩy con người đến chỗ diệt vong.
Bạn hãy nhớ lại thời trung học. Có thể thời gian đã trôi qua lâu lắm rồi, nhưng bạn chỉ cần hồi tưởng trong một phút thôi. Ai từng hẹn hò với những nữ sinh đáng yêu nhất? Chẳng phải đó thường là những anh chàng cục mịch, hung hăng với cách cư xử thô lỗ nhất hay sao? Trái lại, những cậu học trò tử tế, tốt bụng và chu đáo nhất thì chẳng tìm được cô bạn gái nào. Và ai đã hẹn hò với những chàng trai sáng giá nhất? Nếu không phải là những cô nàng có nguyên tắc sống khá lỏng lẻo thì còn ai nữa?
Qua báo chí, bạn cũng biết đến rất nhiều người tham lam, vô đạo đức ở những công ty lớn như Tyco International, Arthur Andersen và Enron, sau khi dựa vào quyền lực của mình để dễ dàng kiếm được những khoản tiền khổng lồ một cách phi pháp đã bị kết án gian lận và cuối cùng sa vào vòng lao lý. Đáng buồn là họ không hề động lòng trắc ẩn trước tình cảnh khốn đốn của các nạn nhân do tội lỗi của họ gây ra. Hay các nhà quản lý cao cấp trong ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá luôn cố tìm cách chối bỏ những tác động xấu của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng. Và thêm biết bao nhiêu câu chuyện bi hài đả kích một số người, vốn mang trọng trách cầm cân nảy mực, nhưng lại mờ mắt trước đồng tiền đến mức đặt lợi ích cá nhân cao hơn công lý.
Chúng ta thường nghe câu: “Người tốt luôn về đích sau cùng”. Những người có trái tim bao dung dường như không bao giờ nhận được những điều họ mong muốn, trong khi những kẻ thô lỗ lại luôn thỏa chí. Bi kịch là nhiều người trong chúng ta chấp nhận mô thức này như một lẽ thường tình của cuộc sống và xem đó là cách hành xử có thể chấp nhận được. Đa phần chúng ta có xu hướng tin rằng những người nhân từ không bao giờ kiếm được nhiều tiền, không thể tạo ra tầm ảnh hưởng lớn, hoặc không nhận được những vinh dự mà họ hoàn toàn xứng đáng.
Trong thâm tâm, chúng ta không tin rằng những người nhân từ có thể tạo ra sự khác biệt hữu hình. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, chứ không chỉ xảy ra ở riêng một quốc gia nào. Đó là lý do tại sao nạn tham nhũng lại hoành hành ở những nước đang phát triển. Có vẻ những kẻ ích kỷ, với tư tưởng cá lớn nuốt cá bé thường nhanh tay “hớt” được “lớp váng béo bở” và nhờ đó hưởng thụ một cuộc sống xa hoa nhất. Nhiều người tin rằng phải tranh giành, thậm chí thể hiện thái độ hung hăng và bất chấp thủ đoạn, mới chiếm được những thứ tốt nhất. Tôi viết quyển sách này để giúp bạn biết rằng chính bạn có thể là một người tiên phong và có ảnh hưởng trong giới kinh doanh hoặc chính trị, có khả năng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và hưởng thụ tinh hoa cuộc sống, trong khi vẫn là một người biết quan tâm, chia sẻ. Bạn có thể tìm thấy ví dụ về những người như vậy trong suốt chiều dài lịch sử, ở mọi nền văn hóa và mọi tầng lớp xã hội, nổi bật nhất là Tướng Robert E. Lee, nhà lãnh đạo phe Liên minh trong cuộc Nội chiến Mỹ; hoặc Saladin, chiến binh Hồi giáo trong cuộc Thập tự chinh ở thế kỷ thứ 12; hoặc Nelson Mandela, nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, cựu tổng thống Nam Phi. Chính bạn cũng hoàn toàn có thể trở thành một trong những người mà tôi gọi là “chiến binh nhân từ”.
Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh này từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868. Họ nổi tiếng là những chiến binh quả cảm được kính trọng nhất thời đó vì sự khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống. Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ - sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo[1] - nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân.
Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay con đường của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tôi đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội.
Với sự cân bằng như vậy trong phẩm chất và lối sống, tôi tin rằng bạn có thể xây dựng được những mối quan hệ tuyệt vời, vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, đạt được những thành công về tài chính, đồng thời giúp đỡ người khác một cách có ý nghĩa, trong khi vẫn cảm nhận rõ rệt sự thỏa mãn từ bên trong con người mình. Trạng thái cân bằng ấy có lẽ là sự kết hợp hoàn hảo nhất nhờ hòa quyện được niềm vui từ thành công bên ngoài xã hội với cảm giác bình an từ sâu thẳm tâm hồn.
Tôi muốn quyển sách này tạo ra sự cộng hưởng trong bạn, thúc giục bạn biến suy nghĩ thành hành động một cách quyết liệt. Dù bạn mong muốn thành công ở lĩnh vực nào, quyển sách này cũng có thể trở thành cuốn cẩm nang hướng dẫn bạn nắm bắt khái niệm sống là để giúp người khác thành công. WorldCom, Arthur Andersen và Enron có thể sẽ vẫn là những tập đoàn phát đạt, nếu các nhà lãnh đạo của họ đọc được quyển Tinh thần samurai trong thế giới phẳng này và áp dụng những giá trị trong đó vào môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Cảm giác phấn khích có thể tạo đà cho những tiến bộ ban đầu, nhưng bản sắc mới là điều duy nhất tồn tại lâu dài. Thử nêu tên một công ty, một đất nước, hoặc một cá nhân không có bản sắc, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy đó chỉ là một thực thể hết sức phù du. Chúng ta đang phải chứng kiến việc bản sắc bị bào mòn. Tiến trình đó có thể chậm rãi, âm thầm như nước chảy trên nền đá, song tác động của nó lại dữ dội như một vụ lở bùn có thể đẩy con người đến chỗ diệt vong.